Ba phép lịch sự gây hại cho con bạn
Ép con chào người lạ, bố mẹ đang khiến con đánh mất cơ chế “tự bảo vệ”.
Ứng xử lịch sự là chuẩn mực mà nhiều cha mẹ đặt ra cho con cái, xã hội cũng coi đó là thước đo sự giáo dục của cha mẹ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ mắc lỗi áp đặt các quy tắc lịch sự sai cách, vô tình đưa con vào những khuôn mẫu sai lầm khiến con cái bị ảnh hưởng tâm lý.
Dưới đây là ba phép lịch sự gây hại cho con:
1. Buộc con nhường nhịn trẻ bé hơn
Nhiều cha mẹ áp đặt rằng đứa lớn phải nhường nhịn trẻ bé hơn, tuy nhiên quan điểm lịch sự này sẽ có thể làm tổn thương ý thức của trẻ em về quyền sở hữu. Ví dụ, một bé 4 tuổi đang chơi món đồ chơi của mình, em gái 2 tuổi chạy đến đòi bằng được món đồ đó. Người mẹ chạy tới dỗ dành con bé, nói với con lớn: “Em nhỏ, con phải nhường cho em. Hãy đưa nó cho em ngay”.
Ảnh: thoughtco.
Quan niệm “kính trên nhường dưới” này khiến trẻ hoang mang về việc phải trao sở hữu của mình cho người khác, chỉ vì đối phương nhỏ tuổi hơn. Cách ứng xử này vô tình gây ra sự mất bình đẳng trong các mối quan hệ, đồng thời gieo mầm suy nghĩ cho trẻ rằng có thể ỷ lại mình bé hơn để vòi vĩnh, giằng giật, hoặc được đối xử dễ dãi hơn so với người khác.
2. Buộc trẻ nói lời chào
Video đang HOT
Bạn có thể bắt gặp tình huống này ở nhiều nơi: Người mẹ cùng con đi siêu thị thì gặp một cô bạn thân. Vui mừng, mẹ quay sang con trai, yêu cầu cậu bé “Chào cô đi con”. Tuy nhiên, đứa bé không những không chào, còn quay đi chỗ khác và tỏ ra không thích. Người mẹ mất vui, nghiêm mặt yêu cầu lần nữa, và khi con không tuân thủ, cô mắng con là đứa hư, không nghe lời, khó bảo… Đứa trẻ sau đó gào khóc vì tức giận.
Chào là một nghi thức xã hội cơ bản, một kỹ năng mà mọi trẻ đều được đào tạo. Tuy nhiên, nếu bạn gượng ép con bật ra lời chào, mệnh lệnh này thường phản tác dụng, đặc biệt với trẻ cá tính, dễ nổi loạn. Việc nhắc nhở trẻ trước đám đông về việc chào hỏi vô tình biến trẻ thành thụ động, khiến đứa bé thu mình, ngại giao tiếp, xấu hổ với việc phải làm hài lòng người khác.
Đừng quên, tâm lý không thích chào hỏi là hết sức bình thường của trẻ, xuất phát từ việc cảm thấy xa lạ, hoặc tâm lý đang không vui, hoặc đơn giản là bé đang hướng chú ý đến điều khác.
Với trẻ nhạy cảm, có sự cảnh giác nhất định với người lạ, việc trở nên gần gũi sẽ đòi hỏi nhiều thời gian. Đó đơn thuần là cơ chế “tự bảo vệ” của bé, bởi thông qua cơ chế này, trẻ tự học cách phân biệt những người mình “có thể tin cậy” – “không thể tin cậy”, thực chất là một loại cảm xúc bản năng. Cha mẹ nên cho con cơ hội phát triển cảm xúc bản năng này, giống như một dạng “camera an ninh” của chính mình.
Dạy con chào hỏi đúng cách là biến mình thành hình mẫu cho trẻ, ví dụ mẹ có thể chủ động niềm nở, vui vẻ với khách, trong khi đứa trẻ quan sát mẹ để học theo. Bạn cũng có thể chủ động giới thiệu con với bạn của mình, để trẻ dần tiếp cận với người đối diện. Khi trẻ không chào, cũng không nên đặt nặng việc này và mắng con trước đám đông. Bạn có thể về nhà, lựa lúc vui vẻ và hỏi con sao lại không chào, đồng thời nhắc nhở con ý thức về việc chào hỏi như một biểu hiện của sự yêu quý, tôn trọng. Dần dà, bé sẽ hiểu quy tắc đơn giản đó.
3. Bắt trẻ khiêm tốn khi được khen ngợi
Khiêm tốn là một đức tính tốt, nhưng trong một số hoàn cảnh, việc bắt buộc trẻ phải khiêm tốn sẽ khiến bé đánh mất sự tự tin.
Ví dụ, một bà mẹ cho con tập xe. Nhiều người qua lại khen cậu bé: Con đạp xe giỏi quá. Người mẹ – với tính cách khiêm tốn vốn có đã nói: “Đâu có, mấy đứa trẻ khác còn giỏi hơn con tôi nhiều”.
Câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt này lại có tác động lớn đến cậu bé. Thay vì cảm thấy được động viên, khuyến khích, cậu bé sẽ nảy sinh sự hồ nghi: “Hóa ra mình chẳng giỏi giang gì, nhiều người giỏi hơn mình”. Thậm chí, trẻ hiểu là mẹ không đánh giá tốt những thể hiện của mình, so sánh mình không bằng những bạn khác.
Trước mỗi lời khen, điều đầu tiên cha mẹ làm không phải là khiêm tốn khước từ, mà là học cách đón nhận. Bạn có thể sử dụng quy tắc giao tiếp: 5 điểm cảm ơn, 3 điểm hỗ trợ, 2 điểm kỳ vọng. Tức là: Bạn cảm ơn sự khen ngợi của đối phương, sau đó bạn đề cập đến sự tích cực của trẻ để đạt thành quả, và thứ ba là bày tỏ kỳ vọng con sẽ làm tốt hơn nữa trong tương lai.
Thùy Linh
Theo Gmw/VNE
Khách hỏi sao nói chuyện không có chủ ngữ, chủ shop đáp trả cực gắt: Giữa trưa sức đâu mà phát biểu dong dài!
Câu chuyện chủ shop và vị "thượng đế" hiện gây tranh cãi trên MXH.
Đã bỏ tiền đi shopping thì ai cũng mong nhận về tay sản phẩm giống hình và thái độ chăm sóc thân thiện từ người bán. Bởi giả sử khi muốn mua đồ mà gặp phải "shop chảnh", nói 2 câu cãi chem chẻm 3 câu thì mood chưa kịp tụt đã lười biếng bỏ chạy.
Mới đây, đoạn chat của một fanpage bán hàng online được một thanh niên chia sẻ rộng rãi trên hội nhóm đông người theo dõi. Kèm theo đó, anh chàng bực tức kể: "Khi bạn tới tháng nhưng vẫn bị bắt bán hàng. Giờ rep lại sao cho bõ tức đây các thánh khẩu nghiệp. Mình cũng là người tiếp xúc nhiều khách hàng, cũng là người mua hàng, nên hiểu đơn giản rằng: Chẳng ai là thượng đế, chẳng ai phải chiều chuộng quỵ lụy ai. Nhưng giao tiếp với nhau thì giữ phép lịch sự tối thiểu. Vậy thôi."
Không phải dạng vừa, khách phản dame khiến "thượng đế" muối mặt.
Rõ ràng trong câu chuyện này, ai cũng có cái lý của người đấy và cho rằng mình đúng. Khách bỏ tiền ra mua thì mong mình được "o bế", chủ shop buôn bán thì muốn chốt đơn nhanh lẹ để còn làm việc khác. Nhanh chóng, rất nhiều luồng ý kiến trái chiều đã được đưa ra trong tình huống gây tranh cãi này:
Cuối cùng thì ai đúng ai sai đây? (Ảnh minh hoạ).
- Bạn bán hàng bảo thấy có hình thì nhắn tin hỏi vậy. Có thể lúc đó do mạng chậm bạn í chỉ mới nhìn hình, chưa nhìn thấy tin nhắn tiếp của khách nên hỏi vậy thôi mà. Làm gì phải gắt gao quá chi chủ thớt ơi.
- Có phải bạn bè đâu rep vậy, muốn nghỉ trưa thì tắt máy rồi ngủ cho đã đi rồi rep khách. Người ta mua đồ mà làm như ăn xin lê lết đợi bố thí không bằng. Tao coi mà tao tức á!
- Chắc nhiều người không thích như này. Mình thì cũng thấy thoải mái thôi nhưng cái đoạn sau không chấp nhận nổi.
- Làm tao nhớ hôm gần tết cũng mua cái giỏ sale 99k, ship vào đây hết 30k, nhận hàng xong hí hửng mở ra coi thấy phía trong rách tang hoang lòi miếng lót ra. Nhắn tin hỏi shop sao bị vậy, thì shop hỏi ngược lại "Có bị rách nhiều không, nếu không thì bạn lấy keo dán lại giùm mình nhá, hàng sale 99k vậy là rẻ lắm rồi á bạn". Không lẽ lại bảo sale 99k thì phải chịu mua hàng rách à? Tức quá xoá tin nhắn không thèm trả lời luôn.
Theo Helino
Đừng tưởng ép uống rượu, nhìn pass điện thoại của người khác là hay Dưới đây là những hành động bạn nên tránh nếu muốn trở thành người biết điều và được yêu quý. Hút thuốc không những có hại cho sức khỏe của người hút, mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh. Đừng vì thói quen của mình làm người khác khó chịu. Bạn có thể chọn nơi khác để nói chuyện, trao đổi...