Bà Trương Mỹ Lan xin HĐXX chuyển 1.000 tỷ đồng mà ông Nguyễn Cao Trí trả vào SCB
Trình bày tại tòa, bà Trương Mỹ Lan mong muốn HĐXX giúp chuyển 1.000 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí hoàn trả cho bà để đưa vào Ngân hàng SCB vì SCB đang rất cần tiền, giải quyết kinh tế tài chính.
Ngày 12/3, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư.
Nhiều lần không trả lời trọng tâm câu hỏi của luật sư, bà Trương Mỹ Lan tự nói về nguồn gốc tài sản của gia đình. Bị cáo trình bày, tài sản của bà có được là từ thời mẹ bà tạo lập, sau này phát triển thêm.
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa sáng 12/3. Ảnh: Nguyễn Huế
Theo bà Lan, mẹ bà vốn là tiểu thương chợ Bến Thành, sau đó gia đình bà thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát.
Khi luật sư Phan Trung Hoài hỏi về lý do biết đến ngân hàng SCB vào thời điểm hợp nhất 3 tổ chức tín dụng, bà Lan bật khóc nói “nghĩ đến ngày đó tôi đau xót”.
Video đang HOT
Bà Lan trình bày, thời điểm đó tình hình ở 3 ngân hàng hỗn loạn, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mời nhiều người bên ngoài vào giúp nhưng không ai dám vào.
“Tính tôi là có bao nhiêu tiền nguyện giúp cho Việt Nam vì mang ơn. Nhà tôi không có ai làm ngân hàng, tôi không biết ngân hàng và không thích. Nhưng NHNN nói tôi làm 3 việc là làm sao có cổ phần trên 65% giúp ngân hàng mà không ảnh hưởng các ngân hàng khác, không ảnh hưởng tiền tệ quốc gia; cho mượn tài sản; kêu đối tác nước ngoài vào”.
Cũng theo bà Lan, khi 3 ngân hàng họp vào tháng 10/2011, NHNN mời bị cáo tham gia các cuộc họp để cho mượn tài sản. Bà Lan đã cho mượn khách sạn Winsor được định giá 1 tỷ USD, đây là khách sạn 5 sao đầu tiên của Việt Nam, để cho SCB thực hiện tái cơ cấu.
Bà Lan khẳng định, cổ phần bà và con gái chỉ có 15%, còn lại là của bạn bè và cổ đông nước ngoài. Lý giải lý do được mọi người đồng ý góp sức với SCB, bị cáo nói do gia tộc bà “sống giản dị, đạo đức uy tín nên có sức ảnh hưởng, được tôn trọng”.
Bị cáo Nguyễn Cao Trí. Ảnh: Nguyễn Huế
Về lý do các cựu lãnh đạo, nhân viên SCB đều khai, bà Lan có quyền lực, vai trò chỉ đạo tại SCB, bà Lan lý giải do ở SCB mọi người không thấy ai xuất hiện ngoài bà nên ngộ nhận bà là chủ.
“Tôi ngoài việc cho mượn tài sản, tìm nhà đầu tư thì tôi không biết gì khác. Các công việc phân công tôi không biết… Tôi đã đưa hết tài sản vào SCB”, bà Lan trần tình.
Bị cáo Lan mong HĐXX xem xét kỹ vai trò của bị cáo trong vụ án, phủ nhận việc tạo lập 1.000 công ty ma, phủ nhận việc liên hệ công ty thẩm định giá để nâng khống.
Quang cảnh phiên toà. Ảnh: Nguyễn Huế
Trình bày tại tòa, bà Trương Mỹ Lan mong muốn được khắc phục thiệt hại trong vụ án. Bà đề nghị HĐXX giúp chuyển 1.000 tỷ đồng mà bị cáo Nguyễn Cao Trí hoàn trả cho bà để đưa vào SCB, “SCB đang rất cần tiền, giải quyết kinh tế tài chính”, bị cáo Lan nói.
“Trước HĐXX, tôi hứa số cổ phần của tôi, bạn bè và con tôi, xin HĐXX tạo cơ chế tôi sẵn sàng ủy quyền cho NHNN có cổ phần đấy để tiện trong lúc điều hành. Xin HĐXX xem giúp”, bị cáo Trương Mỹ Lan nói.
Xung quanh việc Trương Mỹ Lan đòi 1.000 tỷ đồng của Nguyễn Cao Trí
Ngày 11/3, phiên tòa xét xử "đại án" kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo: Trương Mỹ Lan và Nguyễn Cao Trí (Chủ tịch tập đoàn Capella)...
Theo cáo trạng, từ năm 2017-2020, Lan thỏa thuận mua cổ phần một số dự án của Trí tại Công ty Cổ phần (CTCP) Cao su Công nghiệp, CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh và thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Trong thời gian này, Lan đã nhiều lần chuyển tiền cho Trí thông qua Hồ Quốc Minh và các nhân viên của Lan để thanh toán việc thực hiện thỏa thuận trên.
Cụ thể, về thỏa thuận mua bán cổ phần CTCP Cao su Công nghiệp Đồng Nai. Tháng 12/2017, Trí thỏa thuận chuyển nhượng 65% vốn điều lệ CTCP Cao su Công nghiệp cho Lan với giá 45 triệu USD. Trong đó, Trí sở hữu 5.464.300 cổ phần, tương ứng 31,22% vốn điều lệ (thông qua các cổ đông của Công ty Long Thành Investment, gồm Bùi Anh Tuấn, Vũ Kim Liên, Đào Ngọc Bảo Phương và Nguyễn Cao Đức đứng tên hộ Trí). Lan đã chuyển cho Trí 3 lần tổng số tiền 21,25 triệu USD (tương ứng số tiền 476.871.250.000 đồng, tương đương thanh toán 31,22% vốn điều lệ CTCP Cao su Công nghiệp). Do chưa được chuyển nhượng trong vòng 5 năm kể từ ngày phát hành lần đầu cổ phiếu và đưa lên sàn chứng khoán (Initial Public Offering-IPO), nên Trí chỉ đạo các cá nhân đứng tên hộ Trí ký hợp đồng ủy thác đầu tư nhận ủy thác đầu tư với Hồ Quốc Minh (người môi giới được Lan nhờ đứng tên) tổng số 5.464.300 cổ phần, tương ứng 31,22% vốn điều lệ CTCP Cao su Công nghiệp. Sau đó, Lan và Trí thống nhất chuyển số tiền 21,25 triệu USD đã thanh toán để mua 31,22% vốn điều lệ CTCP Cao su Công nghiệp thành mua 10% vốn điều lệ CTCP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang.
Đối với việc thỏa thuận mua bán cổ phần CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (tọa lạc phường 3, TP Đà Lạt, Lâm Đồng). Công ty này được thành lập và hoạt động từ ngày 7/1/2010, do bà Phan Thị Hoa làm Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc, người đại diện pháp luật. Ngày 2/12/2020, Trí và bà Hoa thỏa thuận CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh ký hợp đồng bán 100% vốn điều lệ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Bến Thành Holdings Group (Công ty con của Tập đoàn Capella). Các ngày 28/12/2020, 5/2/2021, 30/9/2022, Trí đã sử dụng Công ty Capella Hospitality và Nguyễn Cao Đức (em trai Trí) thanh toán 2.230 tỷ đồng cho bà Hoa để mua và đứng tên 58% vốn điều lệ CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh. Ngày 28/1/2021, CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh đăng ký thay đổi lần thứ 8, Trí làm đại diện theo pháp luật. Sau đó, Trí thỏa thuận bán cho Lan 100% vốn điều lệ CTCP đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh với giá trị 3.000 tỷ đồng. Lan đã đặt cọc cho Trí 1 triệu USD và 127 tỷ đồng. Cả hai đã thống nhất chuyển số tiền đặt cọc 1 triệu USD và 127 tỷ đồng sang thanh toán mua 10% vốn điều lệ CTCP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang.
Về thỏa thuận hợp tác đầu tư dự án tại huyện Hải Hà. Khoảng giữa năm 2020, CTCP Tập đoàn Bến Thành Holdings Group do Trí làm Chủ tịch HĐQT được UBND tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Khu kinh tế Quảng Ninh và các sở, ngành liên quan có văn bản chấp thuận chủ trương cho Công ty Bến Thành triển khai nghiên cứu quy hoạch và hướng dẫn một số thủ tục liên quan. Để tham gia đầu tư vào dự án tại huyện Hải Hà, Lan thỏa thuận thanh toán theo tiến độ phát sinh chi phí và 2 lần chuyển tiền cho Trí, tổng cộng 9,5 triệu USD, tương ứng số tiền 220,274 tỷ đồng. Sau đó, Lan không tiếp tục tham gia dự án và thống nhất với Trí chuyển số tiền 9,5 triệu USD để thanh toán mua 10% vốn điều lệ CTCP đầu tư và quản lý giáo dục Văn Lang.
Do nhận nhiều khoản tiền từ Lan nhưng không có giấy tờ biên nhận nên đến tháng 1/2021, Trí gặp Trương Mỹ Lan tại nhà hàng Ngân Đình, tòa nhà TimeSquare, TP Hồ Chí Minh và thống nhất chốt các khoản Trương Mỹ Lan đã chuyển cho Nguyễn Cao Trí tổng cộng là 1.000 tỷ đồng. Sau đó, Trí đã chỉ đạo soạn thảo, yêu cầu Nguyễn Cao Đức, Trần Lê Diệp Thúy (kế toán) là những người đứng tên cổ phần hộ Trí ký giấy đề nghị chuyển nhượng cổ phần và hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ngày 22/2/2021 cho Hồ Quốc Minh (được Lan nhờ đứng tên hộ), tổng giá trị 1.000.328.236.352 đồng. Khi biết Lan bị khởi tố, bắt tạm giam về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" ngày 7/10/2022, thì đến ngày 21 và 22/10/2022, Trí đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp thức, hoàn thiện thủ tục thanh lý, ghi lùi ngày hợp đồng trong các văn bản.
Quá trình làm việc với cơ quan điều tra từ ngày 26/12/2022 đến ngày 15/1/2023, Trí không thừa nhận đã nhận tiền của Lan. Trí khai việc gặp Minh tại sân bay Tân Sơn Nhất là tình cờ, không giao giấy tờ, tài liệu cho Minh ký. Sau đó, mặc dù đã có Bản kết luận giám định số 20/KL-KTHS ngày 06/01/2023 của Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an xác định chữ viết của Trí trong các tài liệu do Trí lập để theo dõi, xác nhận số tiền đã nhận của Lan do cơ quan điều tra thu giữ, nhưng Trí vẫn không thừa nhận việc đã nhận tiền của Lan. Trí cho rằng, Lan vu khống, bôi nhọ danh dự của Trí, thể hiện ý thức chiếm đoạt tiền của Trương Mỹ Lan đến cùng.
Do vậy, Lan đã có đơn yêu cầu làm rõ, xử lý hành vi của Trí chiếm đoạt tài sản của Lan và thu hồi số tiền 1.000 tỷ đồng để giải quyết theo quy định pháp luật. Căn cứ tài liệu, chứng cứ, kết luận giám định, lời khai bị can và các cá nhân liên quan, có đủ cơ sở xác định, lợi dụng việc Lan bị bắt, Trí đã có thủ đoạn gian dối chỉ đạo nhân viên lập, hoàn thiện hồ sơ thanh lý hợp đồng chuyển nhượng, thanh lý Hợp đồng ủy thác đầu tư để xóa bỏ nghĩa vụ nợ, nhằm chiếm đoạt số tiền 1.000 tỷ đồng đã nhận của Lan
Bị cáo Trương Mỹ Lan hối hận vì kéo theo người đẹp doanh nhân vướng lao lý Phiên tòa xét xử "đại án" kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB ngày 12/3 tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo. Đáng lưu ý, nhân vật mấu chốt được nhắc nhiều nhất là Trương Huệ Vân, Tổng giám đốc Công ty Tập đoàn quản lý Bất động sản Windsor. Bị cáo Trương Huệ...