Ba quán mỳ gà tần tấp nập tối mùa thu Hà Nội
Chiều về, hàng mỳ gà tần Hàng Cân, cơ sở mới ở Hàng Bút hay quán góc ngã tư Chả Cá bắt đầu đông khách những ngày sang thu.
Gà tần không chỉ là món ăn ngon mà còn rất bổ dưỡng, trước đây thường dùng cho người ốm tẩm bổ sau thời gian dưỡng bệnh. Sau này, không rõ từ bao giờ mà các đầu bếp đã quyết định kết hợp mỳ tôm gói với gà tần để tạo nên món ăn tưởng như không liên quan nhưng lại hấp dẫn vô cùng.
Ăn bát mỳ nóng vào ngày hè làm nhiều cô nàng e sợ nhưng khi tiết trời sang thu, thời tiết buổi tối mát mẻ, thì thưởng thức tô gà tần ăn kèm mỳ tôm quả thật tuyệt vời. Bát mỳ gà tần thường không ngon mắt vì màu sắc kém hấp dẫn, lại khá kén người ăn bởi không phải ai cũng thích mùi vị thuốc bắc nhưng với những ai đã thích thì chắc chắn sẽ nghiện.
Mỳ gà tần không chỉ bổ mà hương vị rất thơm ngon. Ảnh: Nguyên Chi
Món ăn được tạo thành từ hai nguyên liệu chính, một là nồi gà tần thuốc bắc thơm thoang thoảng đặc trưng với thịt gà, rau ngải cứu, táo tàu, hạt sen, kỳ tử… Nước dùng có vị ngọt của thịt gà, kết hợp với vị đắng nhè nhẹ của các vị thuốc bắc, màu nâu sậm, bốc khói nghi ngút.
Phần còn lại là mỳ tôm loại gói bán sẵn vốn dĩ đã quá quen thuộc. Tuy nhiên, mỳ không được chần trước để tránh bị mềm nhũn khi thực khách để lâu. Chủ quán sẽ cho gà và rau ngải cứu vào trước, sau đó cho mỳ tôm và giá đỗ, cuối cùng sẽ dội thẳng nước dùng đang nóng bỏng lưỡi lên trên cùng. Với cách làm này, mỳ sẽ vẫn giữ được vị giòn giòn, cứng vừa phải và quan trọng là lâu bị trương nhũn.
Miếng thịt gà mềm ngọt, chắc thịt, thấm đủ gia vị, rau ngải cứu được xào từ trước nên không còn vị đắng nhiều còn nước dùng vừa miệng, thanh cảnh, không bị ngấy mỡ. Thực khách chấm thịt gà cùng muối chanh ớt cho thêm đậm đà. Do kết hợp nhiều vị thuốc bắc nên mỳ gà tần khá bổ dưỡng, nhiều đạm nên no bụng, lại có thể chống được đau đầu.
Ở Hà Nội, mỳ gà tần chỉ có một vài địa chỉ thuộc hàng “lão làng”, mở ra cả thập kỷ, không biển hiệu hoành tráng nhưng chưa bao giờ vắng khách.
Ngã tư Lương Văn Can – Hàng Bồ – Hàng Cân
Nổi tiếng nhất là quán mỳ ở vỉa hè phố Hàng Cân, đoạn cắt với Hàng Bồ. Gọi là quán cho sang chứ thực ra khách được xếp ngồi men theo vỉa hè, quanh bốt điện ngay ngã tư và ngay sát mặt đường. Chật chội, tù túng, tạm bợ là vậy nhưng khách vẫn kéo tới đây mỗi chiều nườm nượp, đặc biệt là trong những buổi tối mát trời.
Quán mỳ gà tần ở góc ngã tư Lương Văn Can – Hàng Cân – Hàng Bồ. Ảnh: Yên Hoa
Quán đã mở ở góc ngã tư này được hơn 20 năm và góp phần làm nên thương hiệu ẩm thực cho khu phố cổ. Theo nhiều thực khách, không chỉ lâu năm, nếu xét về hương vị thì đây cũng là nơi xuất sắc nhất. Nước dùng và gà đều đủ độ, vừa miệng, không bị ngấy.
Bạn có thể gọi thêm một bát gà không nếu ăn xong vẫn còn thòm thèm. Giá một bát mỳ gà tần khoảng 45.000 đồng. Điểm trừ lớn nhất chính là vị trí ngồi của quán hoàn toàn lộ thiên và sát được đi lại nên với những ai khó tính sẽ không chịu được khói bụi. Hơn nữa, vào những ngày mưa, bạn cũng khó có thể thưởng thức ở đây được.
Quán chỉ mở cửa từ buổi chiều, có chỗ để xe và người trông xe nhưng mất thêm phí. Hiện quán đã có cơ sở 2, địa điểm này giờ chỉ ngồi được rất ít khách.
Video đang HOT
>> Bản đồ đường tới quán
Số 4 Hàng Bút
Đây chính là cơ sở 2 của mỳ gà tần Lương Văn Can chuyển về. Địa điểm mới này cách chỗ cũ không xa, chỉ rẽ qua vài con phố nhỏ là tới. Tuy vậy, quán này cũng không lớn hơn là bao, chỉ kê đủ 4-5 chiếc bàn nhựa ở trong nhà nhưng cũng “khang trang” hơn cơ sở cũ khá nhiều.
Ảnh: Yên Hoa
Con phố Hàng Bút rất yên tĩnh nên bạn không lo cảnh xô bồ, ồn ào, ăn mau mau chóng chóng rồi phải đứng lên. Tại cơ sở này, bạn không mất phí gửi xe, chỗ để xe lại khá rộng rãi và hương vị mỳ không thay đổi nhiều.
>> Bản đồ đường tới quán
Ngã tư Lãn Ông – Chả Cá
Đây là quán tiết tần, vốn đã nổi danh từ lâu trong dãy phố chuyên bán thuốc bắc này. Về sau, chú chủ quán bán thêm mỳ gà tần cho thực khách nào có nhu cầu. Xét về hương vị thì mỳ ở đây không xuất sắc bằng hai cơ sở còn lại bởi nước dùng phần nhiều ngọt từ những miếng tiết đông. Nhưng chính điều này lại làm nên hương vị khá đặc biệt cho bát mỳ nơi đây.
Tuy hương vị không được như hàng mỳ ở Hàng Cân nhưng mỳ gà tần Lãn Ông ăn cũng khá ổn. Ảnh: Nguyên Chi
Ngoài mỳ, bạn có thể gọi tiết tần ăn riêng, món ăn bổ dưỡng và hấp dẫn nhưng cũng khá kén người ăn. Hoặc bạn có thể gặm nhấm vài chiếc chân gà luộn chấm muối chanh ớt, giản dị nhưng ngon tuyệt. Vũ khí bí mật khác của quán còn nằm ở khoai lang tẩm bột chiên.
Nhiều bạn thú thực rằng, không thích ăn tiết cũng như các món tần nhưng đến đây chỉ vì trót mê mẩn món khoai đặc biệt có một không hai này. Lớp vỏ tẩm bột sau khi chiên giòn sẽ có màu cam ngon mắt, quyện với khoai bên trong, hơi dẻo dẻo, ngọt nhẹ nên không nhanh ngán.
Khách tới đây có thể gọi thêm tiết tần hoặc khoai lang tẩm bột rán. Ảnh Nguyên Chi
Quán này cũng chỉ bán buổi chiều, từ 5h chiều. Các ngày Rằm, mùng Một, quán nghỉ. Bạn có thể để xe sang vỉa hè ở góc ngã tư đối diện, theo hướng dẫn của chủ quán.
Nguyên Chi
Theo Ngôi Sao
Xích lại gần vang!
Ba ba bốn chân và hai chân (papa*) đều rớt giá - cơ hội hay thách thức cho những người trong cuộc?
Ngon chịu không nổi! Ba ba nấu vang
Nhẹ nhàng thôi, thử mang con nhỏ đi... tắm rượu vang cốt để đại tu... đứa lớn! Máy móc chính hãng còn hư hao huống chi bằng xương bằng thịt.
Song, người khác máy ở chỗ: đôi khi "trái tim lầm chỗ để trên đầu" (thơ Tố Hữu). Cho nên, rất cần chút phiêu bồng của âm nhạc, những ngọn nến lung linh và ánh nhìn ngọt ngào âu yếm. Hay nói cách khác là, xin một buổi sống chậm cùng cố nhân!
"ôi khi trộm nhìn em, xem dung nhan ấy chứ bây giờ ra sao... Đêm thâu đêm, giấc mộng xanh xao... Mà anh chim vút cánh bay, thăm thẳm đường dài..." (Trộm Nhìn Nhau, Trầm Tử Thiêng). Giọng ca sĩ Hoàng Oanh thời thanh xuân khi thánh thót, lúc thổn thức như tiếng thở dài thân quen, từ đĩa nhựa cải tiến ra đời khoảng thập niên 90. Lời nhạc mượt mà, sâu lắng đến nao lòng.
Hơn sáu mùa sim chín, đôi ta mới tao ngộ trong một "rừng" vang, thật ấm cúng, lãng mạn, giữa trung tâm Sài Gòn ồn ào, náo nhiệt. Em "lá ngọc cành vàng", tôi lãng tử long đong, xin còn nhớ tên nhau!
Chết mê! Thưởng vang với ba ba xào gừng.
Anh chưa quên, em rất mê món ba ba nấu vang thơm thanh thoát. Em còn lém lỉnh phán: "Phái đẹp nên ăn con đực và ngược lại", mới hợp nguyên tắc âm dương. Có lý! Tuy nhiên, em dẫn giải từ Đông y cho rằng, thịt ba ba bổ âm cho nên nữ ăn tốt hơn nam là chưa chuẩn xác. Bởi theo ông Nguyễn Phúc Ưng Viên, thầy thuốc thừa truyền vương triều Nguyễn, ở quận Gò Vấp, TP.HCM, bình thường, phái mạnh luôn dư dương còn phái nữ luôn thiếu phần thừa ấy và ngược lại. Do vậy, nếu luận chuyện ăn gì bổ nấy cho thấu đáo, em cần cân nhắc thật kỹ.
Thôi rồi! Em lại rưng rưng ngấn lệ. Ngàn lần xin lỗi em, vì anh không quen "bờ môi chót lưỡi". Và rất sợ nước mắt mỹ nhân! Thôi đành tự phạt một ly rượu chát cho... vừa lòng em!
Em ơi! Muôn thuở, "tình yêu như tờ giấy trắng". Say vang, anh khờ khạo đến sáng mai. Say em, khờ dại trọn đường trần ai!
Một góc "rừng" vang thật ấm cúng và lãng mạn ở số 4 - 6 Hồ Huấn Nghiệp, P.Bến Nghé, Q.1, TP.HCM
Hoài cổ với máy hát đĩa nhựa cải tiến, từ thập niên 90
Cách chế biến món ba ba om (um) lá cách, theo hướng dẫn của ông Nguyễn Phúc Ưng Viên. Món này có công dụng bồi bổ khí huyết, trợ gan giải độc tốt hơn, nam hay nữ dùng đều tốt, theo y thực triều Nguyễn.
(lưu ý, ba ba dù mới chết cũng không nên ăn) - Pha nước muối hột hơi mặn vừa ngập, thả ba ba vào từ 30 - 60 phút, cho nó khờ (liệt kháng). Trụng tiếp vào nồi nước ớt nóng khác, có pha ít muối. Lấy ra, mổ xẻ, rửa sạch sẽ bằng nước ấm.
- Nướng sơ vài củ gừng nguyên vỏ, vắt lấy nước cốt hoặc đập giập, giã nhuyễn bôi đều lên thịt da ba ba.
- Kế tiếp, rưới ít rượu nếp nguyên chất vào, trộn đều. Vớt ra, thui sơ trên bếp than hồng.
- Dùng nồi đất là thích hợp và kinh tế (so với nồi đồng, bạc). Nhờ giữ nhiệt lâu, nên ăn sạch nồi vẫn còn âm ấm.
- Đổ ngập nước dừa Xiêm tươi, hầm lửa lớn. Đặc biệt, không nêm: tiêu, đường.
- Lúc nước hầm cạn còn 2/3 nồi, đổ tiếp nước dừa ngập xăm xắp, lửa riu riu. Hầm tiếp, đến lúc miếng thịt gần mềm dẻo thì nêm nếm ít: nước mắm ngon, muối, gừng củ nướng sơ xắt rối cho vừa miệng.
- Tắt lửa, cho mớ lá cách non và dày dày vào.
Chú thích:
(*): Ba hoặc bố, từ gọi thân mật của người Pháp.
Bài: Tạ Tri
Ảnh: Anh Dũng
Theo Sài Gòn Ẩm Thực
Ăn cơm tấm sườn bì chả đúng kiểu Sài Gòn tại Hà Nội Cơm tấm Sài Gòn là món ăn no đã đi vào tiềm thức của bao nhiêu thế hệ người dân Sài Gòn, có lẽ người Sài Gòn ăn cơm tấm cũng nhiều như người Hà Nội ăn phở. Một suất cơm tấm đặc trưng bao gồm cơm tấm - sườn nướng - bì - chả chưng - mỡ hành - nước mắm -...