Bắc Kinh khử trùng 276 chợ thực phẩm
Bắc Kinh hôm qua đã khử trùng 276 chợ nông sản, đóng cửa 11 chợ cóc, nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 bùng phát.
Từ ngày 12/6, Bắc Kinh liên tục ghi nhận ca nhiễm Covid-19 mới liên quan tới chợ đầu mối Tân Phát Địa. Hôm nay, Bắc Kinh báo cáo thêm 31 người nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm lên 137. Thành phố tăng cảnh báo Covid-19 lên cấp hai, mức cao thứ hai trong thang cảnh báo 4 cấp, biểu thị mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch.
Hiện Trung Quốc chưa đưa ra bất cứ kết luận nào liên quan đến nguồn gốc và đường lây nhiễm của đợt bùng phát ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, các chuyên gia dịch tễ cho rằng virus xuất phát từ thực phẩm nhập khẩu tại các quốc gia đang bùng dịch, hoặc từ thương lái ở tỉnh khác đến.
Chính quyền tăng cường phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng. Các tình nguyện viên Đội Giải cứu Thiên thanh Bắc Kinh phun thuốc khử trùng 276 chợ đầu mối và đóng cửa 11 chợ cóc, Chen Yankai, phó giám đốc văn phòng giám sát thị trường thành phố, nói.
Trong ảnh, nhân viên cơ quan quản lý thị trường quận Phong Đài đang kiểm tra nhà bếp một nhà hàng ở Bắc Kinh. Hơn 33.000 nhà cung cấp dịch vụ ăn uống cũng đã được khử trùng.
Nhân viên quản lý thị trường kiểm tra hồ sơ xuất nhập khẩu các mặt hàng tại chợ thực phẩm Yuege. Các địa điểm như bãi gửi xe, đường phố, khu công cộng được đội tình nguyện phun khử trùng, khử khuẩn. Các điểm công cộng như thư viện, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật và công viên vẫn mở cửa nhưng giới hạn thời gian và số lượng người ra vào. Du lịch liên tỉnh bị cấm. Hai sân bay quốc tế ở Bắc Kinh dừng dịch vụ bay tới tỉnh khác.
Các khu chợ nông sản được kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc. Giới chức y tế đã thiết lập 24 trạm thử ở quận Phong Đài. Dự kiến ít nhất 46.000 cư dân sinh sống gần khu chợ Xinfadi – ổ dịch mới của thành phố, được xét nghiệm axit nucleic. Thêm 7 khu dân cư đã bị phong tỏa.
Video đang HOT
Đợt bùng phát Covid-19 khiến Bắc Kinh trở thành ổ dịch nghiêm trọng nhất Trung Quốc kể từ tháng hai. Người dân đang chuẩn bị quay lại cuộc sống bình thường phải đối mặt lại với tình trạng căng thẳng mà họ trải qua 4 tháng trước đó.
Giới chức y tế gõ cửa từng nhà, yêu cầu công dân khai báo có từng đến chợ Tân Phát Địa hoặc tiếp xúc với người đã ghé qua đây hay không. Cư dân được khuyến cáo tránh ra khỏi thành phố. Những người sinh sống trong khu vực có mức độ cảnh báo cao và trung bình, cũng như những người liên quan tới chợ Tân Phát Địa, đều bị cấm rời khỏi Bắc Kinh.
Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực chạy đua để khống chế sự lây lan của nCoV, tránh xảy ra làn sóng thứ hai.
“Ba ngày tới là thời điểm quan trọng và quyết định với Bắc Kinh, khi những người đã nhiễm virus từ chợ Tân Phát Địa có thể biểu hiện triệu chứng”, tiến sĩ Wu Zunyou, chuyên gia Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) nói.
Khu cách ly dịch virus corona ở Bắc Kinh không khác gì khách sạn
Đó là nhận xét của những người đến tập trung cách ly phòng virus corona tại khu Hải Điện (Haidian) và khu Phong Đài (Fengtai) ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ngày 21 tháng 2, phóng viên của tờ Tin tức Bắc Kinh đã tới hai khu tập trung Theo dõi cách ly này để thăm các hoạt động hàng ngày nơi đây.
Xe cấp cứu 120 đưa người nghi nhiễm virus corona tới khu cách ly Theo dõi Hải Điện
Các nhân viên của khu cách ly Hải Điện cho biết, sau khi điều tra xác nhận tình hình, cơ quan thẩm quyền sẽ liên hệ với người bị nghi nhiễm virus corona. Với sự đồng ý của họ, họ sẽ được xe cấp cứu 120 chở tới trung tâm cách ly và Theo dõi trong14 ngày. Ngoài ra, ở đây cũng thiết lập một địa điểm cách ly riêng cho những người xác định dương tính với virus Corona nhưng chưa đủ tiêu chí nhập viện.
Điểm cách ly Theo dõi Hải Điện nằm dưới chân núi Phong Hoàng, vốn được cải tạo từ một khách sạn nhỏ. Trung tâm này mở cửa ngày 29 tháng 1 và có sức chứa 110 người. Ngoài 62 nhân viên ban đầu của khách sạn, trung tâm còn cử hơn 40 người làm việc trong các lớp học đặc biệt bao gồm ủy ban y tế quận, kiểm soát dịch bệnh, an ninh công cộng và các phòng ban khác.
Nhân viên y tế chuẩn bị thẻ ra vào cho người mới đến.
Để giảm bớt căng thẳng cho những người được theo dõi, các nhân viên y tế gọi họ là "khách". Máy lạnh, TV, wifi và các thiết bị khác đều có sẵn trong phòng và các nhu cầu cần thiết hàng ngày được điều phối bởi nhóm làm việc. "Ngoại trừ việc không thể ra ngoài, nó không khác nhiều so với ở trong khách sạn." Một người dân nói với các phóng viên.
Nhân viên y tế sẽ theo dõi nhiệt độ và các triệu chứng của tất cả "khách" qua điện thoại mỗi ngày và làm nhiệm vụ 24 giờ một ngày. Mọi bất thường sẽ được báo cáo kịp thời. Đồng thời, họ rất chú ý đến sức khỏe tinh thần của "khách" và cung cấp tư vấn tâm lý kịp thời.
Ba bữa ăn mỗi ngày cho "khách" sẽ được chuyển đến cửa
Nhân viên đặt bữa trưa cho "khách" ở lối vào của tòa nhà, nhân viên phục vụ bên trong chuyển lên cho khách, toàn bộ quá trình không có sự tiếp xúc
Sau khi đặt suất ăn lên ghế trước cửa, nhân viên gõ cửa từng phòng
Khu vực công cộng của tòa nhà đươc khử trung ba lần một ngày và nhân viên sẽ hướng dẫn "khách" lau và khử trùng phòng mỗi ngày. Tất cả chất thải sinh hoạt được coi là chất thải y tế. Khách sau khi ăn xong, sẽ bỏ hộp cơm vào trong túi nhỏ, rồi bỏ vào túi to hơn và sau cùng là cho vào hộp đem bỏ.
Túi rác và thùng rác mỗi ngày đều ghi ngày tháng cụ thể
Tương tự như điểm Theo dõi cách ly ở khu Hải Điện, khu tập trung cách ly Phong Đài mở vào ngày 28 tháng 1 cũng được chuyển đổi từ một khách sạn để tiếp nhận những người trở về Bắc Kinh nhưng không có điều kiện cách ly tại nhà. Ở đây có 55 nhân viên Theo dõi, phân bổ đều ở 3 tầng của tòa nhà. Có hơn 10 phòng được phân bổ đều ở hai bên hành lang ở mỗi tầng. Cửa đóng chặt, một chiếc ghế đôn thấp được đặt bên ngoài cửa. Bên cạnh là thùng rác có túi rác màu vàng, chứa chất thải dịch bệnh, sẽ được xử lý như chất thải y tế.
Y tá Trần Mạn Di báo cáo các hạng mục cần được bổ sung trong mỗi phòng thông qua hệ thống liên lạc nội bộ. Cô kiểm tra nhiệt độ cho công nhân xây dựng trở về Bắc Kinh từ bệnh viện Lôi Thần Sơn và yêu cầu vận động thể dục tăng cường miễn dịch
Nhân viên thường xuyên khử trùng khu vực cách ly, phân phát ba bữa ăn và chịu trách nhiệm giúp người cách ly nhận chuyển phát nhanh.
Sau khi đặt bữa ăn trước phòng, họ gõ cửa rồi rời đi
Bác sĩ trực ban gọi từng nhân viên y tế để hỏi về nhiệt độ từng người trong ngày.
Lưu Trường Phúc ban đầu là một nhân viên của khách sạn này. Sau khi khách sạn được trưng dụng, anh trở thành nhân viên vệ sinh tạm thời, tiến hành xử lý nước bẩn, khử độc hai lần một ngày.
Ngoài việc khử trùng nước thải, nhân viên y tế cũng khử trùng các hành lang của khu vực bị ô nhiễm nhiều lần trong ngày. "Miễn là có người vào, thì phải khử trùng." Thiết bị phun khử trùng không hề nhỏ. Y tá Lưu Mạn Ni khi đeo lên người chiếc máy gần như choán hết cả phần lưng của cô. Nó chứa 8L dung dịch khử trùng 84, tính thêm cả trọng lượng của thiết bị, các y tá phải cõng khoảng 10 kg máy móc đến hành lang tiến hành khử trùng trong khoảng nửa giờ.
Ngay cả những đồ được gửi đến điểm cách ly cũng được khử trùng trước khi giao cho người nhận.
Trong thùng rác bên ngoài cửa phòng là một túi rác màu vàng dành riêng cho chất thải y tế. Chất thải sinh hoạt bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh sẽ được xử lý như chất thải y tế. Tống Hải Quân ban đầu là một người dọn rác và vận chuyển rác tại Trung tâm vệ sinh Thị trấn Vương Tá. Anh tạm thời đến để hỗ trợ thu gom và xử lý các chất thải ở khu Phong Đài. Tống Hải Quân thu thập hơn 90 túi rác tạm thời mỗi ngày.
Sauk hi rác được khử trùng, sẽ được đóng trong túi rác y tế, và được chuyển ra khỏi điểm cách ly thông qua một kênh chuyên dụng. Sau khi đóng gói, chúng sẽ được xử lý bởi một công ty vận tải chuyên nghiệp. Chúng sẽ được thu gom và vận chuyển sau mỗi 1-2 ngày.
Một công dân nghi nhiễm rời khỏi điểm cách ly sau khi có xác nhận không có bệnh
Theo danviet.vn/S.S (Theo NewQQ)
Mỹ lên án Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam Mỹ lên án việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam hôm 2/4, cho rằng Trung Quốc lợi dụng dịch bệnh khẳng định yêu sách hàng hải bất hợp pháp ở Biển Đông. "Mỹ lên án vụ việc PRC (Trung Quốc) được báo cáo đâm chìm một tàu cá Việt Nam hôm 2/4. Thật đáng kinh ngạc khi Trung Quốc lợi dụng...