Ba phi hành gia trở về Trái Đất an toàn sau nửa năm trên Trạm ISS
Ngày 17/4, hai phi hành gia người Nga và một phi hành gia Mỹ đã về đến Trái Đất trên thảo nguyên của Kazakhstan sau sứ mệnh kéo dài nửa năm trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS).
Nữ phi hành gia Kate Rubins. Ảnh: NASA
Hai phi hành gia Sergei Ryzhikov và Sergei Kud-Sverchkov cũng như nữ Tiến sĩ Kate Rubins, phi hành gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã đáp xuống khu vực cách Zhezkazgan 150km về phía Đông Nam lúc 04h55 GMT, (tức 11h55 theo giờ Việt Nam).
Với chuyến trở về từ Trạm ISS, nhà sinh học phân tử Rubins, 42 tuổi và cựu phi công quân sự Ryzhikov, 46 tuổi, đã hoàn thành thành nhiệm thứ hai trong không gian vũ trụ. Cả hai từng làm nhiệm vụ trên ISS trong lần phóng vào tháng 7 và tháng 10/2016. Trong khi đó, phi hành gia Kud-Sverchkov, 39 tuổi, cũng là cựu quân nhân, hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên ngoài vũ trụ.
Nữ phi hành gia Rubins sẽ trở lại trung tâm của NASA ở Houston, Mỹ, trong khi hai đồng nghiệp Ryzhikov và Kud-Sverchkov sẽ trở về thủ đô Moskva của Nga.
Trong nhiệm vụ đầu tiên ngoài không gian vũ trụ năm 2016, Tiến sĩ Rubins đã trở thành người đầu tiên giải mã chuỗi ADN trong không gian. Trong lần thứ hai ngoài vũ trụ, nữ phi hành gia tiếp tục các hoạt động về giải trình tự, làm các thí nghiệm về tim mạch và giám sát một số củ cải trồng trong quỹ đạo và thu hoạch chúng để phân tích ở Trái Đất.
Dự kiến, hai phi hành gia Shane Kimbrough và Megan McArthur của NASA, phi hành gia Akihiko
Hoshide của Nhật Bản và phi hành gia Thomas Pesquet của Cơ quan Vũ trụ châu Âu sẽ lên Trạm ISS vào ngày thứ Sáu tuần tới và nhóm 4 phi hành gia sắp được thay thế dự kiến sẽ trở về Trái Đất vào ngày 28/4 tới.
Bầu cử Mỹ 2020: Lá phiếu đặc biệt, duy nhất được 'bỏ' từ độ cao 400 km
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, sẽ có một lá phiếu không phải được kiểm đếm từ các thùng phiếu hay qua đường bưu điện, mà là từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ở độ cao hơn 400km so với mặt đất.
Kate Rubin bên cạnh hòm phiếu đặc biệt trên trạm ISS. Ảnh: NASA
Nhà du hành Kate Rubin của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) là người vinh dự được "bỏ" lá phiếu này. "Tôi nghĩ rằng việc tất cả mọi người cùng bỏ phiếu thực sự rất quan trọng. Và nếu có thể làm điều đó từ trên không gian thì tôi nghĩ những cử tri Mỹ hoàn toàn có thể làm vậy dưới mặt đất", Rubins chia sẻ với hãng tin AP hồi tháng trước.
Nhưng bà không phải là cử tri đầu tiên thực hiện quyền, nghĩa vụ bỏ phiếu trên quỹ đạo. Trong hàng thập kỉ qua, các nhà du hành vũ trụ của Nga hay Mỹ đều làm điều này, kể cả là bầu cử Tổng thống hay bầu cử địa phương.
Về cách thức thực hiện, các cử tri đặc biệt này có thể bỏ phiếu thông qua việc nhận phiếu bầu đã được mã hóa từ trung tâm kiểm soát mặt đất gửi lên. Sau đó họ sẽ điền vào phiếu và gửi về Trái Đất, để nhân viên đăng ký chuyển ngược phiếu điện tử và kiểm đếm.
Quy trình này hoàn toàn hợp lệ, bởi bang Texas đã thông qua đạo luật, cho phép công dân bỏ phiếu từ quỹ đạo. Không phải bang nào cũng có quy định này. Nhưng tất cả các nhà du hành vũ trụ của NASA đều cần phải sống gần Houston, bang Texas, nên luật của Texas được áp dụng với số cử tri đặc biệt này.
Bé 8 tháng tuổi tử vong thương tâm, nghi bị anh trai 3 tuổi bắn Cảnh sát Houston (Mỹ) đã khẩn thiết đưa ra lời cảnh báo với các bậc phụ huynh sau khi một bé 8 tháng tuổi bị bắn chết bởi anh trai 3 tuổi tại nhà riêng. Trợ lý cảnh sát trưởng tai Houston (Mỹ), bà Wendy Baimbridge đã thông tin về cái chết thương tâm của một bé 8 thảng tuổi trong khu vực....