Ba người Việt vào Top 100 nhà khoa học châu Á năm 2020
Năm 2020, Việt Nam có 3 người được bầu chọn vào danh sách 100 nhà khoa học hàng đầu châu Á do tạp chí Asian Scientist (Singapore) bầu chọn.
PGS-TS Hồ Thị Thanh Vân trên trang AsianScientist – BẢO HÂN
Tạp chí AsianScientist vừa công bố danh sách 100 nhà khoa học tiêu biểu của châu Á năm nay do có giải thưởng quốc tế hoặc giải thưởng quốc gia năm 2019 trong nghiên cứu khoa học hoặc lãnh đạo trong học viện, ngành công nghiệp.
Trong đó, Việt Nam có 3 nhà khoa học nữ được vinh danh. Đó là PGS-TS Hồ Thị Thanh Vân, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Quan hệ Đối ngoại Trường ĐH Tài nguyên và môi trường TP.HCM; tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu di truyền và giống, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và tiến sĩ Trần Thị Hồng Hạnh, Nghiên cứu viên chính Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam).
Video đang HOT
PGS-TS Hồ Thị Thanh Vân – ASIANSCIENTIST
PGS-TS Hồ Thị Thanh Vân được vinh danh trong lĩnh vực khoa học vật liệu. Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà được vinh danh trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong khi đó, tiến sĩ Trần Thị Hồng Hạnh được ghi nhận ở lĩnh vực khoa học cuộc sống.
Cả ba nhà khoa học nữ của Việt Nam đều được trao giải thưởng L’Oréal – UNESSCO vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học năm 2019. Đề tài được bình giải của PGS-TS Hồ Thị Thanh Vân là “Đề án nghiên cứu tổng hợp xúc tác nano hợp kim Pt-Mo trên vật liệu nano Ti0,8W0,2O2, để nâng cao khả năng chịu đầu độc CO và giảm giá thành cho loại pin nhiên liệu sử dụng trực tiếp methanol là một dạng năng lượng tái tạo”.
Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà nhận giải với đề án nghiên cứu về phát triển các giống lúa chịu mặn thông qua chọn lọc bằng dấu chuẩn phân tử và phổ biến chúng ở các vùng bị ảnh hưởng của điều kiện mặn tại ĐBSCL.
Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hà – ASIANSCIENTIST
Tiến sĩ Trần Thị Hồng Hạnh được vinh danh vì những nỗ lực không ngừng trong nghiên cứu sử dụng phương pháp sắc ký vân tay kết hợp thiết bị hiện đại, để đánh giá thành phần dược liệu và chất lượng dược liệu. Phương pháp này có thể áp dụng trong đánh giá thành phần thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ dược liệu.
Tiến sĩ Trần Thị Hồng Hạnh – ASIANSCIENTIST
Asian Scientist là tạp chí của Singapore ra đời bản online từ năm 2011. Bản in chính thức được xuất bản từ năm 2014. Đây là năm thứ 3 tạp chí này công bố danh sách các nhà khoa học hàng đầu khu vực với những nghiên cứu, đổi mới và có đóng góp đáng kể ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong danh sách công bố lần đầu tiên năm 2016, Việt Nam cũng có 2 nhà khoa học nữ được lọt vào danh sách là tiến sĩ Trần Liên Hà Phương (Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TP.HCM) và tiến sĩ Đặng Thị Oanh (Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông, ĐH Thái Nguyên).
Năm 2017, PGS-TS Lê Thị Kim Phụng (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) cũng được vinh danh ở mục các nhà khoa học thuộc lĩnh vực khoa học nông nghiệp.
Năm 2018, Việt Nam có 2 người được bầu chọn vào danh sách này là GS-TS Phan Thanh Sơn Nam, Trưởng khoa Kỹ thuật hoá học Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) và PGS-TS Nguyễn Sum, Giảng viên khoa Toán Trường ĐH Quy Nhơn.
Singapore tăng cường nội dung về ASEAN trong giáo trình học phổ thông
Các học sinh trung học cơ sở và phổ thông tại "đảo quốc sư tử" sẽ có thêm nhiều giờ học về ASEAN kể từ năm tới nhằm tăng cường sự hiểu biết về khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
Ảnh minh họa
Phát biểu trong buổi thảo luận về ngân sách của Singapore ngày 4/3, Bộ trưởng Giáo dục Singapore Ong Ye Kung nhấn mạnh, Đông Nam Á là một trong những khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới và các doanh nghiệp tại Singapore cần phải có đủ khả năng vươn ra khu vực, gặt hái thành công. Vì lý do đó, Bộ Giáo dục Singapore sẽ tăng các nội dung học tập về các nước ASEAN vào chương trình trung học cơ sở (tương đương lớp 7-10) và trung học phổ thông (tương đương lớp 11-12), giúp các học sinh có thêm hiểu biết về đất nước, con người các quốc gia trong khu vực, mối quan hệ của Singapore với các nước trên cả lĩnh vực địa chính trị và kinh tế.
Theo lộ trình, chương trình bổ sung sẽ được đưa vào các môn địa lý, lịch sử, xã hội lớp 7-8 từ năm 2021, lớp 9-10 từ năm 2022. TTXVN cho biết, ở cấp phổ thông, các nội dung về kinh tế sẽ đưa vào chương trình học lớp 11-12 từ năm 2022 và nội dung về lịch sử, địa lý sẽ được đưa vào giáo trình từ năm 2023.
Trước đó, khi công bố báo cáo ngân sách hồi tháng 2/2020, Phó Thủ tướng Singapore Heng Swee Keat cũng nhấn mạnh sẽ thực hiện mục tiêu 70-70 để giúp học sinh, sinh viên nâng cao nhận thức, hiểu biết về khu vực. Theo đó, Singapore phấn đấu sẽ có 70% số sinh viên cao đẳng, đại học tham gia các chương trình giao lưu, trao đổi ở nước ngoài và 70% số sinh viên trong đó sẽ tới các nước Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Quốc./.
Theo baochinhphu
Ngành Ngôn ngữ Nhật luôn ở chế độ 'bật đèn xanh' về nghề nghiệp hiện nay Nói về ngôn ngữ được ưa chuộng nhất châu Á hiện nay thì Ngôn ngữ Nhật gần như đứng đầu, đặc biệt đây còn là ngôn ngữ được nhiều bạn trẻ Việt Nam lựa chọn theo học để khởi nghiệp trong thời buổi kinh tế hội nhập và đa dạng hóa các loại hình đầu tư quốc tế hiện nay. Tiếng Nhật là...