Bắc Giang thực hiện linh hoạt các phương án, đảm bảo chất lượng dạy và học
Sau thời gian học trực tuyến để phòng, chống dịch COVID-19, nhiều trường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cho học sinh đi học trực tiếp trở lại hoặc kết hợp giữa dạy và học trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Học sinh trường tiểu học Tân Mỹ, TP Bắc Giang được đo thân nhiệt trước khi vào lớp (ảnh tư liệu).
Việc thực hiện linh hoạt các phương pháp dạy học trong điều kiện dịch bệnh đang diễn biến phức tạp được ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang triển khai tại tất cả các trường học và được đánh giá là phù hợp, mang lại hiệu quả, giúp các trường không phải đóng cửa khi có học sinh hoặc giáo viên liên quan đến dịch.
Trường THCS Hoàng Hoa Thám (huyện Yên Thế) sau gần một tháng cho học sinh nghỉ học để phòng dịch, đến nay nhà trường đã cho học sinh đi học trực tiếp trở lại. Để đảm bảo an toàn, thích ứng linh hoạt, không để học sinh phải ngừng học, nhà trường đã bố trí tất cả 24 phòng học đều có thiết bị dạy học trực tuyến; xây dựng kịch bản ứng phó với tình huống khi trong Trường xuất hiện các ca nghi nhiễm và bố trí phòng riêng để thực hiện cách ly.
Thầy Nguyễn Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám cho biết: Được đi học trực tiếp trở lại các học sinh đều rất phấn khởi, tâm lý thoải mái. Nhà trường yêu cầu học sinh có biểu hiện ho, sốt, hay có bố mẹ đang thực hiện cách ly y tế thì thực hiện học trực tuyến ở nhà. Do đó, thời gian đầu cho học sinh đi học trở lại, nhà trường có 2 lớp dạy và học trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Phương pháp dạy và học kết hợp cả trực tiếp và trực tuyến này giúp vừa đảm bảo an toàn cho học sinh khi đến trường do không phải tiếp xúc với các trường hợp có nguy cơ nhiễm dịch, vừa đảm bảo cho học sinh phải cách ly ở nhà không bị gián đoạn việc học. Đến nay, có khoảng 90% số học sinh của Trường được tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1, nên cũng tạo tâm lý yên tâm hơn cho phụ huynh và học sinh khi đến trường.
Em Nguyễn Ngọc Thủy, học sinh lớp 7A2, Trường THCS Hoàng Hoa Thám cho biết: Được đi học trực tiếp trở lại, em rất vui vì được gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kiến thức với giáo viên và các bạn, có chỗ nào không hiểu em có thể trao đổi với giáo viên ngay. Trước đó, khi ở vùng dịch không thể đến lớp học trực tiếp, em vẫn tham gia học trực tuyến cùng các bạn. Tuy nhiên, em được đến lớp học trực tiếp vẫn thích hơn.
Video đang HOT
Tại Trường THPT Lục Ngạn số 1 (huyện Lục Ngạn), ngoài những lớp học trực tiếp, nhà trường đang có 2 lớp vừa dạy và học trực tiếp, kết hợp với trực tuyến đến hai học sinh đang điều trị mắc COVID-19. Nhớ lại vào cuối tháng 11 khi Trường có 2 học sinh mắc COVID-19, thầy Nguyễn Quang Khải, Hiệu trưởng nhà trường vẫn không khỏi lo lắng, cho biết: Ngay khi xác định 2 học sinh mắc COVID-19 liên quan đến công nhân ở các khu công nghiệp, trong đêm 23/11, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 nhà trường đã họp khẩn. Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch, nhà trường quyết định cho gần 1,8 nghìn học sinh toàn trường tạm thời nghỉ học ngày 24/11 để truy vết những trường hợp liên quan, phun hoá chất khử khuẩn.
Qua truy vết, trường xác định được 117 học sinh thuộc trưởng hợp F1, gần 500 học sinh, giáo viên thuộc trưởng hợp F2. Sau khi sàng lọc, truy vết xong, ngày 25/11, nhà trường cho học sinh đi học trở lại, kết hợp giữa dạy và học trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Những học sinh không có yếu tố dịch tễ sẽ đi học trực tiếp, còn lại hơn 600 học sinh thuộc các trưởng hợp F học trực tuyến. Lúc đó, nhà trường có 12 phòng học trực tiếp kết hợp với trực tuyến.
Theo thầy Khải, học trực tuyến chỉ là giải pháp tình thế, với phương pháp này học sinh phải chủ động, tìm tòi, đôi khi đường truyền không ổn định cũng ảnh hưởng đến kết quả tiếp thu kiến thức. Trong khi đó, học trực tiếp các học sinh được giao lưu với thầy cô và các bạn cho nên kết quả học cũng hiệu quả hơn. Đặc biệt, đối với các học sinh cuối cấp, việc học trực tiếp rất quan trọng, giúp các em nắm vững kiến thức hơn rất nhiều. Chính vì vậy, nhà trường luôn có quan điểm không đóng cửa cả trường kể cả khi có học sinh mắc COVID-19 mà chỉ chuyển hình thức học tập để đảm bảo chất lượng dạy và học.
Hiện 100% số giáo viên nhà trường đã tiêm 2 mũi vaccine phòng COVID-19; khoảng trên 99% số học sinh nhà trường đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 nên cũng giúp học sinh, giáo viên yên tâm hơn khi đến trường.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang, hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 12 trường mầm non cho học sinh nghỉ học, 619 trường cho học sinh đi học trực tiếp, 21 trường cho học sinh học trực tuyến và 108 trường kết hợp giữa dạy và học trực tiếp với trực tuyến.
Để thích ứng linh hoạt trong điều kiện dịch bệnh, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang chỉ đạo mỗi cơ sở giáo dục xây dựng ở mỗi khối lớp học một phòng học trực tuyến kết hợp dạy trực tiếp nhằm giúp những học sinh phải nghỉ học do cách ly vẫn được học đảm bảo đúng tiến độ chương trình. Cùng đó, các nhà trường linh hoạt áp dụng hiệu quả các giải pháp ứng phó với dịch bệnh, tận dụng tối đa thời gian vàng dạy học trực tiếp, khi có dịch thì linh hoạt chuyển trạng thái dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến. Từ đó góp phần bảo đảm an toàn cho học sinh đồng thời đảm bảo chất lượng dạy và học. Hiện nay, hơn 90% số trường học ở tỉnh đã bố trí mỗi khối có ít nhất một phòng học trực tuyến, đầy đủ trang thiết bị như camera, mạng Internet, tivi màn hình lớn.
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang, việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học để khắc phục, ứng phó với tác động của dịch COVID-19 đang là vấn đề cấp thiết hiện nay đối với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh. Do vậy, mỗi trường học, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên trong tỉnh cần khắc phục khó khăn, vận dụng sáng tạo các điều kiện về cơ sở vật chất, năng lực hiện có, phát huy tinh thần tự học, sáng tạo, khai thác triệt để các ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng dạy học, thích ứng với tình hình mới.
Thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Nghiêm túc, chặt chẽ nhưng không căng thẳng
Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ nguyên lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vào các ngày 7 và 8-7 nhưng giảm bớt độ khó của đề thi do ảnh hưởng của dịch bệnh
Ngày 27-5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Thí sinh diện F0 có được thi đợt 2 không?
Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng - Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh cho biết kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay diễn ra vào ngày 7 và 8-7 với gần 1.020.000 thí sinh đăng ký dự thi, nhiều hơn 120.000 thí sinh so với năm trước.
Tính đến hết ngày 26-5, cả nước có 18 thí sinh diện F0 và 394 thí sinh F1, chủ yếu ở 4 tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam và Điện Biên. Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương có kịch bản cụ thể, phân loại học sinh thuộc diện F0, F1, F2 và có giải pháp xử lý phù hợp, bảo đảm quyền lợi tối đa cho học sinh. Theo đó, các thí sinh diện F0 được xét đặc cách tốt nghiệp; với thí sinh diện F1, F2, các địa phương bố trí điểm thi riêng cho đối tượng thí sinh diện F1 và bố trí phòng thi riêng cho thí sinh diện F2. Trong trường hợp bất khả kháng, Bộ GD-ĐT sẽ tính đến phương án tổ chức thêm đợt thi.
Ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho hay Hà Nội có hơn 101.000 thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi, tăng hơn 22.000 thí sinh so với năm 2020. Thành phố đã dự kiến tổ chức 187 điểm thi với hơn 4.200 phòng thi, triển khai các phương án tổ chức kỳ thi để chủ động ứng phó với các diễn biến phức tạp của dịch, bố trí thêm điểm thi, phòng thi dự phòng; rà soát các thí sinh thuộc diện F0, F1, F2... Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho rằng Bộ GD-ĐT phải có hướng dẫn cụ thể đối với một số tình huống như thí sinh diện F0 có nguyện vọng thi đợt 2 thì có được tham gia hay không, phương án tổ chức thi đối với thí sinh đang ở địa bàn bị phong tỏa ra sao?
Hội nghị trực tuyến về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021
Tổ chức thi cho thí sinh F1 trong khu cách ly
TS Bùi Hữu Toàn, đại diện Cục Quản lý môi trường y tế - Bộ Y tế, cho hay trong hướng dẫn của Bộ GD-ĐT nêu có thể tổ chức ở trong hoặc ngoài khu cách ly tùy theo điều kiện của từng địa phương. Nhưng Bộ Y tế khuyến khích các địa phương tổ chức các phòng thi, điểm thi cho các đối tượng F1 ở trong khu cách ly bởi nếu tổ chức tại một địa điểm thi ở ngoài khu vực cách ly sẽ kéo theo nhiều vấn đề phức tạp như phương tiện đưa đón thí sinh, sự tiếp xúc của người coi thi, người dân ở các khu vực đó dễ gây nên nguy cơ lây nhiễm chéo, vì vậy tổ chức các điểm thi ở ngay trong các khu cách ly là tốt nhất. Riêng những địa phương chỉ có 1, 2 trường hợp F1 hoặc các địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh có thể thời gian tới sẽ thí điểm cách ly tại nhà hoặc trạm y tế thì có thể tổ chức một điểm thi cho F1 ở ngoài khu cách ly.
Trước băn khoăn của nhiều địa phương về tình huống cán bộ coi thi thí sinh diện F1 có phải cách ly hay không, đại diện Bộ Y tế hướng dẫn sau khi thi xong, các địa phương tổ chức xét nghiệm cho thí sinh, nếu có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 thì có phương án cách ly cho cán bộ coi thi.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh các địa phương cần thống nhất tinh thần không lơ là, chủ quan, song cũng không hoảng hốt, cực đoan để kỳ thi đạt kết quả nghiêm túc, chất lượng, bảo đảm an toàn cho thí sinh và những người tham gia. Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục phối hợp, hỗ trợ ngành giáo dục, các địa phương tiếp tục ưu tiên mọi điều kiện tập trung cho công tác tổ chức kỳ thi.
Phản hồi ý kiến của các địa phương, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc tổ chức thi đối với từng đối tượng thí sinh F0, F1, F2. Ông Độ cũng cho biết sẽ bảo đảm sự cân bằng đề thi giữa các đợt thi. Đề thi năm nay sẽ bám sát cấu trúc đề thi tham khảo đã ban hành, song có phần nhẹ hơn.
Thời điểm này, Bộ GD-ĐT vẫn giữ nguyên thời gian tổ chức kỳ thi vào ngày 7 và 8-7, trong trường hợp tình hình dịch diễn biến phức tạp hơn, căn cứ theo diễn biến thực tế và đề xuất của các địa phương, bộ sẽ có phương án cụ thể. Bộ GD-ĐT cũng lưu ý các địa phương lựa chọn nhân sự có đạo đức, trách nhiệm, chuyên môn và phải được tập huấn nghiêm túc, nhất là những người làm trưởng điểm thi, cán bộ coi thi... Quan điểm của Bộ GD-ĐT là tổ chức thi nghiêm túc, chặt chẽ nhưng không căng thẳng.
Bắc Ninh tính toán 2 phương án thi
Ông Nguyễn Thế Sơn, Phó Giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh, cho biết tính đến hết ngày 26-5, có 15 học sinh lớp 12 thuộc diện F0, trong đó có 5 học sinh đã được ra viện ngày 24-5. Số học sinh diện F1 là 125, diện F2 là 394. Sở GD-ĐT tỉnh Bắc Ninh đã dự kiến một số phương án tổ chức kỳ thi. Trong đó phương án 1 là Bắc Ninh kiểm soát được dịch bệnh, không còn ca lây nhiễm trong cộng đồng, kết thúc giãn cách xã hội trong khoảng từ ngày 20 đến 25-6 thì sẽ tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo đúng lịch thi của bộ, thí sinh F2 sẽ tổ chức phòng thi dự phòng tại các điểm thi, thí sinh F1 (phải cách ly tại các khu tập trung), Sở GD-ĐT sẽ tính toán đề xuất tổ chức thi tại các điểm thi phù hợp. Phương án 2 là nếu dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trong tỉnh áp dụng biện pháp giãn cách xã hội thì tỉnh Bắc Ninh đề nghị Bộ GD-ĐT tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2 cho học sinh toàn tỉnh.
Danh sách 37 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Bắc Giang Theo Sở GD&ĐT Bắc Giang, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 có 37 điểm thuộc Hội đồng thi Sở. Cụ thể: Ban chỉ đạo kỳ thi tốt ngiệp THPT 2021 tỉnh Bắc Giang vừa có thông báo phân công nhiệm vụ thành viên trong Ban. Theo đó, ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm Trưởng ban.