Bắc Giang tuyên dương giáo viên, học sinh có thành tích xuất sắc
Sáng 13/8, UBND thành phố Bắc Giang tổ chức Lễ tuyên dương, khen thưởng HS, GV có thành tích xuất sắc trong kỳ thi quốc tế, chọn HSG các môn văn hóa, KHKT cấp quốc gia, cấp tỉnh, thành phố năm học 2020-2021.
Khen thưởng em Ngô Thị Tuyết Mai – HS lớp trưởng lớp 9A1, Trường THCS Lê Quý Đôn thủ khoa môn Ngữ văn thi vào lớp 10.
Ông Vũ Trí Hải – Uỷ viên BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bắc Giang; ông Đặng Đình Hoan – Chủ tịch UBND TP. Bắc Giang, bà Đào Thị Hường – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang tới dự và chung vui với ngành Giáo dục và Đào tạo TP. Bắc Giang .
Các đại biểu dự lễ tuyên dương, khen thưởng HS, GV có thành tích xuất sắc năm học 2020-2021.
Báo cáo của Phòng GD&ĐT TP Bắc Giang cho biết, năm học 2020 -2021 tại Kỳ thi học sinh giỏi (HSG) văn hóa cấp tỉnh lớp 9, thành phố có 9 đội tuyển và 144 HS của 13/17 trường THCS của thành phố tham gia.
Kết quả năm học 2020-2021, đội tuyển HSG của thành phố có 72 HS dự thi đạt 61 giải (đạt tỉ lệ 84,72% số HS dự thi đoạt giải. Trong đó, 5 giải Nhất, 24 giải Nhì, 16 giải Ba, 16 giải KK); tiếp tục là đơn vị đứng đầu các huyện và thành phố về số lượng và chất lượng giải; có 8/17 trường THCS có học sinh đoạt giải.
Tiêu biểu đoạt giải Nhất gồm các em: Vũ Minh Hoàng (môn Toán); Nguyễn Danh Bảo (môn Vật lí); Giáp Vũ Sơn Hà, Vũ Quang Lương (môn Hóa học); Vũ Thanh Giang (môn Ngữ văn).
Năm học 2020 -2021, TP Bắc Giang khen thưởng cho 170 HS có thành tích xuất sắc.
Về kỳ thi chọn HSG các môn văn hóa cấp thành phố, tổng số có 1.322 HS tham gia dự thi, có 846 HS đoạt giải chiếm 63,99%. Trong đó, 37 giải Nhất, 166 giải Nhì, 294 giải Ba và 349 giải Khuyến khích.
Trong đó, các trường THCS Lê Quý Đôn, Ngô Sĩ Liên, Trần Phú, Tân Mỹ vẫn tiếp tục duy trì vị trí trong tốp đầu về số lượng và chất lượng giải trong kỳ thi HSG văn hóa cấp thành phố. Đặc biệt, so với năm học 2019-2020, các trường đã có sự bứt phá đáng ghi nhận trong công tác bồi dưỡng HSG như: THCS Dĩnh Kế (tăng 12 giải), THCS Hoàng Văn Thụ (tăng 7 giải).
Video đang HOT
Về cuộc thi KHKT dành cho HS trung học cấp quốc gia, cấp tỉnh, Năm học 2020-2021 thành phố được phân bổ 3 dự án tham gia (các huyện khác được phân bổ 2 dự án). Kết quả cả 3 dự án đều đạt giải cao (1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba), tiếp tục là đơn vị đứng đầu tỉnh trong cuộc thi KHKT cấp tỉnh.
Tiêu biểu là em: Hoàng Quốc Khánh – HS Trường THCS Lê Quý Đôn, đoạt giải Nhất cấp tỉnh; các em Nguyễn Hoàng Dương, Trần Đình Hải Đăng HS Trường THCS Lê Quý Đôn, đoạt giải Nhì cấp tỉnh; các em Nguyễn Đào Phương Thúy, Lương Thùy Dương – HS trường THCS Ngô Sĩ Liên đoạt giải Ba cấp tỉnh.
Trong đó dự án “Thang máy thoát hiểm tự hành không dùng điện” của em: Hoàng Quốc Khánh – HS Trường THCS Lê Quý Đôn đã được tỉnh lựa chọn là một trong hai dự án tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia và đoạt giải Tư.
Về cuộc thi KHKT dành cho HS trung học cấp thành phố năm học 2020-2021, Phòng GD&ĐT đã tổ chức thành công cuộc thi KHKT dành cho HS trung học với tổng số 31 dự án thuộc 8 lĩnh vực của 61 em HS các trường THCS thành phố tham gia dự thi. Kết quả: có 22 dự án đoạt giải. Trong đó, 2 giải Nhất, 3 giải Nhì, 7 giải Ba và 10 giải Tư. Các đơn vị tiêu biểu gồm: Trường THCS Lê Quý Đôn, Ngô Sĩ Liên, Đồng Sơn và Trần Phú.
Bí thư Thành ủy Bắc Giang Vũ Trí Hải tặng Bằng khen của Chủ tịch tỉnh cho giáo viên xuất sắc.
Ngoài những thành tích nêu trên, còn có rất nhiều HS đạt những thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua, các hoạt động giáo dục, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các kì thi, hội thi cấp thành phố và cấp tỉnh
Để có được những kết quả nêu trên, ngoài sự nỗ lực, cố gắng vươn lên của các em học sinh còn có sự chăm sóc nuôi dưỡng của cha mẹ, gia đình. Đặc biệt, là sự nhiệt tình đầy trách nhiệm, là trí tuệ, lòng say mê, yêu nghề của các thầy cô tham gia bồi dưỡng các đội tuyển.
Đơn cử, tại kỳ thi HSG cấp tỉnh tiêu biểu có các thầy cô: Đỗ Văn Hoàn, Nguyễn Ngọc Phương, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Bạch Thị Minh Thúy; Trịnh Thanh Huyền, Ngô Thị Mai Phương, Trần Bá Minh (trường THCS Lê Quý Đôn); Trần Văn Nin – Phó Hiệu trưởng trường THCS Ngô Sĩ Liên; Lê Mạnh Hùng (trường THCS Song Mai); Hà Thị Hiền (THCS Dĩnh Kế)….
Bên cạnh đó là rất nhiều các thầy giáo, cô giáo khác đã cộng tác, chung tay tận tâm góp sức cho công tác bồi dưỡng, nâng cao chất lượng mũi nhọn của thành phố, góp phần quan trọng khích lệ, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào thi đua Dạy tốt, học tốt trong toàn ngành giáo dục thành phố.
Khen thưởng em Nguyễn Thanh Bình (bên trái) HS lớp 12 chuyên Vật lý, Trường THPT Chuyên Bắc Giang vừa đoạt Huy chương Đồng (HCĐ) Olympic Vật lý châu Âu.
Ông Đỗ Văn Quý – Trưởng phòng GD&ĐT TP Bắc Giang cho biết, để đạt được những thành tích trên là kết quả của sự quan tâm sâu sắc, sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của của Sở GD&ĐT, Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố. Đồng thời, sự phối hợp của các phòng, ban, đoàn thể và cấp uỷ Đảng, chính quyền các địa phương; sự chăm lo, đầu tư của gia đình, xã hội; sự dày công tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy của đội ngũ các thầy giáo, cô giáo cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của các em HS.
“Có 170 học sinh và 19 giáo viên có thành tích xuất sắc trong năm học 2020 -2021 được tỉnh, thành phố khen thưởng. Trong thành công của mỗi học trò, đều có bóng hình của những thầy giáo, cô giáo giỏi chuyên môn, say mê nghề nghiệp; những cán bộ quản lý nhiệt huyết, sáng tạo; đồng thời là kết quả của sự đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo điều hành của các cấp quản lí giáo dục và các nhà trường…”, ông Quý nhấn mạnh.
Nếu chỉ coi học trò là chiếc bình kiến thức, cố nhét sao cho đầy là thất bại
Học trò ngày nay rất sáng tạo, chủ động tìm kiếm tri thức, điều quan trọng với thầy cô là phải khơi mở được ước mơ, tự tìm hiểu kiến thức cho mình
Bên lề cuộc hội thảo "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0" do Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Huyện đoàn Hiệp Hòa tổ chức tại trường Trung học phổ thông Hiệp Hòa số 1, phóng viên đã có dịp trò chuyện với cô giáo Nguyễn Thị Thanh- giáo viên Vật lý của trường.
Theo giới thiệu của thầy Phó Hiệu trưởng Nguyễn Cao Cường, cô giáo Nguyễn Thị Thanh là giáo viên dạy Vật lý có nhiều năm công tác và là một trong những giáo viên đạt nhiều thành tích của trường.
Cô giáo nguyễn Thị Thanh (sinh năm 1982) là cựu học sinh trường Trung học phổ thông Hiệp Hòa số 1, tốt nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội 2 chuyên ngành Vật Lý. Năm 2004, cô học sinh ngày nào quay trở lại trường cũ với vai trò mới, cô giáo.
Trong suốt quá trình 17 năm công tác, cô Thanh luôn tự phấn đấu không ngừng với mong muốn góp một phần công sức vào sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục của địa phương.
Cô Thanh tích cực tham gia các buổi lên lớp chuyên đề, có những ý kiến đóng góp sát thực góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Những cống hiến không biết mệt mỏi của cô giáo Thanh được thể hiện trong bảng thành tích 2 chu kỳ (mỗi chu kỳ 5 năm) là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Nhiều năm liền tham gia giảng dạy các đội tuyển học sinh giỏi, số lượng học sinh đạt giải cô không nhớ hết nhưng có 3 học sinh đạt giải nhất Vật lý tỉnh.
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh bên cạnh cậu học trò Nguyễn Minh Quân - Học sinh lớp 12A1 vừa đạt giải nhất trong kỳ thi học sinh giỏi Vật lý toàn tỉnh Bắc Giang.
Trong buổi trò chuyện bên lề cuộc Hội thảo: "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0" cô giáo Thanh đã có những chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân về việc dạy học trong điều kiện mới.
Theo đó, chia sẻ về việc dạy học trong điều kiện của thời đại công nghệ phát triển, cô Thanh cho rằng, sự phát triển của công nghệ đã và đang đặt ra nhiều thách thức cũng như nhiều thuận lợi đối với các thầy cô giáo trong truyền tải kiến thức cho các học sinh.
Sự phát triển của công nghệ cùng với sự năng động của học trò, cô Thanh cho rằng bản thân mình cũng như các giáo viên khác phải không ngừng tự làm mới mình.
Trong chương trình Vật lí cải cách, coi trọng những kiến thức mang tính thực tế, có thể áp dụng vào thực tế đời sống, giảm nhẹ bớt những kiến thức mang tính hàn lâm.
Cô Thanh luôn liên hệ thực tế, cho học sinh mô tả lại một sự kiện, hiện tượng trong thực tế có liên quan đến bài học để vào bài mới nhẹ nhàng, gần gũi, không tạo áp lực cho học trò.
Để kích thích sự tò mò, thôi thúc sự khám phá, sáng tạo trong mỗi học sinh, thầy thường kể chuyện lịch sử, các vấn đề trong thực tiễn liên quan đến bài học.
Những câu chuyện từ thực tiễn đã mang lại nhiều cảm hứng và sự sáng tạo cho học sinh học môn Vật lý.
Để kể được những câu chuyện xung quan môn học, cô Thanh luôn tìm cách trau dồi thêm kiến thức không chỉ môn Vật lý còn các môn học bổ trợ.
"Theo tôi, các thầy giáo cô giáo ngày nay không chỉ trau dồi kiến thức mà còn cả các kỹ năng chuyên môn để phù hợp với hoàn cảnh thực tế của học sinh. Nếu trước đây việc dạy học thường theo kiểu truyền thụ một phía, thầy đọc trò ghi và tập trung giải bài tập thì ngày nay đã khác rất nhiều", cô Thanh chia sẻ.
Học trò ngày nay không chỉ thụ động vào các bài tập trên lớp hay những bài học thêm, các em không còn chỉ như là chiếc bình rỗng, còn các thầy trút kiến thức vào đó và mong các em lĩnh hội phần nào.
"Bản thân tôi dạy môn Vật lý nhưng không phải tất cả các em học sinh tôi dạy đều bắt các em phải giỏi môn Vật lý được. Gượng ép như vậy hoàn toàn không tác dụng.
Tuy nhiên, tôi quan niệm giáo viên không chỉ là người nhìn nhận ra khả năng của từng em, bồi dưỡng các em phát triển, mà giáo viên cần phải thắp sáng cho em những ước mơ, khát vọng trong các em", cô Thanh cho biết.
Học sinh Trường Trung học phổ thông Hiệp Hòa số 1 nghe Giáo sư Nguyễn Lân Dũng thuyết trình trong buổi Hội thảo "Khởi nghiệp trong thời kỳ cách mạng 4.0".
Nhiều năm ôn luyện cho đội tuyển Vật lý trường Hiệp Hòa số 1, cô Thanh cũng cho rằng bản thân cũng đã có những "sai lầm" khiến mình phải nhìn nhận và học hỏi thêm, nhất là trong lĩnh vực giao tiếp với học trò. "Bản thân mình là giáo viên dạy môn tự nhiên nên cũng có nhiều thiệt thòi hơn các giáo viên dạy các môn xã hội trong các truyền tải và nói chuyện với học trò"- Cô Thanh kể.
Tình huống đó là một học sinh mà mình khá kỳ vọng, tuy nhiên, gần đến ngày thi đại học, học sinh này lại tỏ ra có biểu hiện chủ quan, tự tin thái quá, thậm chí có những phút chểnh mảng.
Khi mình hỏi thăm, học sinh này chỉ nói cô yên tâm, em giải quyết được. Học sinh này tự tin đến mức bố mẹ cũng tỏ ra lo lắng, đến hỏi mình. Cũng tâm sự thật là lúc đó cô giáo cũng thấy lo vì mục tiêu học sinh ấy đặt ra cao quá, mà tỏ ra tất chủ quan, mình cũng nêu rõ vấn đề với phụ huynh của em học sinh đó.
Không nghĩ là việc nói với phụ huynh về tình hình của học sinh đã khiến em ấy bị áp lực. Sau kỳ thi, em ấy đã đạt được ý nguyện của mình, gặp lại cô giáo, em ấy chỉ trách nhẹ và không quên nhắc lại là "em bảo em làm được mà cô"- cô giáo Nguyễn Thị Thanh kể lại tình huống mình gặp phải.
Sau tình huống ấy, cô Thanh cho rằng việc tin tưởng học trò rất quan trọng, và quan trọng hơn là cần biết chia sẻ sao cho học trò không bị áp lực, thu nhận kiến thức một cách tự nguyện và tự xác định cho mình được hướng đi và thầy cô giáo là người hướng dẫn nó, bổ sung đó mới là thành công của người giáo viên.
Chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Bảo đảm an toàn cho giám thị và thí sinh Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tổ chức thi trong điều kiện phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Ngành giáo dục cùng các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đặt mục tiêu bảo đảm an toàn tuyệt đối sức khỏe của thí sinh, giáo viên, nhân viên và các khâu tổ chức thi. Chú trọng củng...