Ba Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội nhưng chỉ mới 1người bị cách chức
Ngày 14/12, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vì nỗ lực ban bố lệnh thiết quân luật bất thành của ông.
Tính cả ông Yoon thì Hàn Quốc đã có 3 vị tổng thống bị Quốc hội luận tội nhưng mới chỉ có 1 người bị cách chức và 1 người được phục hồi chức vụ.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phát biểu tại cuộc họp báo ở Seoul. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Sau khi đề xuất luận tội ông Yoon được thông qua tại Quốc hội, Tổng thống đã bị tước mọi quyền hành pháp. Tiếp đó, Quốc hội sẽ chuyển đề xuất lên Tòa án Hiến pháp, đề nghị cơ quan này tiến hành luận tội và bỏ phiếu để xem xét phế truất hoặc phục vụ chức vụ tổng thống trong thời hạn tối đa 180 ngày.
Trong thời gian chờ Tòa án Hiến pháp ra phán quyết, Tổng thống phải trao lại quyền cho Thủ tướng đương nhiệm.
Tại Hàn Quốc, vai trò định đoạt số phận chính trị của tổng thống bị luận tội được trao cho 9 thẩm phán Tòa án Hiến pháp. Các thẩm phán này sẽ nghe trình bày và lập luận từ Chủ tịch Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cũng như chính người bị luận tội hoặc đại diện pháp lý tình bày. Quyết định cuối cùng của Tòa án Hiến pháp sẽ được đưa ra bằng hình thức bỏ phiếu của các thẩm phán.
Video đang HOT
Tổng thống sẽ bị phế truất nếu ít nhất 6 thẩm phán Tòa án Hiến pháp ủng hộ luận tội và Hàn Quốc sẽ tổ chức tổng tuyển cử trong vòng 60 ngày tiếp theo để bầu ra người đứng đầu đất nước mới.
Tuy nhiên, quá trình này có thể đang bị cản trở bởi hiện nay Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc chỉ có 6 thẩm phán, do 3 người đã nghỉ hưu vào tháng 10 vừa qua và chưa có ứng viên kế nhiệm. Cơ quan này đã bãi bỏ quy định cần tối thiểu 7 thẩm phán để xử lý các vụ kiện, nhưng chưa rõ điều này có áp dụng với trường hợp luận tội tổng thống hay không.
Nếu quy định vẫn cần ít nhất 7 thẩm phán để ra phán quyết đối với việc luận tội tổng thống thì Tòa án Hiến pháp cần chờ đến khi Quốc hội nước này phê chuẩn thêm ít nhất 1 thẩm phán mới thì mới có thể tiến hành bỏ phiếu.
Hàn Quốc từng chứng kiến một tổng thống bị luận tội và phế truất theo quy trình này. Tháng 12/2016, Quốc hội Hàn Quốc bỏ phiếu thông qua đề xuất luận tội Tổng thống Park Geun-hye liên quan các cáo buộc để bạn thân Choi Soon-sil can thiệp vấn đề của nhà nước, thông đồng với bà này nhằm trục lợi từ các doanh nghiệp lớn và lơ là trách nhiệm trong vụ chìm phà năm 2014 khiến hơn 300 người chết.
Tháng 3/2017, Tòa án Hiến pháp ủng hộ việc luận tội và bà Park trở thành Tổng thống Hàn Quốc đầu tiên bị phế truất. Sau khi bị phế truất, bà bị truy tố với nhiều cáo buộc như lạm quyền, nhận hối lộ, tống tiền và làm lộ bí mật nhà nước và lĩnh án tù hơn 20 năm. Tháng 12/2021, bà Park được Tổng thống khi đó là ông Moon Jae-in ân xá, trả tự do vì có vấn đề về sức khỏe.
Trước đó vào năm 2004, Tổng thống Hàn Quốc khi đó là Roh Moo-hyun cũng bị Quốc hội luận tội với cáo buộc vi phạm luật bầu cử. Tuy nhiên, Tòa án Hiến pháp sau đó bác bỏ đề xuất và khôi phục quyền lực cho ông Roh để ông tiếp tục điều hành đất nước trong nhiệm kỳ của mình.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bị luận tội vì ban bố thiết quân luật
Ngày 14/12, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol vì nỗ lực ban bố lệnh thiết quân luật bất thành của ông.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol phát biểu tại cuộc họp báo ở Seoul. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo hãng thông tấn Yonhap, đề xuất luận tội Tổng thống Yoon đã được thông qua với 204 phiếu thuận và 85 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 8 phiếu không hợp lệ.
Động thái bỏ phiếu thông qua kiến nghị luận tội được thông qua sau 11 ngày Tổng thống Yoon đột ngột ban bố lệnh thiết quân luật, với lý do cần phải bảo vệ đất nước và duy trì trật tự xã hội chống lại "các thế lực chống nhà nước", nhằm ám chỉ tới phe đối lập.
Quốc hội Hàn Quốc đã tổ chức phiên họp toàn thể để bỏ phiếu về dự luật luận tội Tổng thống Yoon, liên quan đến quyết định ban bố thiết quân luật vào lúc 16h ngày 14/12. Đây là lần thứ 2 dự luật này được phe đối lập gồm 6 đảng đứng đầu là đảng Dân chủ (DP) đệ trình và đưa ra bỏ phiếu tại Quốc hội.
Cần phải có đa số 2/3 lá phiếu để thông qua động thái luận tội Tổng thống, trong đó phe đối lập chiếm 192 trong số 300 thành viên của Quốc hội.
Nỗ lực đầu tiên nhằm luận tội Tổng thống Yoon vào cuối tuần trước đã thất bại, sau khi gần như tất cả các nhà lập pháp của đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) cầm quyền phản đối cuộc bỏ phiếu.
Động thái luận tội thứ hai với ông Yoon đã được Đảng Dân chủ đối lập chính và năm đảng đối lập khác đưa ra vào hôm 12/12, cáo buộc ông vi phạm Hiến pháp và các luật khác khi ban bố thiết quân luật vào ngày 3/12. Thiết quân luật đã được dỡ bỏ 6 giờ sau khi Quốc hội bỏ phiếu bãi bỏ sắc lệnh này.
Động thái luận tội lần 2 đã được sửa đổi từ động thái lần đầu nhằm xóa bỏ một số cáo buộc chống lại ông Yoon, nhưng bổ sung thêm một số cáo buộc khác - bao gồm cáo buộc ông Yoon đã ra lệnh cho quân đội và cảnh sát bắt giữ các nhà lập pháp trong khi thiết quân luật có hiệu lực.
Sau khi bị luận tội, số phận chính trị của ông Yoon sẽ phụ thuộc vào Tòa án Hiến pháp, nơi sẽ đưa ra phán quyết về việc phục hồi chức vụ hoặc bãi chức ông. Trong thời gian chờ đợi, Thủ tướng Han Duck-soo sẽ giữ chức quyền tổng thống.
Nếu động thái luận tội được tích cực ủng hộ, ông Yoon sẽ trở thành tổng thống thứ hai bị phế truất sau cựu Tổng thống Park Geun-hye vào năm 2017.
Chính trường Hàn Quốc đối mặt khủng hoảng sau khi Tổng thống Yoon bị luận tội Sau khi Quốc hội Hàn Quốc hoàn tất quá trình luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol, quyền quyết định hiện thuộc về Tòa án Hiến pháp, nhưng chính trường nước này dự kiến sẽ phải đối mặt với những dư chấn không thể tránh khỏi trong những ngày tới. Chiều 14/12, Quốc hội Hàn Quốc gồm 300 ghế đã bỏ phiếu với...