Bà Rịa – Vũng Tàu nhấn mạnh đổi mới phương pháp GD an toàn giao thông
Sở Bà Rịa-Vũng Tàu ban hành Kế hoạch công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông ngành GD&ĐT năm 2018.
ảnh minh họa
Trong đó nhấn mạnh thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và giải pháp của ngành Giáo dục được giao của Ban an toàn giao thông tỉnh và Bộ GD&ĐT.
Đổi mới phương thức tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phù hợp với chủ đề năm ATGT; tăng cường truyền thông trong giờ sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ nhiệm, các hoạt động ngoại khóa, trên các phương tiện thông tin trong nhà trường, mạng xã hội để giáo dục học sinh.
Kế hoạch cũng đưa yêu cầu 100% các trường từ mầm non đến THPT và giáo dục thường thường phải tổ chức phát động An toàn giao thông trong năm học 2017 – 2018.
Video đang HOT
Ngoài việc tuyên tuyền và cho học sinh kí cam kết, các trường cần phải có hướng dẫn thực hành cho học sinh đi bộ, đi bộ qua đường an toàn; cách đội mũ bảo hiểm đúng qui cách; đi xem đạp, xe đạp điện, xe gắn máy dưới 50 phân khối an toàn…
Theo Giaoducthoidai.vn
Rà soát trường mầm non khu công nghiệp
Ngành GD&ĐT hiện đang tiến hành rà soát thực trạng trường mầm non trong các khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX). Ghi nhận nhiều năm qua cho thấy công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng trường lớp mầm non ở các KCN, KCX, khu đông dân cư chưa được quan tâm đúng mức.
Trường lớp cho bậc học mầm non cần được quan tâm chu đáo hơn. Ảnh Vũ Đông.
Con công nhân khó vào nhà trẻ công
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, những năm gần đây, mỗi năm trẻ mầm non đến trường tăng khoảng 25.000 - 30.000 trẻ, trường công lập có sĩ số trẻ/lớp đông. Đặc biệt, các địa bàn có KCN, KCX dân số cơ học tăng nhanh, luôn biến động do công nhân làm việc chủ yếu theo hợp đồng ngắn hạn, công tác dự báo số trẻ đến trường/lớp mầm non khó chính xác.
Báo cáo của UBND huyện Đông Anh trong buổi làm việc với Đoàn công tác liên ngành khảo sát tại Trường Mầm non xã Kim Chung và tại KCN Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) mới đây cho hay: Địa bàn huyện hiện có khoảng 63.000 công nhân đang lao động và sinh sống, tập trung chủ yếu ở xã Kim Chung, Võng La. Số lượng trẻ mầm non tại đây tăng nhanh và không ổn định. Hệ thống trường lớp công lập chưa đáp ứng được nhu cầu; nhóm trẻ tư thục thành lập nhanh, nhiều nhóm vượt quá số trẻ theo quy định. Đa số các phòng học được cải tạo từ nhà ở nên thiết kế chưa phù hợp với trẻ, đồ dùng đồ chơi thiếu. Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục các nhóm trẻ tư thục không ổn định do giáo viên thay đổi thường xuyên...
Bà Đinh Thị Hương- phó phòng Giáo dục huyện Đông Anh cho hay: Hiện nay, tổng số trẻ em trên địa bàn huyện từ 0 đến 36 tháng là 13.890 trẻ. Số đến trường lớp có 6.801 trẻ, đạt tỷ lệ 49%. Riêng tại xã Võng La và Kim Chung, tổng số trẻ trong độ tuổi mầm non là 5.043 trẻ, trong đó 3.104 trẻ là con công nhân từ nơi khác, số trẻ đến trường lớp đạt 75,2%. Các KCN chưa xây dựng được trường mầm non, khu vui chơi, trung tâm y tế, nhà văn hóa cho công nhân, gây áp lực công tác tuyển sinh cũng như tình hình chính trị trên địa bàn các xã có khu công nghiệp.
Công tác quản lý cũng gặp nhiều khó khăn, cán bộ phòng, xã, trường mầm non chưa đủ thời gian kiểm tra sát sao các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Đời sống công nhân khu công nghiệp thấp trong khi phải thuê nhà, con gửi trường tư mức học phí cao... Để khắc phục khó khăn này, theo bà Hương, giải pháp là rà soát quỹ đất, ưu tiên dành quỹ đất cho giáo dục mầm non; khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư mở trường ngoài công lập, hạn chế việc mở các nhóm lớp độc lập nhỏ lẻ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho trẻ...
Trong chuyến kiểm tra liên ngành cuối tháng 1 vừa qua tại Quảng Ngãi do Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa làm Trưởng đoàn, UBND tỉnh cho hay: Địa bàn tỉnh hiện có 6 KCN lớn với tổng diện tích khoảng 10.000ha, với hơn 258 doanh nghiệp, trên 33.000 lao động, hơn 50% là nữ. Do nhu cầu lao động chủ yếu theo thời vụ, hợp đồng ngắn hạn, làm theo ca, lệch giờ nên nhu cầu gửi con ở các trường công lập rất khó đáp ứng, hầu hết đều gửi con tại các nhóm trẻ tư thục, độc lập. Các cơ sở giáo dục mầm non chỉ tiếp nhận trẻ từ 24 tháng tuổi, trong khi công nhân nữ chỉ được nghỉ thai sản quy định 6 tháng, dẫn đến nhóm trẻ độc lập tự phát, dịch vụ nhóm trông giữ trẻ tại gia đình, cơ sở chưa đảm bảo về phòng học, đồ dùng, người giữ trẻ không có chuyên môn.
Ông Lý Minh Phụng- trưởng phòng GD&ĐT huyện Sơn Tịnh cho biết: Huyện có KCN Tịnh Phong và KCN VSIP. Hiện tại, địa bàn huyện không có nhà trẻ dành cho KCN, chỉ có 1 trường mẫu giáo Tịnh Phong với 260 cháu, trong đó hơn 150 cháu là con công nhân, ngoài ra một số nhóm trẻ tự phát, phần lớn được cải tạo từ nhà ở thành nơi nuôi giữ trẻ. Các cô nuôi dạy trẻ cũng chỉ theo thời vụ, không giữ được lâu dài. Việc hỗ trợ xây dựng mầm non rất khó vì kinh phí lớn. Việc đa số các KCN không có cơ sở giáo dục mầm non đã dẫn đến gây áp lực và xảy ra tình trạng quá tải cho các trường mầm non trên địa bàn.
Chưa đạt mục tiêu
Đánh giá 2 năm thực hiện Chỉ thị 09/CT-Tg về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết về trường lớp mầm non ở KCN-KCX và tình hình phát triển mầm non ngoài công lập (MNNCL) giai đoạn 2011-2017, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho hay, việc phát triển giáo dục MNNCL hiện nay còn một số khó khăn, bất cập. Các nhà đầu tư chưa nhận được ưu đãi thích đáng về cơ chế chính sách, nguồn đầu tư, quyền sử dụng đất. Một số khu vực, do việc phát triển các KCN, KCX, khu đông dân cư chưa tính đến quy hoạch các thiết chế văn hóa, trong đó có cơ sở giáo dục mầm non.
Mặt khác, do đầu tư xã hội hóa cho các cơ sở giáo dục mầm non cần có vốn lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, nên chưa thực sự hấp dẫn nguồn lực của các nhà đầu tư. Công tác quản lý cơ sở giáo dục MNNCL nói chung và ở các KCN, KCX nói riêng còn chưa thực sự theo kịp đòi hỏi của thực tiễn.
Còn ông Nguyễn Bá Minh- vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng trường lớp mầm non ở các KCN, KCX, khu đông dân cư chưa được quan tâm đúng mức. Việc phát triển loại hình trường mầm non tư thục ở một số nơi có điều kiện kinh tế còn hạn chế. Trường tư thục khó cạnh tranh so với các trường công lập về các điều kiện đội ngũ, cơ sở vật chất, mức học phí...
Trong khi đó, khả năng đáp ứng nhu cầu gửi trẻ ở trường mầm non công lập không đảm bảo. Điều đáng nói là công tác quản lý các nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục hiện nay ở một số địa phương còn bất cập. Việc phối hợp giữa chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể và ngành GD&ĐT chưa chặt chẽ. Một số địa phương còn buông lỏng quản lý, chưa kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm tại các nhóm, lớp trẻ độc lập tư thục. Vì vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đối với trẻ.
Việc xây dựng trường không phải câu chuyện có thể làm ngay trong ngày một, ngày hai, nhưng rõ ràng suốt một thời gian dài, trường lớp cho trẻ mầm non tại các KCN chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi Chỉ thị số 09/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các KCN, KCX có yêu cầu: Các địa phương cần rà soát, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của mạng lưới trường, lớp mầm non ở địa phương, đặc biệt là khu vực các KCN, KCX; Tham mưu quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân, cán bộ và công nhân KCN;
Đảm bảo mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 trường mầm non công lập làm nòng cốt trong việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục. Đồng thời các địa phương cũng phải có các giải pháp để khuyến khích các trường mầm non công lập ở khu vực KCN nhận chăm sóc, giáo dục trẻ dưới 36 tháng tuổi đáp ứng nhu cầu của cán bộ và công nhân KCN.
Theo Daidoanket.vn
Bà Rịa-Vũng Tàu có 45 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia Ngày 30/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố kết quả kỳ thi tuyển học sinh giỏi quốc gia năm 2018. Trong kỳ thi này, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 45 học sinh đạt giải trong số 62 sinh tham gia. Đồng chí Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tặng quà cho các thí sinh tham...