Bắc Kinh ủi sập trường học của con người nhập cư

Theo dõi VGT trên

Thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc đang có chiến dịch rầm rộ giải tỏa nơi ở của dân nhập cư, và cuộc cưỡng chế này cũng tiến hành với hàng chục trường học của con cái của những người nhà quê lên thủ đô kiếm việc làm.

Bắc Kinh ủi sập trường học của con người nhập cư - Hình 1

ảnh minh họa

Theo báo New York Times (NYT) ngày 24.12, những ngôi trường này thường hoạt động chui, không có giấy phépthuê giáo viên cũng không có giấy phép chính thức sống và làm việc tại Bắc Kinh, giống như gia đình các học sinh của họ.

Các nhà giáo dục nói hơn chục trường đã bị đóng cửa hoặc bị giải tỏa trong năm 2017, thường chỉ sau vài ngày báo trước, khiến khoảng 15.000 đứa trẻ không còn được đi học, trong khi các em đã phải sống ngoài lề xã hội. Hầu hết các em này dưới 12 tuổi.

Ads by AdAsia

Đem xe ủi đến đuổi các cháu học nhà trẻ

Ding Fei là một tài xế xe tải, xuất thân từ vùng quê, đã tìm được trường cho cô con gái 7 tuổi. Ông nghĩ con ông đã có thể học đọc học viết, thậm chí sẽ có cơ hội trở thành bác sĩ hoặc y tá, như vợ ông kỳ vọng.

Nhưng một ngày lạnh giá tháng 11, cán bộ chính quyền thông báo với phụ huynh và giáo viên, ngôi trường không an toàn và xây trái phép.

Vài giờ sau, ngôi trường của hơn 200 học sinh gốc nhà quê bị đóng cửa, bị đánh dấu phải đập bỏ. Ông Ding nói: “Giấc mộng Trung Hoa của tôi là gia đình được sống hạnh phúc, khỏe mạnh, không phải lo nghĩ chuyện con cái được đến trường. Nhưng chính quyền không muốn chúng tôi sống ở đây”.

Gia đình Ding gồm 3 con Miaoke, 9 tuổi, Shanshan, 7 tuổi, Tianyu, 3 tuổi, hiện sống ở một khu ngoại ô nam Bắc Kinh đã bị xe ủi, ủi sập. Họ ngủ trong một phòng thuê ọp ẹp với giá 227 USD/tháng, không có máy sưởi và điện chập chờn.

Hồi cuối tháng 11, hơn chục công an viên tìm đến nhà trẻ Yingbo (phía bắc Bắc Kinh) và buộc học sinh, giáo viên phải ra về. Chính quyền nói nhà trẻ này hoạt động “chui”, và lính phòng cháy lần lượt niêm phong các lớp học.

Video đang HOT

Sau đó, nhà trẻ này mở ở nơi khác, dù các nhà giáo dục nói nhiều gia đình đã phải về quê hoặc cho con nghỉ học hẳn. Ông Wang Hai là chủ nhà trẻ, nói: “Chính quyền không bao giờ giải thích bất kỳ điều gì cho chúng tôi biết”.

Hộ khẩu làm con dân nhập cư lãnh “hậu khổ”

Chính quyền Bắc Kinh đã tổ chức chiến dịch cưỡng chế giải tỏa nơi ở của hàng triệu dân nhập cư, là những tòa nhà xây tạm, không đủ giấy tờ hợp lệ. Hàng ngàn ngôi nhà bị phá dỡ, và vùng ngoại ô thủ đô Bắc Kinh làm gợi nhớ sự tàn phá của một cuộc chiến tranh.

Chiến dịch được tổ chức với lý do “bảo đảm an toàn”, sau vụ cháy một tòa nhà cao tầng đêm 18.11 tại quận Đại Hưng (nam Bắc Kinh) khiến 19 người chết gồm 17 nạn nhân là lao động nhập cư.

Trên toàn Trung Quốc, các chiến dịch tương tự cũng diễn ra, khi người dân quê nghèo ồ ạt lên tỉnh kiếm việc làm, trở thành một gánh nặng lên cơ sở hạ tầng đô thị và dịch vụ xã hội.

Đa phần vấn nạn là Trung Quốc quản lý dân số bằng cách duy trì hệ thống hộ khẩu vốn đã có từ thời Mao Trạch Đông. Hộ khẩu khiến dân quê khó được trở thành dân thành phố, ngay cả khi họ sống và lao động ở những nơi đó. Con cái của họ cũng bị xếp nguồn gốc là dân tỉnh, dù các em chào đời ở thành phố.

Để đuổi họ về quê, chính quyền các tỉnh thành hạn chế những phúc lợi, như không được tiếp cận hệ thống chăm sóc y tế giá bình dân, hoặc không được học trường công vốn dành cho cư dân lâu năm của tỉnh thành.

Dù vậy, làn sóng nhập cư vẫn đến, vì họ muốn tìm việc làm lương cao, và họ đem theo cả gia đình. Con cái họ phải học trường tư nhân vốn thu học phí rẻ, dẫn đến chất lượng giảng dạy kém, không đủ kinh phí hoạt động và cơ sở hạ tầng xuống cấp, giáo viên thường kém trình độ.

Hiện có hơn 200 triệu dân sống ở các thành phố Trung Quốc, gồm 38 triệu trẻ con vốn phải đối mặt với những trở ngại để được học tập đầy đủ, theo các nhà phân tích nhận định.

Tại Bắc Kinh, có một mạng lưới hơn 100 trường tư dạy hàng trăm ngàn học sinh là con dân nhập cư. Theo NYT, chính quyền không công bố con số chính xác.

Hàng năm, Bắc kinh đều đóng cửa hàng chục trường dành cho học sinh nhập cư. Nhưng chiến dịch cưỡng chế giải tỏa hiện nay làm rất căng, không chỉ nhắm đến các trường dã chiến, mà còn chĩa cả vào các trường đã lập được tên tuổi.

Các học giả nói những vụ đóng cửa trường này là “đòn đánh tê liệt” một bộ phận quần chúng vào lúc nền kinh tế Trung Quốc chuyển hướng sang các công nghệ kỹ thuật cao. Giáo sư Kam Wing Chan của đại học Washington, chuyên nghiên cứu sự phân hóa nông thôn-đô thị Trung Quốc, nói: “Làm thế là tiêu diệt cả một thế hệ thiếu nhi”.

Những vụ đóng cửa trường cũng làm tăng sự bất mãn. Hiện hơn 1/3 trong gần 22 triệu dân Bắc Kinh là nông dân nhập cư, và nhiều người đã bày tỏ sự giận dữ vì bị dân thủ đô khinh ghét, gọi họ là “bọn hạ lưu”. Trong khi lực lượng nhân công này làm phục vụ ở các nhà hàng, công ty giao hàng, các công trình xây dựng, tiệm bán lẻ cùng ở các xí nghiệp nhỏ.

Các học giả nói con cái người nhập cư sẽ lớn lên trong một xã hội kỳ thị như thế, và các em sẽ chỉ có thể tìm được việc làm lương thấp, không bảo đảm an toàn và thường là những việc nguy hại mà cha mẹ họ đã phải làm. Họ nói điều đó chỉ càng làm con dân nhập cư cảm thấy bị xã hội bỏ mặc và sinh ra bất mãn.

Trường Shijingshan Huangzhuang (mở năm 2005, ở phía nam Bắc Kinh) đã nhận lệnh phải đóng cửa từ tháng 1.2018, nên nhằm duy trì trường, phụ huynh của hơn 1.500 học sinh và giáo viên đã viết thư ngỏ chống lệnh.

Một phụ huynh nói: “Cơ hội học tập phải bình đẳng. Dân nhập cư chúng tôi vi phạm điều khoản luật nào cơ chứ?”.

Bà Sheng Ying, một giáo viên, nói lệnh dọa giải tỏa trường làm nhân viên trường và học sinh tuyệt vọng. Bà cho biết trong khi học sinh đang học, chính quyền đã đưa xe ủi đến trước cổng và bảo vệ trường đã ngăn lại.

Bà Sheng cũng nói chính quyền nên có nhiều giải pháp bảo đảm cuộc sống ấm no, có cơ hội học tập cho con dân nhập cư, nhất là khi Chủ tịch Tập Cận Bình đã hứa tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 rằng chính phủ sẽ chú ý nhiều hơn đến sự khốn khó của học sinh gốc nhà quê.

Bà Sheng nói: “Thật là ác. Bọn trẻ đã phải chứng kiến những cảnh tượng phá bỏ nhà ở quanh các em. Chúng tôi phải trấn an học trò và nói với các em rằng trường sẽ tồn tại”.

Các học sinh nói sẽ rất nhớ bạn học, khi các em phải cùng gia đình trở về quê. Nhiều gia đình đã sống nhiều năm ở Bắc Kinh, rất miễn cưỡng nếu phải gửi con về quê vốn thiếu trường học, bệnh viện hiện đại.

Nhà nghiên cứu Tống Ánh Tuyền ở Đại học Bắc Kinh đã phát hiện: trẻ nhập cư phải trở về quê có nguy cơ suy nhược thần kinh cao, bị ngược đãi và bị bỏ rơi, so với những trẻ đã lớn lên ở vùng quê.Việc đuổi dân nhập cư như thế là sai, ngược lại phải cho họ có cơ hội theo đuổi ước mơ của họ ở thành phố, bất kể nền tảng gia đình là gì.

Người dân nhập cư bắt đầu phản đối

Theo NYT, chính quyền Trung Quốc ngán những cuộc phản đối đông người, đã cố gắng hạn chế sự chỉ trích chiến dịch xua đuổi dân nhập cư khỏi các thành phố lớn. Cán bộ chính quyền địa phương bào chữa rằng giải tỏa các khu nhà ở để bảo vệ mỹ quan đô thị, cải thiện an ninh và loại bỏ những trường học không đạt chuẩn.

Nhưng đã có những dấu hiệu về nỗ lực chống chiến dịch. Tại tỉnh Sơn Tây, hàng trăm phụ huynh phản đối các qui định cứng ngắc đối với con dân nhập cư đăng ký đi học.

Tại trường cấp 1 Zhenbei (thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến), phụ huynh và giáo viên cáo buộc chính quyền ngược đãi thiếu nhi bằng cách khóa vòi nước nóng và cắt điện, nhằm buộc trường này phải đóng cửa.

Hiệu trưởng Xu Jiuan nói với NYT: “Như thế là tội ác. Đấy là những đứa trẻ. Bạn cắt điện nước của các em, thì bạn muốn các em cảm nhận thế nào? Các em sẽ nghĩ gì về tổ quốc khi các em trưởng thành?”.

Theo Một Thế Giới

New Zealand: Không học sinh, trường vẫn mở cửa

Năm năm qua, trường Tuturumuri ở Wairarapa, New Zealand có 22 học sinh. Hiện nay, không còn em nào. Tuy nhiên, trường học xác định vẫn mở cửa.

New Zealand: Không học sinh, trường vẫn mở cửa - Hình 1

ảnh minh họa

Chủ tịch hội đồng quản trị, Mike Firth, cho biết số học sinh giảm dần do hầu hết những người ở các nông trại lớn tuổi, không còn sinh sản nữa, do ngành lâm nghiệp ở địa phương bên cạnh cạnh tranh với các nông trại tuyển dụng người và do cha mẹ đưa con cái đến Martinborough, nơi họ làm việc.

Thay vì đóng cửa, trường học đang đấu tranh để tồn tại nhờ số tiền dành dụm được. Trường phải trả lương cho 3 nhân viên trong học kỳ đầu của năm tới để trông chờ học sinh ghi danh vào học.

Nếu không có học sinh đăng ký, lựa chọn khác của trường là mua một chiếc xe bus để đưa đón học sinh từ Martinborough, cách đó 1 giờ đi xe.

Theo các giáo viên, học sinh vào học ở trường sẽ thích thú với tỷ lệ giáo viên- học sinh thuộc hàng lý tưởng nhất nước, một hồ bơi trong nhà và tốt nhất về kỹ thuật.

Theo Giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mêMỹ nhân phim Việt giờ vàng hot rần rần vì tạo hình xấu nhất sự nghiệp, diễn "duyên dễ sợ" khiến ai cũng mê
06:03:01 22/12/2024
Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'Sao Việt 22/12: Thanh Hằng trêu đùa ông xã, Hoa hậu Ý Nhi xinh đẹp sau 'dao kéo'
07:17:20 22/12/2024
Từng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối nămTừng dao kéo biến dạng, "thái tử phi đỉnh nhất màn ảnh Hàn" lột xác ảo diệu trên sân khấu cuối năm
06:55:23 22/12/2024
HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!HOT: Quỳnh Nga đăng quang Á hậu 2 và giành 3 giải ở Miss Charm 2024!
06:14:12 22/12/2024
Sự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCMSự thật về vụ Phương Lan được gia đình Phan Đạt tặng 1 căn nhà ở TP.HCM
06:45:47 22/12/2024
Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"Kỳ Duyên nói 1 câu cực gắt trong phim Trấn Thành mà gây bão MXH, khiến cả tlinh cũng bị "réo gọi"
07:07:16 22/12/2024
Hoa hậu Thùy Tiên hốt hoảng giật mình ngay giữa sự kiện, zoom cận khoảnh khắc trước đó mới bất ngờHoa hậu Thùy Tiên hốt hoảng giật mình ngay giữa sự kiện, zoom cận khoảnh khắc trước đó mới bất ngờ
06:52:12 22/12/2024
Phim Hàn có độ hot tăng 425% lập kỷ lục chưa từng thấy, nữ chính "điên nhất năm" cười cũng khiến netizen hú hồnPhim Hàn có độ hot tăng 425% lập kỷ lục chưa từng thấy, nữ chính "điên nhất năm" cười cũng khiến netizen hú hồn
06:03:33 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơ

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Tòa yêu cầu bổ sung hồ sơ

Tin nổi bật

09:14:20 22/12/2024
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, chủ tờ vé số trúng thưởng 2 tỷ đồng nhưng bị từ chối trả thưởng cho biết, bà mới nhận được thông báo của tòa yêu cầu cần phải bổ sung giấy chứng nhận độc thân.
Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Tổng thống Biden sẽ gặp Giáo hoàng Francis trước lễ nhậm chức của ông Trump

Thế giới

09:11:05 22/12/2024
Sáng 20.12 (giờ Việt Nam), Nhà Trắng cho biết Tổng thống Biden hôm 19.12 đã điện đàm với Giáo hoàng Francis và nhận lời mời thăm Vatican vào tháng sau.
Khám phá thung lũng Ba Khan

Khám phá thung lũng Ba Khan

Du lịch

09:10:23 22/12/2024
Nếu muốn được hòa mình cùng thiên nhiên kỳ vĩ, hoang sơ, ít ồn ào của đám đông, Ba Khan (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình) chính là lựa chọn dành cho bạn.
Cách làm món gà Tây nướng Giáng sinh đơn giản với hương vị cực ngon

Cách làm món gà Tây nướng Giáng sinh đơn giản với hương vị cực ngon

Ẩm thực

09:10:10 22/12/2024
Món gà Tây nướng này sẽ khiến Giáng sinh thêm ý nghĩa và ấm cúng hơn rất nhiều. Hãy tham khảo ngay cách làm dưới đây nhé!
Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm

Tóc Tiên chiến thắng áp đảo, 'hạ gục' Thiều Bảo Trâm

Tv show

08:29:13 22/12/2024
Tóc Tiên tiếp tục là chị đẹp nổi bật nhất công diễn 4 Chị đẹp đạp gió 2024 , cô có chiến thắng cách biệt trước Thiều Bảo Trâm và giành lấy 2.200 điểm hoa sóng.
SBS Drama Awards 2024: Park Shin Hye gây sốt MXH vì 1 khoảnh khắc, Daesang danh giá thuộc về cái tên không ai dám cãi

SBS Drama Awards 2024: Park Shin Hye gây sốt MXH vì 1 khoảnh khắc, Daesang danh giá thuộc về cái tên không ai dám cãi

Hậu trường phim

08:26:46 22/12/2024
Giành hai giải thưởng lớn nhưng thực tế Park Shin Hye lại thua đau trước Jang Nara ở bảng đề cử cho chiếc cúp Daesang danh giá.
Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Hai lý do khiến rươi ngon nhưng dễ mang họa

Sức khỏe

07:56:00 22/12/2024
Rươi là món ăn nổi tiếng ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Đây là món ăn hiếm và đắt đỏ từ 400.000-500.000 đồng/kg. Rươi được cho là đặc sản vì một năm chỉ có 1 mùa.
Khoảnh khắc bóc trần tài năng thật sự của dàn Anh Trai Say Hi

Khoảnh khắc bóc trần tài năng thật sự của dàn Anh Trai Say Hi

Nhạc việt

07:13:45 22/12/2024
Ở demo gốc, Hào Quang có giai điệu khá... ngang, cùng yêu cầu kết hợp vũ đạo đương đại đã khiến các Anh Trai nhăn mặt .
Phát hiện 'đường hầm' bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác

Phát hiện 'đường hầm' bí ẩn, kết nối hệ mặt trời với các thế giới khác

Lạ vui

07:09:27 22/12/2024
Một đội ngũ chuyên gia đã phát hiện đường hầm liên sao đầy bí ẩn, cho phép kết nối hệ mặt trời với những ngôi sao xa xôi của vũ trụ, theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics.
Ahn Jae Hyun dự tái hôn sau 5 năm ly dị ồn ào với Goo Hye Sun?

Ahn Jae Hyun dự tái hôn sau 5 năm ly dị ồn ào với Goo Hye Sun?

Sao châu á

06:41:24 22/12/2024
Trước nghi vấn về chuyện tái hôn, Ahn Jae Hyun không lên tiếng. Hiện tại, anh đang tích cực trở lại làng giải trí sau quãng thời gian đóng băng hoạt động vì vụ ly hôn ồn ào.
Khởi tố 2 đối tượng mua bán trẻ sơ sinh

Khởi tố 2 đối tượng mua bán trẻ sơ sinh

Pháp luật

06:26:29 22/12/2024
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tuyên Quang phát hiện vụ việc cho nhận con nuôi có dấu hiệu nghi vấn của tội phạm để hưởng lợi bất chính.