Bà mẹ Mỹ gợi ý ba câu hỏi để hiểu con mỗi ngày
“Con đã nói chuyện gì trong bữa trưa hôm nay?” là câu chứa đựng thông tin quan trọng mà bạn nên hỏi con thường xuyên.
Tác giả April Marie Gott Walker (Minnesota, Mỹ) đưa ra lời khuyên cho phụ huynh có con nhỏ trên Scary Mommy.
Mỗi ngày, khi ở bên các con, tôi thường ưu tiên hỏi ba câu quan trọng. Chúng là dạng câu hỏi nhanh, vì vậy bọn trẻ có thể trả lời dễ dàng, nhưng tôi lại thu được nhiều thông tin hữu ích. Tôi không bao giờ gặng hỏi chi tiết nếu con không muốn, nhưng rất sẵn lòng lắng nghe bất cứ khi nào con muốn kể sâu thêm. Tinh thần sẻ chia và sự im lặng chờ đợi một cách đầy tinh tế đôi khi sẽ mang lại hiệu quả hơn những câu hỏi thăm dò.
Ảnh: Moms
Trước hết, một vấn đề tôi hiếm khi hỏi con là điểm kiểm tra. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tôi không quan tâm đến kết quả học tập của bọn trẻ. Bản thân tôi là một giáo viên tiểu học và tôi chủ động cập nhật thông tin đó từ giáo viên của con. Khi ở nhà, vai trò chính của tôi là một người mẹ và tôi không muốn tạo thêm áp lực cho con về việc học hành.
Tôi thể hiện sự yêu thương, giúp các con luôn cảm thấy an toàn. Tôi muốn chúng biết rằng chúng không đơn độc giữa thế giới rộng lớn này và mỗi người đều có mối liên kết với rất nhiều người khác. Vì vậy, những câu hỏi dành cho các con tôi, từ 2 đến 8 tuổi, đều dựa trên cách tư duy này.
1. Con đã chơi cùng ai trên sân chơi ngày hôm nay?
Thông tin bạn có thể nhận được từ câu hỏi này:
- Trẻ có ra ngoài chơi trong giờ giải lao hay không?
- Trẻ có cảm thấy mình là thành viên của một nhóm nào đó, hay chỉ chơi một mình?
- Trẻ thường xuyên chơi với những người bạn quen thuộc hay đang kết thân với bạn mới?
- Trẻ chạy nhảy và tham gia những trò chơi vui nhộn hay chỉ thực hiện các hoạt động không tiêu tốn nhiều năng lượng?
Video đang HOT
- Trẻ có vui không?
2. Con đã nói chuyện gì trong bữa trưa hôm nay?
Thông tin bạn có thể nhận được từ câu hỏi này:
- Trẻ có ngồi cạnh bạn nào không?
- Trẻ có trò chuyện với bạn bè không?
- Trẻ có mỉm cười khi kể lại chuyện trong bữa trưa không?
- Nếu ngồi ăn một mình, trẻ cảm thấy như thế nào?
- Trẻ có sợ hãi khi ngồi trong phòng ăn ồn ào và hỗn loạn hay không?
- Trẻ có vui không?
3. Chuyện dũng cảm nhất mà con đã làm trong hôm nay là gì?
Thông tin bạn có thể nhận được từ câu hỏi này:
- Trẻ có thử làm điều gì mới mẻ không?
- Trẻ có mạo hiểm hay chấp nhận rủi ro?
- “Chuyện dũng cảm” mà trẻ làm có tốt hay không?
- Hành động can đảm của trẻ có xuất phát từ lòng trắc ẩn?
- Trẻ có tự hào về hành động của mình?
- Trẻ có vui không?
Ba câu hỏi này giúp tôi biết được mình có đang đi đúng hướng hay không, khi nào cần thay đổi điều gì đó trong cách nuôi dạy trẻ. Và chúng luôn là điểm khởi đầu cho những cuộc trò chuyện ý nghĩa hơn.
Thùy Linh
Theo Scary Mommy
Hãy sử dụng sự im lặng như một chiến thuật thay vì la hét giận dữ khi trẻ làm sai điều gì đó
Đôi khi bỏ qua trong một vài trường hợp trẻ phạm sai lầm lại là một phương pháp tốt đối với con của bạn.
Việc lựa chọn sự im lặng thay vì la hét giận dữ khi trẻ làm sai điều gì đó đang được nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này thực sự rất khó và nó có thể làm cho trẻ hiểu nhầm rằng mình không làm điều gì sai hay điều mình làm chẳng ảnh hưởng gì.
Một trong những lý do mà trẻ hành động là để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Sai lầm mà hầu hết các bậc cha mẹ đều mắc phải là phản ứng với các hành vi sai trái của trẻ một cách tiêu cực. Nếu như các bậc cha mẹ lựa chọn việc khen thưởng để củng cố các hành vi tốt của trẻ thì việc im lặng khi trẻ có các hành vi không tốt có thể là sai lầm. Trước khi bạn sử dụng đến biện pháp yên lặng để kỷ luật trẻ, hãy thử xem qua những điều dưới đây:
Quan sát con bạn và xác định một hành vi cụ thể mà bạn muốn trẻ thay đổi hoặc sửa chữa
Ảnh minh họa
Nếu như con của bạn ngày càng trở nên hung dữ, có xu hướng phá hoại và làm tổn thương chính mình hoặc đánh người khác thì việc giữ im lặng với trẻ là hành động không phù hợp. Những hành vi này đòi hỏi phải có sự quan tâm nhanh nhất của bạn. Sự an toàn của con bạn là ưu tiên hàng đầu mỗi khi có xung đột. Việc bạn giữ im lặng chỉ có hiệu quả tốt nhất đối với các hành vi sai trái không làm con bạn hoặc người khác gặp nguy hiểm.
Truyền đạt rõ ràng cho con bạn về những hành vi mà bạn muốn trẻ thay đổi
Hãy nói chuyện với trẻ về những điều mà trẻ làm không đúng và bạn muốn trẻ phải hành động như thế nào (Ảnh minh họa)
Đừng mong rằng con bạn sẽ thay đổi hành động của mình khi mà bé không hề biết bản thân mình đã làm điều gì sai. Khi bạn đã xác định được hành vi mà bạn muốn bé thay đổi, hãy thảo luận với trẻ về điều đó để trẻ có thể hiểu, trẻ cần phải biết rằng hành động nào mình đã làm là không phù hợp và phải làm gì để thay thế. Hãy đặt ra ranh giới, quy tắc và thảo luận với con bạn trước khi trẻ thực hiện hoặc sau lần vi phạm đầu tiên. Giải thích với trẻ rằng bạn sẽ không tham gia cùng với trẻ nếu như trẻ la hét và bạn sẽ sẵn sàng đáp lại nếu như trẻ bình tĩnh và sử dụng lời nói của mình.
Đảm bảo rằng con bạn được an toàn ngay cả khi không có sự giám sát
Đôi khi bạn nên dành cho trẻ một không gian riêng để tự kiểm điểm bản thân những cũng đừng quên để mắt đến trẻ (Ảnh minh họa)
Nếu như bạn muốn để trẻ tự kiểm điểm nhưng lại không thể để trẻ một mình mà không giám sát, hãy để trẻ ở trong cùng một phòng với bạn và để mắt đến trẻ. Bạn cũng có thể đưa ra cho trẻ một vài cảnh báo nhẹ nhàng để trẻ có thể tự mình điều chỉnh bản thân. Trẻ sẽ học được cách tự làm dịu khi được ở một mình.
Đừng quên khen thưởng cho hành vi tốt và khen ngợi nỗ lực của trẻ
Ngoài việc kỷ luật nghiêm khắc, bạn cũng nên dành cho trẻ một vài lời khen khi trẻ có các hành vi tốt (Ảnh minh họa)
Đừng bỏ qua cơ hội để chỉ ra các hành vi tốt và dành một vài lời khen cho trẻ. Hãy nói với trẻ rằng, mọi việc sẽ tốt hơn nếu trẻ có thể tự mình nói ra những điều mình muốn thay vì khóc lóc.
Việc sử dụng phương pháp im lặng khi trẻ vi phạm một lỗi nào đó có thể có hiệu quả, tuy nhiên hãy nghĩ đến những thời điểm mà bạn sử dụng nó. Hãy chắc chắn rằng con bạn hiểu lý do tại sao bạn lại bỏ qua cho trẻ tại những thời điểm đó thay vì nghĩ rằng mình không được yêu thương và bị bỏ rơi.
Nguồn: Smart Parent
Tách nam sinh với nữ sinh ở căn tin để ngăn tình cảm tuổi teen Thông tin trên đã gây ra những lời chỉ trích trên mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người cho rằng các biện pháp đó là không cần thiết hoặc không hiệu quả. Một trường trung học ở miền trung Trung Quốc đã tách riêng nam sinh với nữ sinh trong giờ giải lao ở căn tin nhằm ngăn chặn sự nảy sinh tình...