Bà “trùm” đường dây mua bán hóa đơn khống giá trị lớn sắp hầu tòa
Hoạt động mua bán hóa đơn khống của Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang và đồng phạm khó bị phát hiện vì đường dây này hoạt động tinh vi, chủ động “cắt đuôi” các sai phạm.
Theo lịch, dự kiến ngày 3/7 tới đây, TAND thành phố Hồ Chí Minh sẽ đưa vụ án In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn và Trốn thuế do bị can Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang (SN 1973, ngụ quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh) ra xét xử sơ thẩm.
Cùng bị xét xử với Trang còn có 38 đồng phạm khác giúp sức trong việc thực hiện hành vi phạm tội.
Phiên tòa dự kiến kéo dài từ ngày 3 đến ngày 8/7, do thẩm phán Ngô Ngọc Thắng làm chủ tọa.
Bị can Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang.
Theo nội dung vụ án, ngày 9/3/2023, lực lượng chức năng tuần tra trên tuyến đường Trần Hữu Trang (quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh), phát hiện đối tượng Mạc Trí Minh đang điều khiển xe có nhiều biểu hiện nghi vấn nên yêu cầu ngừng xe để kiểm tra.
Qua kiểm tra, đối tượng Minh khai nhận đang đi giao hồ sơ, tài liệu giúp Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang. Từ lời khai của Minh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an thành phố Hồ Chí Minh đã bắt giữ Trang và hàng loạt đối tượng liên quan.
Tiến hành khám xét 9 địa điểm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, công an thu giữ 70 con dấu doanh nghiệp, nhiều ổ cứng máy tính, điện thoại di động, một số lượng lớn hóa đơn, chứng từ ghi khống nội dung, trị giá.
Video đang HOT
Tại cơ quan điều tra, Mỹ Trang khai bắt đầu mua bán hóa đơn khống từ tháng 4/2017. Để phục vụ cho các hoạt động phi pháp của mình, Trang lấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân của người thân, hoặc mua chứng minh nhân dân, căn cước công dân ở các tiệm cầm đồ để thành lập nhiều công ty ma; mua lại những công ty lập ra nhưng không hoạt động.
Sau đó, Trang thuê Ngô Thị Bích Thủy làm dịch vụ thành lập pháp nhân mới, thay đổi pháp nhân không hoạt động mua lại trước đó, kêu gọi người thân hoặc người có quan hệ thân thiết tham gia đường dây mua bán hoá đơn trên và phân công nhiệm vụ, vai trò cho từng người rất chặt chẽ, nhằm mục đích hoạt động mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) khống, thu lợi bất chính số tiền lớn.
Trang là người trực tiếp tìm khách hàng trên mạng Internet, liên hệ qua ứng dụng Zalo để chào bán hóa đơn GTGT ghi khống nội dung, với mức giá thỏa thuận là 1,5% đến 2% trên trị giá hóa đơn chưa thuế.
Sau khi chốt đơn mua hóa đơn khống với khách hàng, Trang đẩy thông tin cho em gái của mình là Hoàng Ngọc Phượng Trân để Trân trực tiếp soạn thảo hợp đồng, xuất hóa đơn.
Trang cũng giao cho em gái trực tiếp quản lý các con dấu các công ty ma/pháp nhân ma, giấy đăng ký kinh doanh, chữ ký số, mở tài khoản, quản lý tài khoản và chủ động giao dịch chuyển khoản, thanh toán. Trân cũng là người kiểm tra thông tin hóa đơn khách hàng và thực hiện xuất hóa đơn điện tử, soạn thảo hợp đồng, quản lý tiền phí và báo cáo lại cho Trang.
Để tránh bị phát hiện, mỗi pháp nhân ma được thành lập, sau thời gian hoạt động xuất hóa đơn khống khoảng 3-4 tháng, Trang sẽ đóng mã số thuế, ngưng giao dịch. Sau đó, Trang lập và sử dụng pháp nhân “ma” mới nhằm tránh sự kiểm tra của cơ quan thuế và sự phát hiện của công an.
Bên cạnh đó, Trang kết nối và sử dụng các kế toán chuyên làm dịch vụ bao trọn gói từ đăng ký thuế, kê khai báo cáo, tự cân đối doanh số đầu ra, đầu vào tương ứng với hóa đơn khống xuất bán. Nhóm này đã tạo ra các chân rết để xuất khống hoá đơn cho các doanh nghiệp, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng và gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước với số tiền rất lớn.
Trong một thời gian dài, bị can Trang đã mua lại 21 pháp nhân, lập mới 20 pháp nhân tại các quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai. Tất cả 41 pháp nhân này đều không hoạt động thực, chỉ sử dụng để xuất khống hóa đơn.
Quá trình điều tra vụ án này, cơ quan điều tra đã xác định được hoạt động mua bán hóa đơn, trốn thuế của 31 công ty do Trang lập tại thành phố Hồ Chí Minh. Riêng 10 công ty Trang lập tại tỉnh Đồng Nai được tách hành vi giải quyết riêng.
Tổng cộng, 31 công ty do Trang lập tại thành phố Hồ Chí Minh đã xuất khống 35.273 hóa đơn GTGT cho hơn 6.476 cá nhân/tổ chức khác nhau trên 51 tỉnh thành của cả nước, với tổng giá trị hàng hóa/dịch vụ có giá trị trên hóa đơn sau thuế GTGT hơn 4.424 tỷ đồng.
Trùm giang hồ 'Quân Idol' và những tin nhắn bí mật với đàn em
Trùm giang hồ 'Quân Idol' (chủ mưu trong vụ vận chuyển 10kg ma túy) luôn có sẵn 3 đàn em giúp sức. Để thuận tiện trong điều hành, đối tượng Quân luôn nhắn tin bí mật với đàn em.
Ngày 16/5, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Trị cho biết, đã hoàn tất cáo trạng, truy tố Nguyễn Quốc Quân, tức 'Quân Idol' (33 tuổi, trú tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa), trùm giang hồ ở miền tây Quảng Trị, về tội danh "Vận chuyển trái phép chất ma túy".
Cùng bị truy tố về tội danh trên còn có 3 đàn em của Quân là Lê Văn Sơn (34 tuổi), Phạm Công Định (26 tuổi), Lê Duy Thịnh (27 tuổi, cùng trú huyện Cam Lộ).
Nguyễn Quốc Quân (Quân "Idol", ngồi) thời điểm bị công an bắt giữ. Ảnh: CACC
Theo cáo trạng, Quân sử dụng mạng xã hội Zalo, nhắn tin với nhiều ám hiệu rồi thu hồi tin nhắn để điều hành việc vận chuyển ma túy.
Đầu giờ chiều 12/2/2023, Quân nhắn tin qua Zalo cho Sơn với nội dung: "Tối hôm nay hoặc tối ngày mai thì có hàng về, có ai nhận không, tầm 10 cục".
Qua ám hiệu, Sơn hiểu hàng là ma túy, 10 cục tương ứng 10kg ma túy. Sau đó, Sơn gọi điện thoại cho Định và hỏi: "Có 10kg đi không?". Định hiểu nội dung là vận chuyển 10kg ma túy vào TP.HCM nên rủ thêm Thịnh cùng đi.
Sau đó, Thịnh đi mua 1 điện thoại mới, sim rác và vali để đựng ma túy.
Đến tối 12/2/2023, một người gọi điện thoại nói: "Mô rồi, đồ về gần tới rồi" và hẹn "lên Đầu Mầu" (tức đoạn Quốc lộ 9, qua địa phận xã Cam Thành, huyện Cam Lộ).
Định và Thịnh đi ô tô tới điểm hẹn, phát hiện một khối hộp chữ nhật được quấn băng keo đen ở lề đường, biết là ma túy nên dừng xe lấy lên ô tô rồi đưa về nhà Thịnh cất giấu.
Sáng 13/2/2023, Quân nhắn qua Zalo cho Sơn "đy đy". Tuy nhiên, Định đang làm gỗ tràm trong rừng nên hẹn trưa sẽ xuất phát. Quân tiếp tục chỉ đạo chia số ma túy vào 2 vali.
14h chiều, Định và Thịnh hẹn nhau dùng ô tô đưa ma túy vào TP.HCM. Khi đi trên Quốc lộ 1 đến địa phận huyện Hải Lăng, các đối tượng này bị công an giao thông ra hiệu lệnh dừng xe. Các đối tượng tăng tốc bỏ chạy rồi ném ma túy ra khỏi ô tô, ghi nhớ vị trí.
Tối cùng ngày, Sơn và Định dùng ô tô đi vào Quốc lộ 1 để tìm lại ma túy. Khoảng 21h45, tại km789 Quốc lộ 1 qua xã Hải Chánh, 2 đối tượng dừng ô tô để nhặt túi xách màu xanh đen ở bãi cỏ ven đường, bên trong có 7 gói ma túy, thì bị công an bắt giữ.
Tiếp đó, Định chỉ vị trí, giao nộp thêm vali còn lại chứa 3 gói ma túy.
Cơ quan chức năng kết luận Quân, Sơn, Định, Thịnh vận chuyển hơn 10kg ma túy loại ketamine.
Trong vụ án, Quân là chủ mưu, thuê Sơn, Định và Thịnh thực hiện hành vi vận chuyển ma túy.
Ngoài ra, 'Quân Idol' còn đang bị điều tra thêm về các hành vi cho vay lãi nặng, đe dọa giết người và cưỡng đoạt tài sản.
Triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia hoạt động rửa tiền hàng chục ngàn tỷ đồng Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động "Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới"; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực...