Bắc Giang: Tổ chức 2 kỳ thi thử THPT quốc gia trong tháng 4
Sở GD&ĐT Bắc Giang sẽ tổ chức 2 kỳ thi thử THPT quốc gia năm 2020 để giúp cán bộ quản lý, GV và HS làm quen, điều chỉnh trong việc tổ chức, chỉ đạo, dạy, ôn thi và tổ chức kỳ thi.
Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa ban hành văn bản hướng dẫn các đơn vị tiếp tục tổ chức ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2020.
Theo đó, Sở yêu cầu các đơn vị trường học chủ động, linh hoạt phối hợp với các đơn vị trên địa bàn nhằm phát huy tối đa vai trò, năng lực của đội ngũ giáo viên cốt cán, GV giỏi chuyên môn trong việc trao đổi đề thi thử, bồi dưỡng GV và trực tiếp giảng dạy cho HS.
Các đơn vị tổ chức thi thử THPT cho HS trong quá trình ôn thi, đề thi thử cần tham khảo các đề thi thử của Sở GD&ĐT trong năm 2019 và 2020 và đề thi tham khảo, đề thi chính thức của Bộ GD&ĐT trong năm 2019; có thể trao đổi chéo hoặc nhờ các đơn vị khác hỗ trợ xây dựng đề để việc thi thử đạt hiệu quả cao.
Đáng chú ý, Sở GD&ĐT Bắc Giang sẽ tổ chức 2 kỳ thi thử THPT quốc gia năm 2020 để giúp cán bộ quản lý, GV và HS làm quen, điều chỉnh trong việc tổ chức, chỉ đạo, dạy, ôn thi và tổ chức kỳ thi.
Kì thi thử lần thứ nhất dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 7/4/2020 với 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) và bài tổ hợp Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, GDCD).
Video đang HOT
Các bài thi Toán, Ngoại ngữ, KHTN, KHXH: Thi trắc nghiệm; bài thi môn Ngữ văn: Thi tự luận.
Sau kì thi thử lần thứ nhất, Sở GD&ĐT Bắc Giang sẽ tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT quốc gia lần thứ hai vào tuần đầu tháng 6/2020 (có văn bản hướng dẫn cụ thể sau).
Sở GD&ĐT yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện. Tổ chức họp rút kinh nghiệm sau mỗi đợt thi; căn cứ kết quả của HS, đối chiếu tỉ lệ tốt nghiệp tỉnh giao năm 2020 để điều chỉnh kế hoạch và nội dung ôn luyện cho phù hợp đối tượng.
An Nhiên (giaoducthoidai.vn)
Thi tuyển giáo viên: Tìm người tài, đức có khó?
Thực tế cho thấy, thu hút và giữ chân giáo viên giỏi không chỉ bằng các chế độ, chính sách đãi ngộ hợp lý, mà với thầy cô, quan trọng nhất vẫn là môi trường làm việc thân thiện và có "đất" để giáo viên phát huy năng lực, sở trường của mình.
Tập thể giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Lê Văn Tám được học tập và làm việc trong môi trường thân thiện. Ảnh: Nhà trường cung cấp
Cần môi trường làm việc thân thiện
"Với giáo viên chúng tôi, đôi khi chỉ cần những lời động viên khích lệ và sự sẻ chia, thấu hiểu lãnh đạo nhà trường đã giúp chúng tôi có thêm động lực để dành trọn tâm huyết với nghề. Rất may, tôi đang được làm việc trong một trường học hạnh phúc. Ở đó, lãnh đạo nhà trường quan tâm, đồng nghiệp đoàn kết. Nhớ những ngày đầu chập chững bước vào nghề với nhiều bỡ ngỡ, tôi được tổ trưởng bộ môn và ban giám hiệu nhà trường hướng dẫn, giúp đỡ tận tình. Cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn luôn nhận được sự hỗ trợ của nhà trường bất cứ khi nào cần."
Thầy Lâm chia sẻ
Là một trong những giáo viên cốt cán của TP Việt Trì (Phú Thọ), thầy Trần Văn Lâm - GV Địa lý Trường THCS Sông Lô có nhiều năm tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi của trường cũng như của thành phố Việt Trì. Với bảng thành tích như vậy, thầy Lâm có nhiều cơ hội để chuyển đến môi trường làm việc khác, thu nhập tốt hơn. Tuy nhiên, thầy khẳng định: "Chưa bao giờ tôi có ý định chuyển trường và càng không có ý định chuyển nghề". Điều khiến thầy Lâm quả quyết như vậy là do, môi trường làm việc hiện tại rất thoải mái, giáo viên được tạo điều kiện để phát huy năng lực, sở trường và luôn được lãnh đạo nhà trường "tiếp lửa" để cống hiến với nghề.
Thực tế cho thấy, để thu hút và "giữ chân" giáo viên giỏi không phải là bài toán quá khó. Trao đổi về vấn đề này, cô Nguyễn Thị Thu Hảo - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Hai Bà Trưng, Hà Nội) bật mí: Việc đầu tiên, hiệu trưởng phải đồng hành cùng giáo viên trên tinh thần đồng nghiệp, đồng chí, chứ không phải là thủ trưởng. Thứ hai là tạo môi trường làm việc thân thiện, để giáo viên được phát huy năng lực và cống hiến hết mình cho những giờ dạy có chất lượng. Cùng với đó, cần tạo điều kiện để giáo viên thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ của mình.
"Tôi luôn chú trọng vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Chúng tôi thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia, trao đổi của ban giám hiệu nhà trường. Bản thân tôi tham gia dạy mẫu một số tiết để giáo viên cùng trao đổi, thảo luận. Những lúc như thế, chúng tôi coi nhau là anh/chị em, đồng nghiệp và bình đẳng với nhau khi đóng góp ý kiến" - cô Hảo chia sẻ.
Cô Hảo cho biết thêm: Nhà trường đặc biệt khuyến khích đội ngũ giáo viên phát huy tính sáng tạo, đổi mới hiệu quả trong công việc. Với đội ngũ giáo viên trẻ, nhà trường chú trọng đến công tác bồi dưỡng sát sao về chuyên môn, nghiệp vụ. "Tôi giao trách nhiệm cho đội ngũ giáo viên cốt cán, "chắc tay nghề" kèm cặp các giáo viên trẻ; đồng thời tổ chức nhiều hoạt động sáng tạo, chẳng hạn: "Kế hoạch 3 năm xây dựng đội ngũ giáo viên trẻ" được tôi đưa ra với mục tiêu rõ ràng và cụ thể để triển khai trong toàn trường. Kết quả đạt được là sự trưởng thành vững vàng trong chuyên môn, nhiều giáo viên đã đoạt giải cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi, học sinh đoạt nhiều giải từ cấp trường cho đến cấp quốc gia và cấp quốc tế" - cô Hảo cho hay.
Ảnh minh họa/ INT
Tạo "đất" để giáo viên "dụng võ"
Từ thực tế của nhà trường, cô Hảo cho rằng, việc thu hút giáo viên giỏi và "giữ chân" người giỏi phụ thuộc rất nhiều vào môi trường làm việc. Môi trường đó có thân thiện, có "đất" để cho các nhà giáo phát huy năng lực chuyên môn của mình hay không? Và quan trọng là làm sao để mỗi nhà giáo thấy rằng, trường học - nơi mình công tác chính là ngôi nhà hạnh phúc thứ hai của mình.
Thực tế của địa phương, bà Trần Thị Thùy Dung - Phó Trưởng phòng GD&ĐT TP Lào Cai (Lào Cai) cho biết: Trước đây, thành phố Lào Cai có xảy ra tình trạng "chảy máu chất xám" trong ngành GD cho dù đó không phải là tình trạng phổ biến. Để giữ chân được những giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề chúng tôi chỉ đạo lãnh đạo các nhà trường thực hiện tốt phương châm: Phải - Tạo - Động - Luôn - Tổ - Chấp - Có.
Thứ nhất, phải có một môi trường làm việc an toàn trên mọi phương diện giáo viên. Thứ hai, tạo cho đội ngũ giáo viên thấy được giá trị của bản thân họ, ai cũng có điểm mạnh thông qua việc tôn trọng sự khác biệt của mỗi thầy cô giáo. Thứ ba, động viên, khích lệ kịp thời đối với giáo viên, cho dù đó là điều nhỏ nhất. Khi giao nhiệm vụ cần gắn với quyền hạn của giáo viên. Thứ tư, luôn luôn đồng hành với giáo viên để chia sẻ khó khăn, tôn vinh khi họ có ý tưởng, sáng kiến mới. Đồng thời xây dựng văn hoá làm việc bình đẳng, cởi mở và chân tình. Mặt khác, luôn luôn tạo cơ chế mở cho sự sáng tạo của giáo viên. Bố trí đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm đi kèm với đội ngũ giáo viên trẻ, khỏe, giàu nhiệt huyết.
Thứ năm, tổ chức các cuộc thi mang tính chất giao lưu theo nguyện vọng đề xuất của giáo viên, phù hợp với chủ đề năm học. Đồng thời khuyến khích mỗi giáo viên đăng ký một lĩnh vực nhằm tạo đột phá trong năm học. Ngoài ra, tổ chức thăm hỏi, động viên giáo viên kịp thời trong công việc cũng như cuộc sống. Thứ sáu, chấp nhận điểm yếu của từng giáo viên, xây dựng và thúc đẩy phong trào "nhà giáo cùng tiến bộ" để giáo viên giỏi có cơ hội thể hiện, giáo viên hạn chế biết tự mình phải vươn lên. Thứ bảy, có chế độ đãi ngộ hợp lý, đúng thời điểm cho giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần.
Hiệu trưởng như nhạc trưởng. Cần nhìn vào những ưu điểm của giáo viên để khích lệ, động viên họ phát huy thế mạnh của mình. Có chế độ tuyên dương, khen thưởng kịp thời và hợp lý. Đặc biệt là cần tạo môi trường làm việc thân thiện để không chỉ học sinh mà mỗi ngày giáo viên đến trường cũng là một ngày vui. - Cô Nguyễn Thị Thu Hảo
Hải Minh
Theo GDTĐ
Covid-19: Đi học rồi lại nghỉ, học sinh lớp 12 không bất ngờ nhưng vẫn lo Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều địa phương đã cho học sinh (HS) các cấp nghỉ học. Khi nhận được thông tin này, nhiều HS lớp 12 cho biết không bất ngờ nhưng vẫn lo. HS phấn khởi trong tuần đầu đi học - Ảnh: Tuyết Nhung Vừa bắt nhịp lại nghỉ học Sau một tuần...