Ba nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục Đà Nẵng
Kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nói trên là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng đối với đơn vị, trường học.
Ba nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng giao cho ngành giáo dục địa phương năm 2018 được triển khai gắn kết với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Giáo dục
Ngày 21/3, ông Nguyễn Đình Vĩnh, giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng cho biết, sở này vừa ban hành kế hoạch triển khai ba nhiệm vụ trọng tâm năm 2018.
Trước đó, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã giao cho sở này ba nhiệm vụ gồm: Thực hiện thí điểm thu nhận trẻ từ 6 – 18 tháng tuổi vào các trường mầm non công lập trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 – 2019.
Phổ cập bơi cho học sinh tiểu học trên toàn địa bàn thành phố. Và nhiệm vụ thứ ba là nâng hạng công tác cải cách hành chính, văn thư – lưu trữ, công nghệ thông tin của sở Giáo dục và Đào tạo.
Ông Vĩnh cho hay, trên cơ sở ba nhiệm vụ trọng tâm được Ủy ban nhân dân thành phố giao, sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
Triển khai sâu rộng trong toàn ngành về ba nhiệm vụ trọng tâm năm 2018 do thành phố giao.
Video đang HOT
Trong đó, xác định vai trò, trách nhiệm cụ thể của các phòng ban sở, các đơn vị, trường học và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong việc triển khai thực hiện.
Xây dựng các giải pháp, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
Ba nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban nhân dân thành phố giao năm 2018 được triển khai gắn kết với việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2017 – 2018 của ngành.
“Kế hoạch là cơ sở để sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và đánh giá tình hình triển khai thực hiện của các đơn vị, trường học.
Kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban nhân dân thành phố giao được xem là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại thi đua, khen thưởng đối với đơn vị, trường học”, ông Vĩnh thông tin.
Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu, phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể;
Chỉ đạo, hướng dẫn các trường học trên địa bàn tích cực triển khai thực hiện 3 nhiệm vụ trọng tâm của ngành gắn với 3 nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban nhân dân quận, huyện.
Các đơn vị, trường học trực thuộc sở cần xây dựng kế hoạch cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của đơn vị.
Thủ trưởng các đơn vị, trường học phân công lãnh đạo phụ trách, theo dõi việc triển khai thực hiện kế hoạch tại cơ quan, đơn vị.
Kế hoạch triển khai của các đơn vị, trường học gửi về sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 18/4.
“Yêu cầu trưởng các phòng sở, thủ trưởng các đơn vị, trường học nghiêm túc triển khai thực hiện.
Kế hoạch triển khai và báo cáo về tình hình thực hiện gửi về sở Giáo dục và Đào tạo thông qua Văn phòng sở bằng văn bản và Hệ thống thông tin chính quyền điện tử thành phố”, ông Vĩnh yêu cầu.
Theo Giaoduc.net
Vụ "cô giáo quỳ gối": Chưa thể kỷ luật cô giáo
Sai phạm của cô giáo B.T.C.N. trong vụ việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh ở Long An đang được xác định mức độ. Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể thực thi hình thức kỷ luật đối với cô N. do cô đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Nếu bị kỷ luật, cô N trong việc "cô giáo quỳ gối" sẽ được hoãn xử lý vì đang nuôi con nhỏ
Liên quan đến sự việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh xảy ra tại Trường tiểu học Bình Chánh, Bến Lức, Long An, cô N. đã sai quy định ngành, vi phạm đạo đức nhà trong trong việc sử dụng biện pháp xử phạt học trò không phù hợp. Theo đó, cô N. phạt học sinh quỳ gối, có khi phạt cá nhân từng em, có khi phạt quỳ cả lớp. Theo thông tin ban đầu, có lúc cô phạt 5 - 10 phút, có khi phạt học sinh quỳ suốt tiết học.
Phụ huynh cũng phản ánh cô giáo đánh học trò, gọi học trò là "thằng"... Tuy nhiên, thông tin này và việc cô N. phạt học trò quỳ trong thời gian bao lâu vẫn chưa được làm rõ.
Được biết, cô B.T.C.N. là giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cô từng dạy tại một trường tiểu học khác ở huyện Bến Lức, mới chuyển về công tác tại trường Trường tiểu học Bình Chánh hơn một tháng sau thời gian nghỉ thai sản.
Sau sự việc, lãnh đạo Trường tiểu học Bình Chánh và Phòng GD-ĐT huyện Bến Lức cũng đã làm việc với cô N. Trong đó, có hỏi ý kiến cô N. về việc tự đề xuất hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, đây là chỉ là bước đầu tham khảo, lấy ít kiến, việc ra hình thức kỷ luật với cô N. sẽ còn phải xem xét rất nhiều yếu tố.
Ngoài ra, do cô N. đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng nên theo Điều 123 Bộ luật lao động, đây là một trong các trường hợp tạm hoãn xử kỷ luật. Khi hết thời gian nêu trên, nếu còn thời hiệu để xử lý kỷ luật thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được khôi phục thời hiệu để xử lý kỷ luật, nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời gian trên.
Theo tường trình ban đầu về sự việc của cô N., sự việc xảy ra vào sáng ngày 28/2, một số phụ huynh đến trường, cô mới đứng lớp trên dưới một tháng mà đã có lời nói, hành động làm học sinh sợ không dám đi học. Thấy hành động của mình sai nên cô N. xin lỗi và hứa khắc phục không để xảy ra tình trạng này thêm lần nào nữa nhưng phụ huynh không chấp nhận. Phụ huynh đòi đổi giáo viên hoặc chuyển lớp cho con mình .
Sau hai bên đôi cô, theo cô N., phụ huynh không chịu xuống nước, nhắc đi nhắc lại: "Con tôi không có lỗi cô bắt quỳ, bây giờ cô đang có lỗi cô quỳ lại đi. Cô quỳ được tôi coi như chuyện này giải quyết xong".
Đứng trước sức ép lớn từ phụ huynh, khi đó hiệu trưởng lại rời phòng họp, đồng thời cũng thấy bản thân sai trước, không nghĩ được gì khác, chỉ muốn mọi việc được giải quyết xong nên cô có suy nghĩ buông xuôi và cô đã quỳ trong thời gian 40 phút.
Theo Dân Trí
Phụ huynh xông vào trường mầm non đánh, chửi giáo viên Ngày 21/3, Công an huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông cho biết cơ quan điều tra đang làm rõ đơn của cô Trần Phương Anh (trường Mầm non Hoa Hồng, thị trấn Đắk Mil) tố cáo bà Vũ Thị Ánh Tuyết (phụ huynh) xô xát với các giáo viên trước mặt các cháu. Trường Mầm non Hoa Hồng (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk...