‘Bà nội không phải là bà nội’
‘ Bà nội không phải là bà nội’, khi nghe người cháu của mình nói, trái ngược với sự ngơ ngác của con dâu, nhà quản lý giáo dục Bùi Trân Phượng rất xúc động.
Mẹ là mẹ, mẹ cũng là bạn của con! – HỮU LUẬN
Làm bạn với con, làm bạn với cháu là từ ngữ những bậc phụ huynh, người làm cha mẹ, ông bà đều đã thấy rất quen thuộc. Tuy nhiên, vận dụng vào thực tế mỗi gia đình, để mỗi đứa con thật sự là người bạn của mình không hẳn là việc đơn giản.
Đừng coi chuyện con kể là ‘điều vớ vẩn’
Chị Đỗ Thị Thương, 29 tuổi, làm tự do trong mảng truyền thông, hiện đang trú ở đường Xuân Hồng, Quận Tân Bình, TP.HCM tâm sự:”Tôi nghĩ là trẻ con sẽ có những tâm sự, thắc mắc, câu chuyện dưới góc nhìn của nó. Từ nhỏ hãy tập thói quen nói chuyện thật nhiều với con, dù chỉ từ chuyện trăng sao, cái cây, con vịt nhưng nó cho con cảm giác, mẹ cha là bạn, là nơi con có thể kể bất cứ điều gì con muốn. Đừng coi chuyện con kể là điều vớ vẩn. Nếu sau này, có những khó khăn, những áp lực, những điều khiến con bất an, con cũng không ngại ngùng sẻ chia cùng cha mẹ”.
Với nhiều người mẹ, làm bạn với con, là cùng con đọc sách, dạo phố, cà phê, mua sắm, hay cùng đi xem phim, vẽ tranh, chụp ảnh với nhau.
Trong không gian khá thư giãn tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM vừa cho phép khách hàng thưởng thức đồ uống và vẽ bức tranh của mình, chúng tôi gặp Nguyễn Anh Thư, 27 tuổi và mẹ là Nguyễn Thị Hồng, 57 tuổi. Họ là đôi bạn thân, từng cùng nhau khám phá nhiều hàng cà phê, cửa hàng quần áo và quán ăn. Một sáng thứ bảy họ quyết định cùng nhau đi vẽ tranh. Với bà Hồng, ngồi nhìn con vẽ tranh, dù chỉ im lặng, hoặc thi thoảng góp ý “chỗ này nên đậm hơn” thôi, cũng là một cách chia sẻ cùng con.
“Cô ngồi và nhìn con vẽ. Nó thích vẽ lắm, ngày nhỏ cô hay mua màu và giấy. Hai mẹ con đi và chụp với nhau nhiều ảnh đẹp, sau này nó lấy chồng rồi, làm gì còn được đi chung nhiều thế nữa”, bà Nguyễn Thị Hồng mỉm cười, nhìn bàn tay con gái đang quết màu xanh dương thành những đám mây.
Cha mẹ lơ là vấn đề của con, “bão tố” xảy ra
Video đang HOT
Tiến sĩ, nhà quản lý giáo dục Bùi Trân Phượng trong một buổi trò chuyện tại Đường sách TP.HCM về chủ đề giáo dục trẻ em rất vui vẻ kể câu chuyện của chính gia đình bà. Vì thấu hiểu tâm lý trẻ thơ, hay đọc sách, trò chuyện với cháu nội, bà Bùi Trân Phượng rất được cháu của mình yêu quý.
Mỗi lần bà từ TP.HCM ra Hà Nội thăm, cháu nội đã đón tận cửa và luôn miệng hỏi “bà nội mua sách gì cho con vậy”. Hai bà cháu rất hay nói chuyện qua điện thoại với nhau. Một lần trong một câu chuyện vui, không biết người mẹ của em bé đã nghe con nói điều gì đó với bà thì nhắc “không được nói như thế nhé”, em bé nói lớn “nhưng bà nội không phải là bà nội. Bà nội là bạn của con mà”. Mẹ em bé ngơ ngác, còn bà Bùi Trân Phượng thì thấy trong lòng lâng lâng, xúc động. Người cháu nội của mình đã thật sự coi mình là bạn.
Trước khi làm bạn với cháu, nhà quản lý giáo dục Bùi Trân Phượng cũng chia sẻ, bà và chồng mình đã là người bạn lớn của các con mình. Con trai bà khi có bất cứ khó khăn nào, từ chuyện “làm sao để biết cô gái đó có thích mình hay không”, “nên tặng món quà gì đầu tiên cho bạn gái” anh đều mang tới “chuyên gia gỡ rối” là hai cha mẹ.
“Có lần chồng tôi đóng vai người đưa thư để tặng hoa cho cô bé mà con trai tôi đang rất thích. Rồi có một lần, chồng tôi bảo tôi phải làm gì đi thôi, ông ấy phát hoảng vì con trai kêu chán đời, không thiết sống gì trên đời này nữa. Tôi thì rất bình tĩnh, tôi vào bếp, nấu một vài món mà con thích và gọi nó xuống ăn, nó ăn rất hào hứng và quên hết chuyện “không thiết sống”. Cha mẹ hãy tôn trọng con, lắng nghe con, đừng coi thường những vấn đề con nêu ra, có những giai đoạn con ở lằn ranh giữa trẻ con – người lớn, chỉ cần mình lơ là một chút thôi thì bão táp sẽ xảy ra, không thể lường trước được”, bà Bùi Trân Phượng chia sẻ.
Do đó, nữ tiến sĩ cho rằng, sẽ thật hạnh phúc, nếu mỗi người con, coi cha mẹ, ông bà là người bạn tin cậy, gần gũi để sẵn sàng chia sẻ câu chuyện.
“Cha mẹ hãy tôn trọng con, lắng nghe con, đừng coi thường những vấn đề con nêu ra, có những giai đoạn con ở lằn ranh giữa trẻ con – người lớn, chỉ cần mình lơ là một chút thôi thì bão táp sẽ xảy ra, không thể lường trước được”
TS Bùi Trân Phượng
MC Thanh Thảo, mẹ của hai người con thì cho hay, một trong những cách để chị làm bạn với con, là có thể hỏi con với những khúc mắc của chính mình: “Các cha mẹ đừng nghĩ là con còn nhỏ, con không hiểu chuyện, nói với con cũng không giải quyết được việc gì. Có những lần Thảo có những chuyện căng thẳng, áp lực trong công việc, Thảo về nói chuyện cho con nghe và con cho Thảo những lời khuyên rất bất ngờ. Trẻ em với những góc nhìn đặc biệt, đôi khi sẽ có những giải pháp hay không ngờ cho những khó khăn mà các ông bố bà mẹ đang nghĩ là nó rất trầm trọng”., Thảo nhắn nhủ.
Theo thanhnien
Giáo viên ngại... đọc sách
Trong khi chúng ta lo lắng học trò không có thói quen đọc sách thì một thực trạng được nhiều người cảnh báo: Giáo viên cũng... lười đọc sách.
Trong tọa đàm mới đây về việc đưa sách vào trường học diễn ra ở TPHCM, bà Nguyễn Thị Ngọc Diệp, Trường song ngữ Horizon cảnh báo thực trạng các nhà quản lý giáo dục phổ thông chỉ chú trọng tỷ lệ lên lớp, kết quả các kỳ thi; thầy cô tập trung hết cho việc hoàn thành chương trình, kế hoạch, chỉ tiêu.
Thầy trò Trường tiểu học Hùng Vương, Q.5, TPHCM trong giờ đọc sách
"Học sinh của chúng ta chỉ thuần túy đọc, học SGK, học thuộc lòng đề cương. Và một sự thật trong trường học là ngay cả thầy cô giáo cũng rất ít người có thói quen đọc sách", bà Diệp cảnh báo.
Hiệu trưởng một Trường tiểu học ở Bình Dương kể lại, khi bà triển khai tiết đọc sách 35 phút/tiết bắt buộc trong nhà trường thì nhiều giáo viên (GV) không tham gia. Hoặc tham gia nhưng khi kiểm tra thực tế thì hầu hết GV lại dùng tiết cùng đọc sách với học trò dành cho việc học văn hóa với lý do môn học chưa xong, cần thời gian để học thêm.
Chính thầy cô cũng chưa thấy được giá trị của việc đọc sách cho chính mình và tạo thói quen cho học trò.
Cô Nguyễn Hằng, một GV tiểu học kể, khi Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT được triển khai ban đầu cô cũng lấn cấn, phản đối. Nhưng đọc đi đọc lại cuốn Totto Chan - Cô bé bên cửa sổ, cô càng hiểu việc bỏ chấm điểm ở bậc tiểu học là việc cần phải làm vì chính học trò.
Nhưng khi cô nói với đồng nghiệp thì họ phản đối, nói họ đọc sách đi, họ cũng lắc đầu. Thực hiện dự án về sách, cô Hằng ấp ủ kế hoạch kêu gọi các nguồn tài chính để mua sách tặng GV. Theo cô GV là người cần đọc nhiều nhất, người thầy ngại đọc sách dễ dẫn đến cái nhìn phiến diện, thiếu đa chiều...
Thu hút vô số trẻ em nghèo đến thư viện miễn phí tại nhà để đọc sách, đưa sách đến tận lớp, tận trường cho học trò nhưng cô Huỳnh Thị Thanh Phương (người sáng lập Không gian đọc Củ Chi, TPHCM) phải thừa nhận mình "thất bại" trong việc "rủ" đồng nghiệp đọc sách. Là một GV, hết sức quan tâm đến sách, cô khẳng định, hầu hết GV ở trường mình không đọc sách.
Có rất nhiều lí do để họ khước từ việc đọc sách như không có thời gian, làm biếng, không có thói quen, thấy không cần thiết... Có nhiều đồng nghiệp nói với cô rằng, cứ cầm sách là họ buồn ngủ.
Học sinh TPHCM đọc sách. (Ảnh tư liệu tọa đàm "Làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ")
Quan tâm đến vấn các đề giáo dục, điều nhà văn Trần Nhã Thụy đau đáu nhất chính là thực trạng đọc sách của chính thầy cô. Ông đã phải tự đặt câu hỏi: Thầy bây giờ có mấy người đọc sách?
Ông biết có những người làm thầy nhưng không đọc một cuốn sách nào ngoài giáo khoa, giáo trình, tài liệu. Họ say sưa với các hoạt động liên quan đến thành tích, học vị, chức vụ...
Nhiều người quên mất rằng bản chất của sự học chính là tự học và học suốt đời; vai trò của người thầy không chỉ dạy trò viết chữ, giải toán, làm văn... mà chính là dạy học trò làm người. Những điều này rất khó tách rời vai trò của việc đọc sách.
Giáo viên hiện nay cũng là sản phẩm của giáo dục nặng thi cử, điểm số, chưa thật sự coi trọng đến văn hóa đọc, đến khả năng tự học của mỗi người.
Tuy nhiên, một khi đã chọn công việc của một nhà giáo, hơn ai hết mỗi người thầy cần chủ động "lấp chỗ trống" những hạn chế của bản thân, thầy có khả năng tự học mới truyền được khát khao tự học sang học trò.
Thấy được hạn chế "ngại" đọc sách của GV, những năm gần đây một số trường sư phạm liên tục tổ chức nhiều chuyên đề, bồi dưỡng về kỹ năng tự học thông qua việc đọc sách cho sinh viên các khoa. Trong đó nhấn mạnh đến thông điệp, mỗi người thầy hãy tập yêu sách để đến với học trò, với thế giới gần hơn, bản lĩnh hơn nhưng cũng nhân văn hơn.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Ông chồng Singapore kể về khó khăn của vợ khi làm giáo viên mầm non Công việc bận rộn khiến giáo viên khó cân bằng cuộc sống cá nhân, nhưng họ vẫn thường bị đánh giá thấp và bị phụ huynh trút giận. Là chồng của một giáo viên mầm non, Ismail Tahir chứng kiến những khó khăn mà vợ anh, Aliya đã trải qua trong sáu năm gắn bó với nghề từ năm 2013, theo Coconuts Singapore....