“Bà trùm” trong đường dây lưu hành USD giả sa lưới
Ngày 16.10, Phòng 3 Cục Cảnh sát truy nã tội phạm cho biết đã phối hợp với Công an TP.HCM bắt giữ đối tượng truy nã Triệu Thị Phần (39 tuổi, quê quán tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang), phạm tội lưu hành tiền giả.
Đối tượng Triệu Thị Phần.
Ngay sau khi hoàn tất thủ tục hồ sơ ban đầu, Cục Cảnh sát truy nã tội phạm đã bàn giao đối tượng truy nã cho Công an tỉnh Long An tiếp tục thụ lý, điều tra theo thẩm quyền.
Đường dây vận chuyển, lưu hành USD giả được Công an tỉnh Long An phát hiện vào cuối năm 2015, khi một người đàn ông đến tiệm vàng Kim Thư thuộc thị trấn Bến Lức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An đổi tiền USD.
Theo tài liệu ban đầu của cơ quan chức năng tỉnh Long An, khoảng 15h ngày 26.12.2015, chủ tiệm vàng Kim Thư – bà Vương Đồng Thư sinh nghi khi thấy người đàn ông này mang đổi 10.000 USD, loại mệnh giá 100 USD có biểu hiện vội vã, liên tục giục bà chuyển tiền.
Bà Thư thấy người đàn ông này có vẻ quen quen, giống một người trước đã mang USD đến đổi tại tiệm vàng của bà. Trước đó một thời gian, cũng có một người đàn ông mang 35 tờ USD mệnh giá 100 USD đến đổi tại tiệm vàng Kim Thư.
Đổi tiền xong, bà Thư mang đến tiệm vàng ở huyện Bình Chánh, TP.HCM đổi 11 tờ USD mệnh giá 100 USD. Sau khi chủ tiệm phát hiện là USD giả, bà Thư hoảng quá bỏ trốn, chủ tiệm vàng đã tại TP.HCM đã ngậm ngùi mang số 1.100 USD giả đi đốt…
Từ vụ việc nêu trên, chủ tiệm vàng Kim Thư đã cảnh giác, kịp thời báo cho Công an thị trấn Bến Lức kiểm tra hành chính người đến đổi tiền. Người đổi tiền được xác định là Trần Trung Tín.
Lực lượng chức năng thu giữ trong người Tín 124 tờ USD mệnh giá 100 USD, tương đương 12.400 USD. Theo kết quả giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Long An, số USD mà Tín mang theo người chính là USD giả.
Điều tra mở rộng vụ án vận chuyển, lưu hành tiền giả nêu trên, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An xác định, Tín là một mắt xích trong đường dây. Các đối tượng đều là người tỉnh ngoài, trực tiếp giao dịch, liên lạc và vận chuyển USD đi tiêu thụ với số lượng lớn để thu lời bất chính.
Giá USD giả lấy bằng khoảng 40 – 50% giá USD thật trên thị trường. Với thủ đoạn hoạt động có tổ chức, lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thiếu thiết bị kiểm tra USD ở tiệm vàng, vùng nông thôn, các đối tượng đã trực tiếp giao cho đầu mối đi tiêu thụ USD tại các địa bàn nêu trên.
Video đang HOT
Ngày 1.1.2016, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã khởi tố vụ án vận chuyển, lưu hành tiền giả (đô la Mỹ). Quá trình điều tra, Công an tỉnh đã bắt giữ các đối tượng Nguyễn Văn Điều, Trần Văn Phúc, Phạm Thị Minh, Trần Trung Tín, Bùi Hải Hoài, Lê Thanh Dũng về tội vận chuyển, lưu hành tiền giả.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, tháng 8.2015, đối tượng Điều và Phúc quen biết nhau qua làm ăn, mua bán. Giữa tháng 12.2015, Phúc đã đặt vấn đề nhờ Điều tìm USD giả loại “không qua máy” để Phúc đi tiêu thụ.
Có mối đặt USD giả, Điều lập tức liên hệ với Triệu Thị Phần, Phạm Thị Minh và Dương Văn Hiển đặt hàng. Sau đó, Minh đã liên hệ với Bùi Hải Hoài để tìm nguồn tiền giả. Khi có người đặt hàng, Hoài nhớ đến Lê Thanh Dũng là người Hoài quen trong thời gian đi đảo Phú Quốc cùng làm ăn mua đồng đổi màu, Hoài đã chủ động liên hệ và được Dũng môi giới làm ăn với Nguyễn Văn Thức.
Trong tháng 12.2015, Dũng đã nhận từ Thức 130 tờ USD mệnh giá 100 USD và giao cho Hoài tại một khách sạn ở quận Bình Tân, TP.HCM, với giá bán bằng 40% giá trị tiền USD thật trên thị trường.
Sau khi có hàng, Hoài giao lại số tiền giả trên cho Minh với giá hoa hồng là 10%. Các đối tượng Minh và Phần tiếp tục chuyển cho đối tượng Hiển và Điều để giao cho Phúc đi tiêu thụ.
Có tiền USD giả trong tay, Phúc đã giao cho Tín đi tiêu thụ tại tiệm vàng Kim Thư trot lọt 3.500 USD, sau đó khi Tín mang tiếp 10.000 USD giả đến tiệm vàng đổi tiếp thì bị phát hiện bắt giữ.
Trong quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Long An đã điều tra bổ sung và khởi tố điều tra bổ sung đối với bị can Dương Văn Hiển và Triệu Thị Phần. Ngày 14.7.2016 đối tượng Dương Văn Hiển đã bị lực lượng công an bắt giữ, còn đối tượng Triệu Thị Phần vẫn bặt tăm.
Sau đó, ngày 27.7.2016, Công an tỉnh Long An đã ra lệnh truy nã số 04 đối với Triệu Thị Phần về hành vi lưu hành tiền giả. Quá trình rà soát các đối tượng truy nã, đầu tháng 10.2016, Phòng 3 Cục Cảnh sát truy nã tội phạm phát hiện, địa bàn hoạt động trước đây của đối tượng Triệu Thị Phần là ở TP.HCM.
Theo lời khai của các đối tượng trong đường dây thì thời điểm đường dây vận chuyển, lưu hành tiền giả bị triệt xóa, Triệu Thị Phần đang mang thai. Rà soát số phụ nữ là người Bắc có con nhỏ vào Nam sinh sống, làm ăn, các trinh sát đặc biệt chú ý tới một phụ nữ đang nuôi con trai nhỏ ở tại khu nhà cao cấp tại quận 5, TP.HCM.
Quá trình xác minh cho thấy, đứa con mang họ mẹ, là họ Triệu, trùng với họ của đối tượng truy nã. Thỉnh thoảng, hàng xóm có thấy một diễn viên đến nhà ở cùng hai mẹ con người phụ nữ rồi đi. Theo hàng xóm, chị này mới dọn về ở, khá kín tiếng và không giao du với ai trong khu vực.
Bằng biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác Phòng 3 Cục Cảnh sát truy nã tội phạm xác định người phụ nữ mới đến thuê nhà chính là Triệu Thị Phần – đối tượng truy nã do Công an tỉnh Long An ra lệnh từ tháng 7.2016. Kế hoạch bắt giữ đối tượng đã được tổ công tác Phòng 3 phối hợp với Công an phường 2, quận 5 bắt giữ.
Tại trụ sở công an, Triệu Thị Phần khai nhận, trong thời gian buôn bán nông sản đã quen và thuê trọ ở cùng Minh. Sau khi nghe tin đối tượng Minh bị bắt giữ, Phần đã dọn đồ, trả phòng trọ rồi bỏ trốn.
Sinh con xong, đối tượng Phần tiếp tục quay lại địa bàn TP.HCM làm ăn với vai trò môi giới buôn bán nông sản và khoáng sản mỏ tại Nghệ An, Thanh Hóa cho đến ngày bị công an bắt.
Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Long An tiếp tục thụ lý, điều tra mở rộng.
Theo Anh Hiếu (CAND)
Người đàn bà vừa được đặc xá cầm đầu đường dây buôn tiền giả
Vừa được đặc xá sau khi thụ án 4 năm về tội buôn tiền giả, Oanh tiếp tục kết nối với những đầu mối cũ, qua Trung Quốc mua tiền giả về chuyển cho các chân rết ở miền Trung đưa đi tiêu thụ.
Ngày 13/5, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) nhận được trình báo của một tiểu thương ở xã Bình Trị về việc phát hiện người lạ dùng tiền giả mua hàng. Làm việc với nhiều tiểu thường khác ở chợ quê Vinh Huy (xã Bình Trị), cảnh sát thu giữ 11 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng.
"Qua mô tả của tiểu thương, khách hàng là hai người đàn ông nói giọng Bắc. Chúng tôi nhận định ngay đây là nhóm tiêu thụ tiền giả chuyên nghiệp. Hàng chục trinh sát được cử đi điều tra", đại tá Trần Văn Xuân, Trưởng Công an huyện Thăng Bình kể.
Sau vài tiếng xác minh, công an nhận được tin, gần đây hai người đàn ông miền Bắc đến ở tại nhà một người dân tại xã Bình Định Nam nên tổ chức kiểm tra. Khi cảnh sát đến, hai anh em Đào Văn Cần (27 tuổi) và Đào Văn Ninh (35 tuổi, cùng trú huyện Phú Bình, Thái Nguyên) đang ăn nhậu cùng gia chủ. Kiểm tra balô của Cần, cảnh sát thu giữ gần 100 tờ tiền giả cùng mệnh giá 200.000 đồng.
Tại công an, cả hai khai nhận vốn nhiều năm làm phu vàng ở huyện Phước Sơn (Quảng Nam). Đầu tháng 5, bãi vàng của anh em Cần làm thuê bị truy quét nên tìm lên Đăk Lăk xin việc làm. Tại đây, Cần gặp người đồng hương Nguyễn Văn Tuân (35 tuổi) và Nguyễn Văn Hòa (48 tuổi, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Hòa sau đó rủ Cần cùng tham gia vào đường dây tiêu thụ tiền giả với tỷ lệ ăn chia 50/50. Đang túng tiền mua ma túy, Cần lập tức nhận lời.
Từ trái qua, Oanh, Nguyệt, Hòa, Tuyết và Cần khi bị bắt. Ảnh: C.A.
Sau khi tiêu thụ 20 triệu đồng ở các chợ tại Đăk Lăk, mang về chia cho Hòa một nửa, thấy dễ kiếm lợi, Cần rủ thêm anh trai là Ninh tham gia. Vốn quen biết nhiều người ở Quảng Nam, cả hai bắt xe đò xuống địa phương này. Nạn nhân của hai anh em Cần là những tiểu thương lớn tuổi, bán nhỏ lẻ ở chợ quê.
"Chúng thường sử dụng hai thủ đoạn, hoặc là mua các mặt hàng có giá trị lớn, kẹp tờ tiền thật phía ngoài để không bị phát hiện, sau đó về bán lại lấy tiền. Hoặc dùng tờ 200.000 đồng để mua các mặt hàng nhỏ như car điện thoại 10.000 đồng, dầu gội đầu... Khi công an đi xác minh, thu giữ tiền giả, nhiều tiểu thương không hề hay biết, họ khóc ngất vì bị lừa. Đối với những tiểu thường già ở chợ quê, 200.000 đồng là số tiền lớn", đại tá Xuân kể.
Suốt một đêm đấu tranh, Ninh và Cần mới chịu khai ra Hòa và Cần. "Sau khi cả hai đã chịu hợp tác, chúng tôi thuyết phục Cần gọi điện lên cho Hòa giả vờ đã tiêu hết tiền giả và hẹn tại một địa điểm ở Đăk Lăk để nhận thêm tiền", đại tá Xuân kể. Không nghĩ đang mắc bẫy, Hòa đến điểm hẹn và bị bắt khi đang giao tiền giả cho hai chân rết.
Vài ngày sau, Tuân cũng bị bắt với phương thức tương tự. Ngoài ra, lúc này còn có Đinh Thị Tuyết (32 tuổi, trú Quỳnh Lưu, Nghệ An), là bạn gái của Tuân và Nguyễn Thị Nguyệt (34 tuổi, trú Phú Bình, Thái Nguyên) cũng bị bắt khi cùng Tuân và Hòa mang tiền giả đi tiêu thụ.
Các chân rết đi tiêu thụ thường dùng thủ đoạn mua các mặt hàng nhỏ để được thối lại tiền thật. Ảnh: C.A
Làm việc với công an, Tuân và Hòa khai nhận người cung cấp tiền giả từ Chu Thị Oanh (47 tuổi, TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng). Một tổ trinh sát lập tức được cử đi Cao Bằng để điều tra người phụ nữ này. Hơn bốn năm trước, Oanh bị bắt trong một vụ án buôn bán tiền giả, sau đó bị tuyên phạt 4 năm tù. Ngày 2/9/2015, người phụ nữ này được đặc xá, ra tù trước thời hạn. Oanh ly hôn chồng, sau khi ra tù sống lang bạt.
Túng thiếu, Oanh quay lại con đường cũ, kết nối với những đầu mối cũ để tiếp tục buôn bán tiền giả. Oanh khai, sau khi sang Trung Quốc mua của một người phụ nữ tên A Mỉng, biết Hòa vốn từng đi tù về tội buôn bán tiền giả, Oanh kết nối với người này để tìm chân rết đi tiêu thụ.
Qua lời khai của Hòa, cảnh sát biết được Chu Thị Oanh sắp vào Tây Nguyên để giao "hàng", nên bố trí mai phục. Ngày 19/5, tại bến xe Đăk Nông, Oanh bị bắt quả tang khi đang vận chuyển 200 triệu đồng tiền giả cùng mệnh giá 200.000 đồng. Người phụ nữ này khai, vừa qua Trung Quốc mua số tiền này từ A Mỉng với giá 25 triệu đồng. Khi đang trên đường mang tiền giả vào giao cho Hòa và đồng bọn đưa đi tiêu thụ thì bị bắt.
200 triệu tiền giả bị phát hiện trên người Oanh. Ảnh: C.A
"Cô ta rất ranh mãnh, không chịu khai ra những vụ trước và chỉ thừa nhận vừa tham gia vụ này thì bị bắt", một điều tra viên cho hay. Theo cảnh sát, trong số bị bắt giữ, có 4 người bị nhiễm HIV nên rất liều lĩnh. Lúc bị bắt, túi quần của nhiều nghi can có kim tiêm dính máu.
Khám xét 7 nghi can và qua giao nộp của tiểu thương, cảnh sát thu giữ hơn 1.200 tờ tiền giả mệnh giá 200.000 đồng. Nhà chức trách nhận định, vẫn còn số lượng lớn tiền giả đang lưu hành trên thị trường, chưa thể thu hồi nên đang mở rộng điều tra.
Đây là đường dây tiêu thụ tiền giả lớn nhất tại Quảng Nam kể từ sau vụ án tiêu thụ hơn 1,4 tỷ đồng hồi năm 2002. Trong vụ án này, 17 bị can bị đưa ra xét xử, trong đó có 2 án tử hình. Hoàng Tú Liên (sinh 1960, Bằng Tường, Trung Quốc) sau đó được Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đưa về nước, không phải chịu án tử hình. Liên được xác định là người cầm đầu đường dây này.
Tiến Hùng
Theo VNE
Phá đường dây tiêu thụ tiền giả quy mô lớn Mua hàng trăm triệu tiền giả mệnh giá 200.000 đồng từ Trung Quốc, Oanh mang vào miền Trung bán lại cho các đầu mối. Sáng 1/6, Công an tỉnh Quảng Nam công bố thông tin phá đường dây mua bán, vận chuyển và tàng trữ tiền giả quy mô lớn. Theo đại tá Huỳnh Trung Nguyên, Phó giám đốc công an tỉnh, trung...