Ba món ngon từ chạch đồng
Mùa bắt chạch đồng thường là sau vụ chiêm (tháng 5) và sau vụ mùa (tháng 10), ấy là khi đã thu hoach xong, chạch giai đoạn này rất béo và thường có trứng.
Chạch có ba cách chế biến thành món ăn ngon đó là chạch om chuối đậu, chạch rán và chạch kho nghệ.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Với món chạch om chuối đậu, sau khi chạch làm sạch chặt đôi đem ướp với nghệ, mắm, muối và nước mẻ chừng mươi phút rồi cho chuối tiêu đã cắt lát đem om kỹ khi gần được mới cho đậu phụ rán vào om cùng. Bắc ra khỏi bếp chỉ cần tra lá lốt, tía tô sẽ được món om như ý.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Video đang HOT
Món chạch rán cũng không quá cầu kỳ, chỉ cần chọn con chạch vừa độ ngón tay đem rán chín tới trong chảo dầu khi chạch ngả màu vàng ruộm là được. Những con chạch rán được quấn chặt trong lớp lá lốt tươi đem chấm nước xì đầu pha tỏi sẽ thấy thú vị vô cùng. Thịt chạch ngợt thơ níu chân răng tạo cảm giác ngất ngây khó tả.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Nhưng ngon nhất là chạch kho nghệ. Chạch sau khi bóp muối cho kỳ sạch nhớt, dùng sống lưng dao dằn cho nát xương và đem rửa lại cho sạch. Kho trong nồi đất là thơm ngon hơn cả. Dùng lá nghệ tươi cắt đôi lót dưới đáy nồi rồi cứ một lớp chạch lại là lớp lá nghệ thái chỉ. Nghệ tươi giã nhỏ cùng muối, nước mắm, nước mẻ loãng hòa lẫn cho xâm xấp rồi đem kho. Chạch kho nghệ cầu kỳ ở chỗ cứ khi nước thứ nhất sắp cạn lại cho nước thứ hai đun tiếp và cho nước thứ ba đun cạn mới được nồi chạch kho như ý.
Thơm hương vị chạch đồng kho nghệ
Giữa phố thị đông đúc chợt thoảng đâu đó thứ mùi thơm quen thuộc. Hương vị của món chạch đồng kho nghệ không lẫn từ căn bếp nhà ai. Thứ hương vị gợi nhớ về một thời thơ ấu!
Tờ mờ sáng, mẹ kéo chiếc chăn mỏng đắp lại cho hai chị em tôi và chuẩn bị đồ đoàn cho bố ra đồng bắt chạch.
Dáng bố cao gầy, lưng khòm cứ thế khuất dần sau lũy tre làng. Bố bảo, mùa chạch đồng bắt đầu sau kỳ gặt hái. Lúc ấy cũng là dịp chạch đồng béo ngậy, có nhiều trứng.
Đi từ mờ sáng cho tới khi trời trở nhá nhem, bố trở về với giỏ chạch đầy ắp. Tiếng chị em tôi réo vang từ đầu ngõ. Mẹ thì lọc xọc tay xách giỏ chạch, tay phe phẩy chiếc quạt mo, quạt cho bố mà không quên những câu hỏi chẳng đợi câu trả lời từ bố: "Anh có mệt không? Nay đi xa lắm không? Chạch nay con to, béo mẫm... anh nhỉ!"...
Vừa vào tới sân giếng, mẹ đổ vội ra chiếc thau cáu bẩn mà lựa con to béo để riêng buổi chợ mai. Những con nhỏ, mẹ để cho vào giỏ, chờ sau khi bố tắm táp xong thì vào bếp đảm nhiệm món chạch kho nghệ. Món độc quyền mà chỉ bố làm mới ngon.
Chị em tôi dù không giúp được gì nhưng cũng lăng xăng, chăm chăm nhìn bố làm. Bố xóc muối tuốt rửa nhớt, dần chạch bằng cán dao, sau đó làm sạch, ngâm tẩm gia vị, chiếc nồi đất được bố lót một lớp lá nghệ rồi lần lượt xếp những con chạch vào nồi. Nồi chạch của bố trước khi kho, có nghệ, có ớt, hành tăm dập nhỏ...
Bố đổ nước lút trên lớp chạch rồi đặt trên bếp củi, than hồng. Nhiệm vụ 2 chị em tôi là trông bếp. Khói bếp củi nghi ngút, mắt cay cay. Nồi chạch cạn nước, chị lại réo bố đổ thêm lần 2. Cứ thế, cho đến khi đủ 3 lần nước cạn mới thôi.
Nồi chạch đồng sền sệt vàng óng được bê ra thơm nức, kích thích khứu giác tột độ. Thịt chạch đồng thơm, ngọt, béo đậm đà mà dai. Mẹ bảo chạch kho nghệ không những ăn được lâu hơn những cách chế biến khác mà nghệ còn tốt cho đường tiêu hóa. Cũng bởi vậy món chạch kho nghệ gần như gắn trọn với tuổi thơ tôi.
Theo thời gian, chị em tôi lớn lên đi học, đi làm xa nhà. Bố đã già yếu, không còn ra đồng được như trước. Nhưng mẹ bảo, mẹ vẫn thường xuyên mua chạch đồng về cho bố kho sau mỗi mùa gặt hái.
Giờ ngẫm thôi mà lòng da diết nhớ hương vị chạch đồng kho nghệ của bố năm nao.
Loại cá tanh nghéo lại thành đặc sản Nếu không phải là dân biển bạn sẽ không biết con cá này là cá gì? Tôi là dân biển chính gốc nhưng không ngửi được mùi tanh của loài cá này. Người dân quê tôi thường nói với nhau "tanh như nghéo" đây là cá nghéo họ cá mập, nhưng nó nhỏ và không cắn người như cá mập. Cá này không...