Bậc học phổ thông hiện có nhiều giáo viên không có khả năng ra đề thi
Cách mà họ hay sử dụng là coppy đề, xin đề nhiều nơi khác về sửa tên thành của mình mang nộp. Người này xin của người kia, người kia xin của người nọ.
Câu chuyện đề thi, đề trùng đề, đề giống y chang đề trên mạng hay sách tham khảo đang được nhiều bạn đọc quan tâm.
giống nhau bất thường giữa đề thi môn toán lớp 10 giống với đề thi thử của Trường THCS Nguyễn Bá Loan. (Tin 247.com)
Nhiều người đặt câu hỏi, vì sao lại có chuyện như thế? Trong khá nhiều nguyên nhân, ở bài viết này, chúng tôi chỉ làm rõ một trong những nguyên nhân chính đó là năng lực giáo viên.
Nhiều giáo viên không có khả năng ra đề thi
Nói điều này, chúng tôi cũng lấy làm xấu hổ vì sẽ có người nói rằng là soi mói, vạch áo cho người xem lưng. Thế nhưng không chỉ rõ những bất cập, tồn tại để có hướng khắc phục thì sẽ chẳng bao giờ có thể chấm dứt được những chuyện buồn trong thi cử thế này.
Thầy H. Tổ trưởng tổ Toán một trường phổ thông trung học (xin được giấu tên) cho biết: “Tổ mình có 8 giáo viên nhưng phải có đến 4 thầy cô không có khả năng ra đề kiểm tra chứ nói gì đến đề thi”.
Rồi thầy H. nói thêm, vì trình độ giáo viên như thế nên chỉ dám phân công cho dạy lớp 10. Thế mà có nhiều học sinh phản ánh con làm bài đúng cô gạch sai. Bạn làm bài sai thì cô cho đúng.
Tìm hiểu ra, vốn khả năng toán của cô hạn chế nên những bài toán trong sách cô đều giải sẵn trước khi dạy. Khi giảng, đôi khi cô còn phải nhìn giấy nên khi gọi học trò làm bài, cô cứ nhìn đáp án của mình mà chấm.
Thế nhưng, có một số học sinh nổi bật trong lớp lại không làm theo cách thông thường của cô. Các em có nhiều cách giải sáng tạo, thế là cô không đồng ý và chấm sai.
“Cô dạy kiến thức trong sách giáo khoa còn thế, thử hỏi ra đề kiểm tra có nổi không?” Rồi thầy H. kết luận: “Ngoài tổ Toán, thì tổ Lý, Hóa, Sinh cũng có khá nhiều giáo viên như vậy”.
Thầy Th. Tổ trưởng môn Ngữ Văn cũng cho biết, một số giáo viên trong tổ khi xác định các thành phần trong những câu đơn giản còn sai, dạy văn mà chưa đọc được hết các tác phẩm bắt buộc trong chương trình thì bài giảng chỉ quẩn quanh với vài đoạn trích trong sách. Trình độ như thế, liệu có ra nổi đề kiểm tra chứ nói gì đề thi?
Sao y, copy, dán đề có được đề kiểm tra là cách mà nhiều giáo viên đang sử dụng
Hiện ở các trường kể cả 3 cấp học, giáo viên phải tự ra đề kiểm tra để nộp về trường.
Video đang HOT
Không giống những đề kiểm tra thông thường trên lớp tự thầy cô ra, chấm điểm và vào sổ. Đề kiểm tra (với tiểu học là 4 -6 lần/năm học) nhưng hai bậc học còn lại ngoài đề kiểm tra học kỳ, cả năm còn liên tục có đề kiểm tra 1 tiết.
Đề nộp về trường phải ra theo ma trận bắt buộc, phải đảm bảo những yếu tố như nhận biết, thông hiểu và vận dụng cùng pa rem điểm hợp lý. Đã thế, những câu hỏi đưa ra phải hệ thống được kiến thức của cả một quá trình vừa học của học sinh.
Để ra một cái đề hoàn chỉnh, đúng yêu cầu, giáo viên ngoài sự chăm chỉ còn phải có năng lực. Vì thế, điều này là vô cùng khó với những giáo viên năng lực chuyên môn yếu.
Thế là, cách mà họ hay sử dụng là xin đề nhiều nơi khác về sửa tên thành của mình mang nộp. Người này xin của người kia, người kia xin của người nọ.
Cái đề cứ được chuyển tới chuyển lui, quay lòng vòng từ trường này qua trường khác, hoặc từ địa phương này đến địa phương khác, đôi khi còn vượt ra khỏi tỉnh thành.
Bởi thế, mới xảy ra tình trạng hai cái đề ở hai huyện thị thậm chí là hai tỉnh lại y chang nhau, kể cả giống từng lỗi chính tả, giống cả những cái sai.
Vì đâu nên nỗi?
Chất lượng giáo viên bậc học phổ thông hiện khá thấp mà nguyên nhân chủ do công tác tuyển sinh đầu vào quá thấp.
Một bộ phận giáo viên giảng dạy khoảng 20 năm có nhiều thầy cô chỉ đi học cấp tốc. Vốn dĩ lực học ở cấp 3 đã yếu (vì thi tiểu học, trung học cơ sở cũng không đỗ) nhưng vẫn đỗ cấp 3 hệ cấp tốc.
Học lực yếu lại chỉ được đào tạo ngắn hạn do tỉnh thiếu giáo viên.
Mặc dù những giáo viên này, theo thời gian cũng đã lấy bằng đại học, có người lấy bằng thạc sĩ. Thế nhưng trình độ văn hóa có được nâng lên nhưng nhận thức hình như vẫn đứng yên tại chỗ.
Một bộ phận giáo viên khác thi điểm đầu vào chỉ đạt 9-12 điểm 3 môn nhưng vẫn được nhiều trường cao đẳng, đại học tuyển vào khoa sư phạm.
Những giáo viên này sau vài năm học ra trường đi dạy chuyên môn thật vẫn luôn xếp yếu, trung bình.
Dù thế, trong số những giáo viên này “sống lâu lên lão làng” hoặc có nhiều mối quan hệ bên trên, biết ngoại giao và hợp thời lại được cất nhắc lên làm cán bộ phụ trách chuyên môn tổ.
Và chẳng hiểu sao, nhiều người trong số đó lại trở thành giáo viên cốt cán của huyện rồi tỉnh.
Với trình độ như vậy sao có thể ra đề? Sao có thể phản biện đề để biết cái gì sai, bất hợp lý? Thế là đề nào đưa ra cũng nhất trí, cũng đúng.
Và hậu quả đề giống đề, giống trên mạng, trong sách tham khảo cứ ngày một nhiều hơn là thế.
Lo cho chương trình mới
Chương trình mới người giáo viên không thể chỉ dạy kiến thức trong sách giáo khoa mà còn là người hướng dẫn, khơi gợi để học sinh tìm kiếm kiến thức một cách đa dạng. Để làm được điều đó, giáo viên phải có năng lực thật sự.
Nhưng, nghề giáo do điều kiện vật đời sống còn khó khăn chưa thể hút được học sinh giỏi vào nhàng mà tuyển sinh vẫn theo lối cũ “vơ bèo, vạt tép.
Với trình độ như vậy, quả thật đáng lo khi chương trình mới ở bậc trung học đưa vào giảng dạy
Phan Tuyết
Theo giaoduc.net
Ra đề thi vất vả lắm!
Người ra đề phải có năng lực, năng khiếu, có lòng đam mê với bộ môn, phải có kiến thức sâu và rộng... Nếu làm qua loa, không chịu đào sâu suy nghĩ thì không nên.
Đọc một số bài phản ánh ở một số nơi về việc ra đề Ngữ văn trong các kỳ thi trùng nhau hoặc lấy đề từ trên mạng về (chắc để khỏi mất công suy nghĩ) nên gây ra nhiều bức xúc trong đội ngũ giáo viên.
Là một người từng được giao nhiệm vụ ra đề thi của tỉnh trong suốt 12 năm làm chuyên viên (1992- 2004), tôi thấy việc ra đề thi các môn (trong đó có môn Ngữ văn) không hề đơn giản như nhiều người thường quan niệm.
Đề thi tự luận (Ảnh minh họa trên website Cao đẳng Y tế thành phố Hồ Chí Minh).
Đối với đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở (hồi đó còn thi), trước đó một tháng, tôi xin phép lãnh đạo cho đi khảo sát một số trường vùng sâu, vùng xa và một số trường thuộc thành phố, thị xã bằng cách dự giờ, tham khảo, trò chuyện tình hình học tập bộ môn với giáo viên...
Có khi còn xin giáo viên cho xem bài ghi của các em sau mỗi tiết học để nắm được khả năng tiếp nhận kiến thức của các em như thế nào.
Có như vậy mình mới nắm được tình hình dạy và học bộ môn cũng như khả năng, trình độ học tập của các em ở các địa bàn khác nhau. Từ đó, mới định hướng được dung lượng kiến thức để đưa vào đề thi sắp tới.
Tiếp đó, với sự chuẩn bị trước sẽ là phần ra đề chính thức, đề dự bị (dự phòng "trục trặc kỹ thuật" để sử dụng) với quá trình "lao tâm khổ tứ" đòi hỏi tính vừa sức, tính chính xác, tính khoa học và tính sư phạm.
Có khi phải sửa đi sửa lại mấy lần câu chữ, cách dùng từ vì nếu diễn đạt khó hiểu hoặc từ ngữ gây cho học sinh hiểu khác, hiểu lệch cũng không được.
Khổ nỗi việc ra đề chỉ có một mình phụ trách, không thể tham khảo với ai về câu chữ, dùng từ, về dung lượng kiến thức được. Do đó, trách nhiệm của người ra đề rất lớn và luôn phải chịu nhiều áp lực.
Nhớ thời gian đầu, mỗi lần trực thi của bộ môn là một lần hồi hộp. Khi các trường đã phát đề xong khoảng mười lăm, hai mươi phút; nếu không có tiếng chuông reo là thấy nhẹ người vì đề an toàn, không sai sót.
Nhưng nếu trong khoảng thời gian đó, chuông đổ về dồn dập là "Thôi rồi, Lượm ơi" vì đề thi có vấn đề.
Có lần ra đề kiểm tra Ngữ văn học kỳ 1 của lớp 12, vì chủ quan, tôi ra đề về một tác phẩm... chưa học tới (ở trường phát hiện và báo lên như vậy).
Một bài học kinh nghiệm thực sự và bản thân không cho phép mình sai sót lần sau (chứ không phải "dây kinh nghiệm" dài nên "rút" hoài mà không hết).
Đối với đề thi học sinh giỏi Ngữ văn (lớp 9 và lớp 12), tôi thường suy nghĩ, tìm tài liệu trước đó cả năm trời. Đọc tài liệu, xử lý lượng kiến thức không nhỏ để cô đọng thành một đề cho học sinh giỏi là điều hết sức khó khăn.
Điều này đòi hỏi người ra đề phải có năng lực, năng khiếu, có lòng đam mê với bộ môn, phải có kiến thức sâu và rộng... Nếu làm qua loa, không chịu đào sâu suy nghĩ; cứ nhăm nhăm "cóp" trên mạng về làm của mình thì không nên.
Càng không nên làm cái bóng của người khác, rập khuôn, cứng nhắc của người khác mà mình phải tự khẳng định mình qua việc ra đề. Tài liệu, sách hay thiếu gì không chịu đọc, tham khảo mà cứ phải "cóp nhặt" của người khác?
Ra đề thi đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao bởi đó là niềm tin mà lãnh đạo, giáo viên và học sinh, phụ huynh đặt vào mình!
Thạc sĩ LÊ ĐỨC ĐỒNG
Theo giaoduc.net
Nghịch lý khi giáo viên ra đề, phản biện đề lại ôn thi đội tuyển học sinh giỏi Như một sự trùng hợp ngẫu nhiên, giáo viên cốt cán nằm trong tổ ra đề, tổ phản biện đề có học sinh tham dự thi học sinh giỏi đều đỗ với tỉ lệ rất cao. Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh của tỉnh tôi năm học 2018-2019 có 2406 thí sinh tham gia dự thi với 8 môn thi...