Ba thách thức đối với Bộ trưởng GD&ĐT trong năm 2017

Theo dõi VGT trên

Năm nay, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và ngành giáo dục tiếp tục phải đi tìm lời giải cho bài toán chất lượng giáo dục đại học, vấn đề giáo viên và việc ứng dụng công nghệ thông tin.

Trả lời phỏng vấn báo chí dịp đầu năm mới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thừa nhận năm qua, giáo dục còn nhiều hạn chế, chưa làm được.

Năm 2017, tư lệnh ngành giáo dục tiếp tục phải đối mặt những vấn đề liên quan chất lượng giáo dục đại học, trình độ và thu nhập giáo viên, đổi mới công nghệ để phát triển.

Giáo dục đại học: Buông đầu vào chưa siết ‘cửa ra’

Chất lượng giáo dục đại học là bài toán nan giải nhiều năm nay, đặc biệt khi công tác kiểm định chất lượng và khâu siết đầu ra chưa được thắt chặt.

Năm 2017, Bộ GD&ĐT tiếp tục đổi mới thi cử với nhiều điểm mới. Trong đó, các môn (trừ Ngữ văn) và tổ hợp môn thi trắc nghiệm, khiến nhiều người lo ngại về tính chính xác, công bằng của kỳ thi.

Tháng 11, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo tuyển sinh đại học 2017, dự tính bỏ ngưỡng chất lượng đầu vào (điểm sàn), gây nhiều phản ứng trái chiều.

Nhiều người lo ngại việc mở cửa đầu vào khi chưa siết đầu ra sẽ dẫn đến tình trạng nhiều trường hạ điểm chuẩn xuống mức thấp để vơ vét thí sinh, ảnh hưởng chất lượng đào tạo và chủ trương phân luồng.

PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM – cho rằng nếu Bộ GD&ĐT bỏ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, những thí sinh đạt 8 – 9 điểm tổ hợp 3 môn xét tuyển cũng có thể đỗ đại học, chỉ cần các em đủ điểm tốt nghiệp THPT.

Từ nhận định đó, một số chuyên gia đề nghị bỏ chuẩn đầu vào nên tiến hành song song với kiểm định chất lượng và siết đầu ra. Nếu không thực hiện tốt việc này, giáo dục đại học sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn đào tạo ồ ạt nhưng không đảm bảo chất lượng, hàng loạt cử nhân thất nghiệp.

Theo thống kê năm 2016, số sinh viên ra trường không có việc làm là 191.000 người, dự đoán tăng lên 300.000 người trong 5 năm tới.

Video đang HOT

Thực trạng này đặt ra bài toán khó cho Bộ trưởng GD&ĐT trong năm 2017, nhất là khi kiểm định chất lượng bị đán.h giá còn mang tính hình thức, không hiệu quả.

Hiện tại, cả nước có 4 trung tâm kiểm định chất lượng, trong khi gần 500 trường đại học, cao đẳng. Công tác kiểm định đang quá tải, nhiều trường không đăng ký kiểm định, sinh viên “cứ vào được là ra được”.

Theo báo cáo gửi Quốc hội hồi tháng 11/2016, tính đến thời điểm đó, cả nước có 18 trường được đán.h giá ngoài. Trong đó, 6 trường được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục, 11 trường đang chờ công nhận, một trường không đạt chuẩn.

Ông Phạm Hiệp – nghiên cứu sinh tại ĐH Văn hoá Trung Hoa (Đài Loan, Trung Quốc) – đán.h giá hệ thống kiểm định chất lượng hiện nay còn khá sơ khai, lực lượng mỏng, mới làm nên lúng túng. Các quy định còn nhiều chi tiết rườm rà và gần như không ứng dụng công nghệ thông tin vào quy trình đán.h giá, dẫn tới quá tải.

Điều đó cho thấy nâng cao kiểm định chất lượng giáo dục đại học là một trong những thách thức khá lớn của ngành trong năm nay.

Ba thách thức đối với Bộ trưởng GD&ĐT trong năm 2017 - Hình 1

Nhiều thách thức với ngành giáo dục và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ trong năm 2017. Đồ họa: Phượng Nguyễn.

Thừa cử nhân sư phạm, thiếu giáo viên giỏi

Một vấn đề khác cần giải quyết trong năm 2017 là trình độ giáo viên yếu kém và thu nhập của thầy cô quá thấp. Bài toán này tồn tại từ lâu nhưng chưa tìm ra lời giải. Nó kéo theo nhiều bất cập như dạy thêm, học thêm tràn lan, gây bức xúc dư luận.

Theo báo cáo của ngành giáo dục gửi Quốc hội hồi tháng 11/2016, cả nước có gần 1,25 triệu giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn bất cập, cơ cấu chưa hợp lý, trình độ không đồng đều. Một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên chưa theo kịp yêu cầu đổi mới.

Nhìn chung, giáo viên nước ta nơi thừa chỗ thiếu và đến năm 2020, dự kiến thừa khoảng 70.100 sinh viên sư phạm tốt nghiệp. Mặt bằng trình độ của nhà giáo còn thấp, đặc biệt là giáo viên ngoại ngữ khi chỉ 33% cấp THCS và 26% cấp THPT đạt chuẩn.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cử nhân sư phạm nhưng lại thiếu giáo viên giỏi là khâu tuyển dụng, cũng như chính sách thu hút nhân tài.

Thực tế, tuyển sinh vào ngành sư phạm còn theo kiểu “vơ bèo vạt tép”. Năm 2016, cả nước có 96 mã ngành đào tạo sư phạm, phần lớn chỉ lấy điểm từ 16 đến 22, mức thấp so với các ngành khác như công an, y, dược…

Trả lời báo Lao Động, nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông là thầy, cô ở các trường công lập gần như không còn động lực với nghề do thu nhập không đủ sống.

Năm 2016, câu chuyện lương giáo viên cũng thu hút sự quan tâm của dư luận: Hàng trăm giáo viên ở TP.HCM dạy không lương hơn một năm, lương khởi điểm của giáo viên thấp hơn bảo vệ…

Thu nhập thấp buộc một số giáo viên phải dạy thêm để đảm bảo cuộc sống. Từ đây, tiêu cực nảy sinh khi không ít thầy cô dạy thêm tràn lan, tạo ra làn sóng tranh luận nên hay không nên cấm dạy thêm, học thêm.

Bên cạnh đó, lương giáo viên vẫn tính theo kiểu cào bằng, căn cứ chủ yếu vào thâm niên thay vì dựa vào tiêu chí chất lượng, hiệu quả công việc như các ngành nghề khác.

Cách làm này không tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, cản trở quá trình thu hút người tài vào ngành sư phạm.

Thách thức đặt ra cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là làm thế nào để xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, đồng thời tìm ra lời giải cho bài toán lương giáo viên.

PGS Văn Như Cương nhận định đây là vấn đề khó do không thể tăng lương cho giáo viên vì còn liên quan các ngành khác. Cấm dạy thêm hay không cũng là câu hỏi không dễ trả lời; nếu cấm giáo viên không đủ sống, không cấm lại phát sinh tiêu cực.

Đổi mới để tồn tại trong cuộc cách mạng 4.0

Theo nhiều chuyên gia, một bài toán khác đặt ra cho Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói riêng và ngành giáo dục nói chung là đổi mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để tồn tại trong cuộc cách mạng 4.0 – xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS).

Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng nếu không đổi mới, giáo dục đại học sẽ “chế.t” trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này là có cơ sở khi việc dạy và học ở nước ta hiện nay vẫn nặng về phương pháp truyền thống, lạc hậu.

PGS Văn Như Cương cho rằng việc áp dụng công nghệ vào giáo dục phổ thông còn mang tính hình thức, chưa phát huy thế mạnh của nó.

Trong khi đó, một chuyên gia khác nêu thực trạng ở bậc đại học, phương pháp đào tạo chủ yếu là thầy đọc, trò chép. Những kiến thức, kỹ năng sinh viên học từ trường chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế 3.0 và có thể hoàn toàn không hữu dụng với nền kinh tế 4.0.

Ba thách thức đối với Bộ trưởng GD&ĐT trong năm 2017 - Hình 2

Mô hình giảng đường thông minh được ứng dụng tại ĐH Y Dược Thái Nguyên. Ảnh: Nguyễn Sương.

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng GD&ĐT cho biết đến năm 2016, 100% nhà trường đã kết nối Internet, trong đó 85% kết nối cáp quang; website và email giáo dục được triển khai rộng khắp; 70% các trường học đã triển khai phần mềm quản lý nhà trường (trong đó 80% phần mềm trực tuyến).

Bộ đán.h giá cơ sở vật chất của nhiều trường đại học, cao đẳng đã được cải thiện và có môi trường sư phạm tốt; một số trường đã có các phòng thí nghiệm hiện đại, đáp ứng được nhiệm vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học; một số trường đã xây dựng được thư viện điện tử hiện đại, đạt tiêu chuẩn khu vực.

Song việc ứng dụng công nghệ thông tin trong môi trường giáo dục vẫn còn nhiều bất cập do thiếu thốn cơ sở vật chất, giáo viên kém công nghệ thông tin hoặc chỉ áp dụng máy móc, thiếu sáng tạo và chậm đổi mới.

Thực trạng này đặt ra thách thức không dễ thay đổi, nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được hình thành và có những đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như trí thông minh nhân tạo, robot, mạng Internet, phương tiện độc lập, in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học, khoa học về vật liệu, lưu trữ năng lượng và tin học lượng tử…

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Công chúa tai tiếng nhất Tây Du Ký 1986 ngày càng trẻ đẹp sau 38 năm, vướng ồn ào bá.n dâ.m vẫn được cả showbiz kiêng nể
06:45:10 29/09/2024
NÓNG: Negav xin lỗi sau phát ngôn "Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa"
06:05:54 29/09/2024
BTC Miss Cosmo lên tiếng về việc sập sân khấu chính tại TP.HCM tối 28/9
06:01:21 29/09/2024
Thái tử showbiz diễn dở đến mức bị yêu cầu giải nghệ, biểu cảm khoa trương không xứng được o bế
05:53:08 29/09/2024
Tấm cũng dở như Cám
06:53:29 29/09/2024
Sau Rodri nghỉ hết mùa, Pep Guardiola báo tin xấu về De Bruyne
00:54:16 29/09/2024
Park Bom gọi Lee Min Ho là chồng vì lý do này
06:10:12 29/09/2024
Fan1 "Anh trai say hi" phẫn nộ vì bị phân biệt đối xử tại concert
07:06:03 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mẹ chồng "đuổi khéo" con cháu ra khỏi nhà để con trai út lấy vợ

Góc tâm tình

08:27:29 29/09/2024
Mẹ chồng tôi thật vô lý khi em chồng tôi sắp lấy vợ nhưng lại được ở lại ngôi nhà của ông bà, còn chúng tôi lại phải đi thuê trong khi thu nhập eo hẹp.

Cần làm gì khi trẻ bị mụn trứng cá?

Làm đẹp

08:16:52 29/09/2024
Trẻ bị mụn trứng cá nặng dễ bị trầm cảm, ngại kết bạn và hạn chế học các kỹ năng xã hội vì tự ti về ngoại hình của mình.

Miss Cosmo 2024: Sân khấu bất ngờ đổ sập, 1 người bị thương, BTC lên tiếng?

Tv show

08:14:55 29/09/2024
Mới đây, hệ thống dàn đèn trên sân khấu Miss Cosmo 2024 vừa bất ngờ sập xuống khiến nhiều người hoang mang. Ngay trong đêm, BTC cuộc thi đã lên tiếng trấn an khán giả, đồng thời thông tin rõ vụ việc.

B.é gá.i 3 ngày tuổ.i đã bị teo thực quản

Sức khỏe

08:12:26 29/09/2024
Ngày 27/9, đại diện BVĐK tỉnh Khánh Hòa thông tin, bác sĩ của bệnh viện vừa phối hợp với kíp phẫu thuật của Bệnh viện Nhi Đồng TP HCM phẫu thuật thành công chobé gái 3 ngày tuổ.i bị teo thực quản.

Kiểu túi Hermès bà Trương Mỹ Lan xin lại: Trên thế giới ai từng sở hữu?

Thời trang

08:04:34 29/09/2024
Với độ hiếm cao cùng giá trị đắt đỏ, không nhiều người trên thế giới có thể mua được túi xách Hermès Birkin Himalaya.

Showbiz 29/9: 'Bà trùm hoa hậu' bênh vực Quế Anh khi bị chỉ trích nhan sắc

Sao việt

08:02:24 29/09/2024
Trước những ý kiến trái chiều về nhan sắc của Hoa hậu Quế Anh, bà trùm hoa hậu Phạm Kim Dung Phạm Kim Dung đã không ngần ngại lên tiếng bênh vực.

"Chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đạt được tất cả các mục tiêu"

Tin nổi bật

07:57:15 29/09/2024
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hoa Kỳ thành công tốt đẹp, đạt được ở mức cao tất cả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Hãng tin AFP bị tấ.n côn.g mạng

Thế giới

07:55:04 29/09/2024
Trong khi đang phân tích và xử lý sự cố, hãng khẳng định phòng tin tức của AFP và tất cả các dịch vụ của hãng vẫn tiếp tục đưa tin trên toàn thế giới.

Sao Hàn 29/9: Son Ye Jin hé lộ nơi ở, phim mới của Park Seo Joon b.ị ch.ê

Sao châu á

07:47:56 29/09/2024
Son Ye Jin khoe không gian riêng của con trai trong căn nhà mới, phim của Park Seo Joon, Han So Hee vừa lên sóng đã b.ị ch.ê.

MC Concert "Anh trai say hi" nhận bão phẫn nộ vì "ồn như cái chợ"

Nhạc việt

07:30:22 29/09/2024
Nhiều khán giả xem Võ Tấn Phát làm MC đã thể hiện sự khó chịu vì nam diễn viên ồn ào, nói chuyện theo kiểu la hét ầm ĩ.

Công chúa đẹp nhất phim Hoa ngữ hiện tại, nhan sắc cực phẩm xứng đáng phong thần

Hậu trường phim

07:11:58 29/09/2024
Mỹ nhân 33 tuổ.i trông vô cùng trẻ trung, xinh đẹp. Tạo hình của cô trong vai nữ chính Phùng Diệu Quân dù đơn giản nhưng vẫn ấn tượng, khiến công chúng mong chờ.