Bà Rịa-Vũng Tàu: Hỗ trợ học phí cho trẻ mẫu giáo 3,4 tuổi ngoài công lập, học sinh THPT
Thời gian hỗ trợ tối đa không quá 9 tháng, áp dụng trong năm học 2022-2023.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có tờ trình HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 cho trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi, học sinh THPT công lập và ngoài công lập; học viên học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông.
Theo tờ trình, ngày 15-7, tỉnh đã ban hành chính sách hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non 5 tuổi, học sinh THCS công lập và ngoài công lập giai đoạn 2022-2025. Tuy nhiên, chưa có chính sách hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 cho trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo 3 tuổi, 4 tuổi, học sinh THPT công lập và ngoài công lập; học viên học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên.
Trong khi đó, sau đại dịch COVID-19, nhiều gia đình đang gặp khó khăn do chưa ổn định về thu nhập hàng tháng, mức thu học phí năm học 2022-2023 tăng cao hơn mức thu học phí năm học 2021-2022 khoảng bằng hoặc hơn 3 lần.
Căn cứ các quy định của pháp luật, công văn của Bộ GD&ĐT về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo năm học 2022-2023 thì việc HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách hỗ trợ học phí năm học 2022-2023 cho nhóm đối tượng trên là cần thiết.
Học sinh các cấp tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đều được quan tâm, có chính sách hỗ trợ hoặc miễn 100% học phí trong năm học 2022-2023. Ảnh: MT
Thời gian hỗ trợ theo số tháng học tập thực tế tại các cơ sở giáo dục theo quy định, tối đa không quá 9 tháng/năm học. Thời điểm áp dụng là năm học 2022-2023.
Video đang HOT
Ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ nhà trẻ, trẻ mẫu giáo 3,4 tuổi, học sinh THPT ngoài công lập. Các cơ sở giáo dục mầm non lập nhu cầu kinh phí chi trả cho các đối tượng được hỗ trợ và gửi về phòng GD&ĐT các địa phương.
HĐND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp Lần thứ 9 vào ngày 16-9 tới để xem xét thông qua một số tờ trình, trong đó có nội dung trên.
Đầu tư, sửa chữa cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học, ngành Giáo dục huyện Đăk Hà xin chủ trương xây dựng, sửa chữa phòng học, nhà vệ sinh và công trình nước sạch.
Học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng sát khuẩn trước khi vào lớp
Linh hoạt dạy học chương trình mới
Năm học 2022-2023, Trường Tiểu học Kim Đồng (huyện Đăk Hà, Kon Tum) có 650 em, trong đó lớp 1 là hơn 140 học sinh. Sau 2 năm bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, các em rất háo hức khi được đến trường học trực tiếp.
Cô Nguyễn Thị Thu Hằng - Hiệu trưởng nhà trường cho hay, 2 tuần đầu tiên nhà trường bố trí, sắp xếp cho học sinh lớp 1 được làm quen, nâng cao vốn tiếng Việt để tự tin, mạnh dạn hơn khi bước vào học chính thức.
Theo cô Hằng, mặc dù năm học này dịch Covid-19 đã được kiểm soát, tuy nhiên nhà trường không chủ quan mà vẫn đảm bảo các biện pháp an toàn về phòng, chống dịch cho giáo viên và học sinh.
"Trước khi vào lớp, học sinh được đo thân nhiệt và sát khuẩn kỹ lưỡng. Trong quá trình ngồi học các em vẫn sẽ đeo khẩu trang và giữ khoảng cách. Tuy nhiên, năm nay nhà trường cố gắng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, nhưng vẫn đảm bảo an toàn để trò vừa học, vừa chơi", cô Hằng nói.
Tương tự, những tuần đầu tiên, Trường Tiếu học - THCS Đăk Ui (huyện Đăk Hà) tổ chức cho học sinh lớp 1 ôn tập tiếng Việt.
Theo thầy Phạm Văn Tung, Hiệu trưởng nhà trường, năm học này toàn trường có khoảng 1.500 học sinh, đa số là người dân tộc thiểu số. Với 180 học sinh lớp 1, trong tuần làm quen đầu tiên còn nhiều bỡ ngỡ nhưng đến nay đã quen và dần vào guồng học tập.
Năm học 2022-2023, thực hiện Chương trình, SGK mới đối với lớp 3 và lớp 7, do đó, các điểm trường thôn đã được trang bị tivi, thiết bị nhằm đảm bảo việc dạy học, đặc biệt với môn tiếng Anh.
Còn với môn Tin học, nhà trường đang chọn phương án phù hợp nhất để đảm bảo tất cả học sinh đều được học tập. Ngoài ra, nhà trường cũng mong muốn giảm bớt chênh lệch giữa điểm trường thôn và điểm chính, trường vùng khó khăn với trường khu vực thuận lợi.
"Đơn vị không thể đưa máy tính, thiết bị vào các điểm trường thôn bởi không đủ kinh phí và cơ sở vật chất để bảo quản. Bên cạnh đó, điểm trường cũng không đủ phòng học để bố trí các thiết bị, máy móc phục vụ dạy môn Tin học. Chính vì vậy, đối với các tiết lý thuyết học sinh sẽ học tập tại điểm thôn. Ngoài ra, nhà trường sẽ bố trí, sắp xếp những tiết thực hành để học sinh ra trường chính học tập, đảm bảo lượng kiến thức theo yêu cầu", thầy Tung nói.
Đầu tư cơ sở vật chất
Học sinh Trường Tiếu học - THCS Đăk Ui còn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Năm học 2022-2023 toàn ngành Giáo dục huyện Đăk Hà có 41 đơn vị trường học với 726 lớp và hơn 22.000 học sinh.
Theo đại diện Phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà, toàn huyện có 1.261 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tuy nhiên, bước vào năm học mới, cấp mầm non đang thiếu 54 giáo viên, cấp tiểu học thiếu 113 người để đảm bảo tỷ lệ giáo viên dạy 2 buổi/ngày. Còn cấp THCS thừa giáo viên môn Địa lý, Sinh học, Ngữ văn và thiếu thầy, cô dạy Giáo dục công dân, Hóa học, Lịch sử, Công nghệ, Tin học.
Với hai môn học bắt buộc ở lớp 3, hiện toàn huyện có 20 giáo viên tiếng Anh và 10 giáo viên Tin học. Do đó, đơn vị sẽ chỉ đạo các trường bố trí giáo viên dạy 2 môn học này đảm bảo theo đúng quy định đối với lớp 3, sau đó mới đến lớp 4 và 5. Riêng môn Tin học, phòng sẽ bố trí giáo viên dạy liên trường.
Ngoài ra, đơn vị tham mưu UBND huyện xin chủ trương tiến hành sửa chữa các phòng học với số tiền 4,3 tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi sự nghiệp giáo dục. Cùng với đó, kinh phí mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết thị phục vụ công tác dạy học là hơn 6,1 tỷ đồng cho năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo.
"Để đảm bảo tất cả học sinh đủ SGK khi đến trường, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường tuyên truyền, vận động phụ huynh mua sách, dụng cụ học tập. Bên cạnh đó, kêu gọi các tổ chức, nhà hảo tâm hỗ trợ, giúp đỡ. Tính đến nay, 100% học sinh đã đủ SGK khi đến trường", bà Y Sương - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà nói.
Nhằm đảm bảo công tác vệ sinh trong trường học, Phòng GD&ĐT huyện Đăk Hà mong muốn các cấp quan tâm, đầu tư kinh phí để xây mới, sửa chữa công trình vệ sinh, nước sạch tại các điểm trường. Theo đó, sẽ xây mới 32 nhà vệ sinh cho học sinh, trong đó 22 điểm lẻ chưa có nhà vệ sinh và 10 trường trung tâm quá tải. Đồng thời, đầu tư 54 nguồn nước cho các điểm trường chưa có nước sạch. Ngoài ra, sửa chữa 39 nhà vệ sinh và 8 nguồn nước không đảm bảo vệ sinh.
Tinh giản biên chế giải bài toán thừa thiếu GV, có dễ để cho nghỉ hưu sớm? Các trường học hiện nay đang xảy ra tình trạng thừa - thiếu giáo viên, môn học này có thể thiếu, môn học khác lại đang dư thừa nên không thể tuyển mới. Trước khi bước vào năm học 2022-2023, nhiều địa phương lên tiếng về tình trạng thiếu giáo viên, một số môn học không có giáo viên để tuyển dụng khi...