Bà Rịa Vũng Tàu: Kiểm tra học kỳ nhiều môn theo đề thi chung
Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu hướng dẫn tổ chức kiểm tra học kì I đối với cấp trung học và giáo dục thường xuyên.
Ảnh minh họa/internet
Theo đó, đối với cấp học THCS, căn cứ vào hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019 – 2020, các phòng GD&ĐT lập kế hoạch hướng dẫn kiểm tra học kỳ I cho học sinh, học viên trên địa bàn, bảo đảm đề ra theo chuẩn kiến thức kỹ năng, đảm bảo đủ 4 mức độ và các yêu cầu của đề kiểm tra học kì.
Sở GD&ĐT lưu ý, kể từ năm học này, các phòng GD&ĐT ra đề kiểm tra chung cho cả học sinh cấp THCS của các trung tâm GDTX trên địa bàn (có học sinh cấp THCS). Trong đó, lịch kiểm tra theo lịch chung toàn tỉnh từ ngày 16/12/2019 đến 21/12/2019.
Đối với cấp học THPT và GDTX: Sở GD&ĐT ra đề 3 môn Toán, Ngữ Văn và Tiếng Anh cho ba khối 10, 11 và 12 của các trường THPT và trung tâm GDTX trong toàn tỉnh (kể cả học sinh lớp chuyên).
Thời gian làm bài Ngữ văn và Toán: 90 phút; Tiếng Anh: 50 phút (chung cho tất cả ba khối).
Môn Toán thi tự luận kết hợp với trắc nghiệm; môn Ngữ văn đề ra theo hình thức tự luận; môn Tiếng Anh thi tự luận kết hợp trắc nghiệm.
Đối với các môn Sở GD&ĐT ra đề, thời gian kiểm tra thực hiện trong các ngày: 18, 19, 20/12/2019.
Video đang HOT
Đối với các môn Sở GD&ĐT không ra đề: Các trường THPT và trung tâm GDTX căn cứ vào đặc điểm tình hình nhà trường để lên kế hoạch kiểm tra học kì theo quy định, đảm bảo đề kiểm tra có phần tự luận ít nhất 20% tổng số điểm; thành lập các Ban ra đề, sao in đề và tổ chức coi kiểm tra và chấm bài đúng quy định. Lịch kiểm tra theo lịch chung toàn tỉnh từ ngày 17/12/2019 đến 21/12/2019.
Với các trung tâm GDTX, đối với các môn Sở GD&ĐT không ra đề, các trung tâm có thể liên hệ với các đơn vị trường THPT trên địa bàn ra đề kiểm tra cho đơn vị mình.
Đối với các trung tâm GDTX có học sinh cấp THCS: gửi số lượng học sinh theo từng khối lớp về phòng GD&ĐT tại địa phương để được kiểm tra đề chung với phòng GD&ĐT. Đồng thời tổ chức thực hiện kiểm tra học kỳ đối với cấp THCS, các trung tâm thực hiện theo văn bản chỉ đạo của phòng GD&ĐT.
Hải Bình
Theo giaoducthoidai
Thi trắc nghiệm môn Toán: Phù hợp mục đích của Kỳ thi THPT quốc gia
Giáo viên, cán bộ quản lý ở nhiều trường THPT khẳng định: Giảng dạy môn Toán của nhà trường hiện nay vẫn bảo đảm cho học sinh hiểu được bản chất vấn đề, biết tư duy cách làm, cách lập luận và giải một bài Toán.
Việc kiểm tra, đánh giá luôn kết hợp hợp lý giữa tự luận và trắc nghiệm. Phát triển năng lực toán học đã được các nhà trường chú trọng trong cả một quá trình.
Việc đánh giá học sinh thông qua bài thi trắc nghiệm hoàn toàn phù hợp với xu hướng đổi mới. Ảnh: Quý Trung
Học sinh vẫn được dạy tư duy tự luận
Ở Trường THPT Yên Hòa (quận Cầu Giấy, Hà Nội), cô giáo dạy Toán - Nguyễn Thị Thu Hiền - cho biết: Từ khi Bộ GD&ĐT áp dụng thi trắc nghiệm môn Toántrong Kỳ thi THPT quốc gia, công tác dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh của nhà trường có thay đổi nhưng không đáng kể. "Chúng tôi vẫn dạy học sinh tư duy tự luận, biết cách phân tích và giải một bài toán bình thường như khi thi tự luận môn Toán trước đây.
Việc kiểm tra đánh giá ở lớp 10 và lớp 11, với những bài kiểm tra phần lý thuyết Toán học, giáo viên có thể sử dụng hình thức trắc nghiệm; nhưng các bài kiểm tra 1 tiết hoặc giữa kỳ, cuối kỳ sẽ chỉ là tự luận. Với học sinh lớp 12, chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm nhiều hơn để các em quen với phương thức thi THPT quốc gia", cô Hiền nói. Nữ giáo viên khẳng định, với cách thức giảng dạy, kiểm tra đánh giá như vậy, học sinh sau 3 năm học phổ thông sẽ nắm được nền tảng kiến thức, biết tư duy logic, biết cách phân tích và trình bày một bài giải Toán học.
"Dù bài thi cuối cùng đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông là tự luận hay trắc nghiệm, học sinh vẫn phải nắm được nền tảng và bản chất kiến thức mới có thể làm được. Yếu tố may rủi chỉ có thể xảy ra ở một vài câu hỏi trong số 50 câu hỏi của đề thi THPT quốc gia."
Hiệu trưởng Hà Xuân Nhâm
Thầy Hà Xuân Nhâm - Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa, Hà Nội) - khẳng định: Quan điểm và thực tế giảng dạy môn Toán của nhà trường hiện nay là đảm bảo cho học sinh hiểu được bản chất vấn đề, biết tư duy cách làm, cách lập luận và giải một bài toán.
Trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, nhà trường vẫn chủ yếu sử dụng các bài kiểm tra tự luận, kết hợp với một phần bài trắc nghiệm để học sinh làm quen phương thức thi của Kỳ thi THPT quốc gia.
Ảnh minh họa/ INT
Chưa thể kết luận sinh viên thi đầu vào bằng trắc nghiệm Toán kém hơn
Với quy mô, mục đích của Kỳ thi THPT quốc gia hiện nay, việc Bộ GD&ĐT tổ chức thi các môn theo hình thức trắc nghiệm khách quan (trừ môn Ngữ văn) là phù hợp.
Khẳng định điều này, ông Lê Bá Việt Hùng - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Phú Thọ, lý giải: Thi trắc nghiệm khách quan có ưu điểm lớn là số lượng câu hỏi nhiều nên bao quát được kiến thức của chương trình, hạn chế học tủ, học lệch; chấm thi trắc nghiệm bằng máy nên kết quả khách quan, chính xác; tiết kiệm được thời gian và kinh phí tổ chức thi....
Tuy nhiên, ông Hùng cũng cho biết: Thực tế hiện nay, có một số giáo viên dạy Toán theo kiểu "ứng thí", chỉ chú trọng dạy "mẹo", dạy "đoán" làm cho học sinh không hiểu bản chất, không được rèn kỹ năng lập luận, trình bày, không phát triển được năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy logic... (vốn là thế mạnh đặc trưng của Toán học).
"Để khắc phục tình trạng này, trong những năm qua, Sở GD&ĐT Phú Thọ đã chỉ đạo giáo viên dạy Toán nói riêng và các giáo viên môn khác nói chung: Dạy lý thuyết một cách cẩn thận giúp học sinh hiểu đúng bản chất các khái niệm, định lý, công thức, tính chất..., dạy học sinh biết vận dụng kiến thức để giải quyết các câu hỏi, bài tập và các vấn đề thực tiễn.
Trong quá trình dạy học, kiểm tra thường xuyên, định kỳ giáo viên kết hợp hài hòa cả hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục hạn chế của từng hình thức. Do vậy trong các kỳ thi (dù là thi tự luận hay trắc nghiệm khách quan) học sinh Phú Thọ luôn đạt kết quả cao" - ông Lê Bá Việt Hùng chia sẻ.
PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết: Việc thi trắc nghiệm phù hợp để đánh giá chất lượng giáo dục cho đại trà học sinh như mục tiêu chính của Kỳ thi THPT quốc gia. Với mức độ phân loại học sinh của đề thi, các trường ĐH cũng có thể căn cứ vào kết quả này để phục vụ công tác tuyển sinh. Điều này càng phù hợp với sự chuyển hướng xu thế từ ĐH tinh hoa (chỉ những tinh hoa - người tài giỏi mới được học ĐH) sang ĐH đại chúng hiện nay.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội những năm qua cũng lấy kết quả thi THPT quốc gia để tuyển chọn đầu vào và thực tế đã chọn được những thí sinh thuộc top 15% tốt nhất cả nước. Tuy nhiên, dù có kết quả đầu vào tốt nhưng nếu quá trình học tập ở trường ĐH sinh viên không chăm chỉ, nỗ lực thì kết quả đầu ra cũng khó có thể tốt được.
Điều này có nghĩa, kết quả học tập ở trường ĐH không chỉ phản ánh chất lượng đầu vào của học sinh mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. "Do đó, chưa thể kết luận sinh viên thi đầu vào bằng môn Toán trắc nghiệm có khả năng và kết quả học tập kém hơn sinh viên thi tự luận, nếu chưa có một phân tích tổng thể, khoa học trong một vài năm" - PGS Trần Văn Tớp nói.
Quỳnh Trang - Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Khoảng 10.000 học sinh Bến Tre được học ngoại khóa lập trình Scratch Sở GD&ĐT Bến Tre vừa có văn bản gửi các phòng GD&ĐT về việc triển khai giảng dạy ngôn ngữ lập trình Scratch năm học 2019-2020. Ảnh minh họa/internet Trong năm học 2019-2020, Sở GD&ĐT phối hợp với Trung tâm phát triển cộng đồng Mê Kông (Tổ chức Quỹ Dariu - the Dariu Foundation) tổ chức giảng dạy ngoại khóa ngôn ngữ lập...