Bắc Giang: Trao học bổng cho 370 học sinh có hoàn cảnh khó khăn
370 học sinh tiểu học, trung học cơ sở hoàn cảnh khó khăn ở 37 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang được trao học bổng với tổng số tiền là 740 triệu đồng.
Đại diện Hội khuyến học và Sở GD&ĐT Bắc Giang tiếp nhận biểu trưng học bổng từ nhà tài trợ.
Ngày 18/9, Hội Khuyến học tỉnh Bắc Giang phối hợp với Viettel Bắc Giang cùng Sở GD&ĐT tổ chức chương trình trao học bổng ” Vì em hiếu học ” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Ông Mai Sơn – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Khuyến học – Khuyến tài tỉnh Bắc Giang dự và động viên các em học sinh.
Cùng dự còn có ông Đào Xuân Cần, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh Bắc Giang; ông Nguyễn Văn Thêm – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT cùng đại diện lãnh đạo huyện Sơn Động và các em học sinh.
Học bổng “Vì em hiếu học” là chương trình phối hợp giữa Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, Bộ GD&ĐT, Hội Khuyến học Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức. Chương trình thực hiện từ năm 2014, dự kiến triển khai trong 10 năm với tổng kinh phí 260 tỷ đồng nhằm trao học bổng cho học sinh hiếu học thuộc xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn.
Từ năm 2014 đến năm 2020 chương trình được tổ chức tại 5 huyện là: Lục Nam; Lục Ngạn; Sơn Động; Yên Thế; Hiệp Hòa.
Mỗi năm có 520 học sinh nghèo vượt khó đủ tiêu chuẩn được nhận học bổng với mỗi suất học bổng trước năm học mới trị giá là 1 triệu đồng. Tổng số tiền tài trợ của Viettel cho Chương trình trong 7 năm qua là 3,64 tỷ đồng.
Đại diện Ban tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh.
Video đang HOT
Năm 2021 chương trình được tổ chức tại 4 huyện là: Lục Nam; Lục Ngạn; Sơn Động; Yên Thế. Mỗi năm có 370 học sinh nghèo vượt khó đủ tiêu chuẩn được nhận học bổng với mỗi suất học bổng trước năm học mới trị giá là 2 triệu đồng. Tổng số tiền tài trợ của Viettel cho Chương trình trong năm học 2021 là 740 triệu đồng.
Tại chương trình Viettel Bắc Giang đã trao tượng trưng cho tỉnh Bắc Giang 740 triệu đồng, tương ứng với 370 suất học bổng của năm 2021.
Đồng thời, trao trực tiếp 170 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó tại 17 xã/Thị trấn trên địa bàn huyện Sơn Động.
Đối cới các huyện còn lại Viettel Bắc Giang phối hợp cùng Hội khuyến học, Phòng Văn hóa các huyện sẽ tổ chức trao trong năm học mới 2021-2022.
Ban tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh.
Đại diện Viettel Bắc Giang cũng bày tỏ mong muốn các em học sinh nhận được học bổng luôn cố gắng, nỗ lực, phấn đấu trong học tập và đạt kết quả cao trở thành con ngoan, trò giỏi.
Tại chương trình, ông Mai Sơn – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang ghi nhận và đánh giá cao mục đích, ý nghĩa nhân văn của chương trình “Vì em hiếu học”.
Ông Mai Sơn gửi lời cảm ơn đến Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đã quan tâm phối hợp cùng cấp uỷ, chính quyền chăm lo công tác an sinh xã hội của tỉnh.
Đồng thời, mong muốn Viettel Bắc Giang tiếp tục đồng hành cùng cấp uỷ, chính quyền các cấp và Hội Khuyến học tỉnh quan tâm hơn nữa tới phong trào khuyến học, khuyến tài của tỉnh.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cũng động viên các em học sinh được nhận học bổng không ngừng nỗ lực rèn luyện và học tập để đạt được thành tích cao.
Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Hà Nội: Được trợ giúp để học tập tốt
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một bộ phận không nhỏ trẻ em rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Để trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn Hà Nội có điều kiện học tập tốt, các cơ quan chức năng của thành phố, gia đình, cộng đồng, nhà hảo tâm đã, đang đồng hành, trợ giúp các em từ những điều nhỏ nhất.
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại Trung tâm Bảo trợ xã hội IV Hà Nội được học tập trong phòng học trực tuyến tại trung tâm.
Tiếp sức cho trẻ em nghèo vào năm học mới
Là cầu nối giữa những tấm lòng hảo tâm với trẻ em nghèo, Phó Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) Kiều Thị Hương cho biết: "Thời gian qua, chúng tôi đã phối hợp với các nhà hảo tâm trợ cấp khó khăn, hỗ trợ kinh phí học tập, trao học bổng, tặng xe đạp... cho hàng trăm lượt trẻ em, giúp các em vững tin bước vào năm học mới".
Đón nhận nguồn hỗ trợ với số tiền 5 triệu đồng từ Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội, em Trần Ngọc Ánh (sinh năm 2008, ở thôn Nghè, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ) có hoàn cảnh gia đình khó khăn chia sẻ: "Vào năm học mới, 3 chị em chúng cháu nhận được nhiều sự giúp đỡ, nên đã có đủ sách vở, thiết bị học tập".
Cũng với quyết tâm "trong bất cứ hoàn cảnh nào, không để học sinh bị bỏ lại phía sau", ngay khi bước vào năm học mới, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tiếp tục kêu gọi các đơn vị, cá nhân trong và ngoài ngành hưởng ứng Chương trình "Máy tính cho em". Chương trình đã nhận được sự ủng hộ dưới nhiều hình thức, đưa hàng nghìn thiết bị hỗ trợ học trực tuyến đến với học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Điển hình như Trường Tiểu học Ngọc Tảo cùng các tổ chức, cá nhân ở xã Ngọc Tảo (huyện Phúc Thọ) đã chung tay triển khai chương trình "Đồng hành chia sẻ mùa khai giảng năm học 2021-2022". Nhờ vậy, nhiều học sinh trên địa bàn xã Ngọc Tảo đã có thiết bị để học trực tuyến. Anh Đỗ Văn Thành, phụ huynh học sinh Đỗ Thị Ánh Tuyết, lớp 5, Trường Tiểu học Ngọc Tảo, bộc bạch: "Nhờ sự quan tâm của nhà trường, con tôi đã có đầy đủ thiết bị học tập như bạn bè". Cùng cách làm, theo Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Đại Thịnh (huyện Mê Linh) Đường Anh Tú, từ việc thành lập "Ban vận động ủng hộ thiết bị dạy học", nhà trường đã kêu gọi được sự ủng hộ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh..., giúp nhiều học sinh có thiết bị học tập trực tuyến khi vào năm học mới.
Ngoài ra, các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố cũng có nhiều hình thức trợ giúp, tiếp sức cho trẻ em nghèo đến trường. Tại xã miền núi Khánh Thượng (huyện Ba Vì), Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Hữu Thịnh cho hay, 100% học sinh trong độ tuổi đi học trên địa bàn xã đã được tạo điều kiện thuận lợi để học tập, không có học sinh nào bị bỏ lại phía sau.
Trợ giúp, quan tâm đầy đủ đến mọi trẻ em
Cán bộ Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội trao hỗ trợ kinh phí học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại xã Trầm Lộng (huyện Ứng Hòa) trước thềm năm học mới.
Cùng với trẻ em ngoài cộng đồng, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đang sống tại các trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội cũng nhận được sự quan tâm và trợ giúp đầy đủ trước thềm năm học mới.
Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội (xã Yên Bài, huyện Ba Vì) Phạm Đình Giang thông tin, đơn vị đang nuôi dưỡng thường xuyên gần 70 trẻ em có HIV. Năm học 2021-2022, cơ sở có hơn 40 em trong độ tuổi đến trường. Đến thời điểm này, đơn vị đã phối hợp với các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm trang bị đầy đủ sách vở, phòng học, thiết bị học tập trực tuyến cho các em.
Tương tự, Trung tâm Bảo trợ xã hội III Hà Nội (phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm) - nơi đang nuôi dưỡng 66 trẻ em mất nguồn nuôi dưỡng ngoài cộng đồng - cũng không để em nào phải thiếu thốn về điều kiện học tập. Em Nguyễn Châu Anh, một người con của Trung tâm Bảo trợ xã hội III Hà Nội, hiện là học sinh lớp 8, Trường Trung học cơ sở Lý Nam Đế (quận Nam Từ Liêm) chia sẻ: "Chúng cháu có phòng học trực tuyến với đầy đủ máy tính. Sau những giờ học căng thẳng, chúng cháu được lên thư viện đọc sách, tham gia các hoạt động vui chơi".
Còn Giám đốc Làng trẻ em Birla (phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) Trịnh Thanh Huyền cho biết: "Các cháu sống trong làng luôn được những người mẹ thứ hai yêu thương, chăm sóc như con ruột; được các nhà trường nơi các cháu theo học trợ giúp về nhiều mặt, nên việc học tập trực tuyến trong năm học mới diễn ra thuận lợi".
Ở các trung tâm nuôi dưỡng trẻ khuyết tật, như tại Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật Hà Nội (xã Thụy An, huyện Ba Vì), Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ), Trung tâm Phục hồi chức năng Việt - Hàn (xã Đông Yên, huyện Quốc Oai)..., các em cũng vừa được điều trị phục hồi chức năng, vừa được học tập đầy đủ.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hiện số trẻ em cần được trợ giúp trên địa bàn thành phố tăng lên. Hiện tại, thành phố còn hơn 20.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn (tăng khoảng 7.000 trẻ so với đầu năm 2021) và hơn 6.000 trẻ em bị khuyết tật. Cùng với đó là hàng vạn trẻ em dễ rơi vào cảnh nghèo, tái nghèo.
"Để trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được học tập đầy đủ, được chăm sóc sức khỏe, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đang nỗ lực phối hợp với các sở, ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn huy động các nguồn lực để trợ giúp kịp thời về nhiều mặt cho các em", Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương nhấn mạnh.
Quỹ Đồng Hành đã trao hơn 4.500 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, Quỹ Đồng Hành đã triển khai chương trình "Đồng hành cùng sinh viên vượt qua mùa dịch" kéo dài 3 tuần, quyên góp được 1,271 tỷ đồng để hỗ trợ cho 1.271 sinh viên. Em Lê Thị Trang từ Hà Nội chia sẻ cảm nhận tại buổi lễ trao học bổng trực tuyến. Sau 20 năm hoạt...