Bà mẹ Hà Nội tiết lộ phương pháp giúp con trai chưa vào lớp 1 đã đọc chữ vanh vách, đơn giản đến mức không ngờ
Nhờ có phương pháp dạy đặc biệt mà cả 2 con của chị Hương đều đọc chữ lưu loát từ trước khi học lớp 1.
Con bắt đầu vào lớp 1 là bước ngoặt lớn, cần một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và toàn diện. Không ít cha mẹ đã chủ động dạy con trước một số kiến thức như chữ cái, con số,… để con đi học đỡ bị bỡ ngỡ và không quá thua kém so với bạn bè.
Tuy nhiên việc dạy dỗ cần có phương pháp, kết hợp vừa học vừa chơi để con cảm thấy hứng thú và không bị áp lực về học tập quá sớm. Chị Hương (quận Thanh Xuân, Hà Nội) có 2 con nhỏ, bé lớn tên Trung Dũng, 6 tuổi, bé nhỏ 3,5 tuổi.
Con trai lớn của chị Hương năm nay mới chuẩn bị vào lớp 1 nhưng hiện tại đã có thể đọc chữ rất thành thạo. Không chỉ vậy bé còn làm tốt các bài toán tư duy logic và nói được các câu Tiếng Anh cơ bản như giới thiệu bản thân, gia đình.
Hai cậu con trai thông minh, đáng yêu của chị Hương.
Chia sẻ về bí kíp dạy con của mình, chị Hương cho biết: “Mình nhận thấy càng cho con học sớm thì con sẽ càng tiếp thu được sớm hơn. Nhiều mẹ đến khi con 5 tuổi mới dạy chữ thì lúc đó con sẽ e ngại và không thích học.
Từ khi Dũng 3 tuổi, mình đã bắt đầu sưu tầm những tài liệu trên mạng để cho con học. Mình cho con vừa học vừa chơi thông qua các bài hát dạy chữ cái trên Youtube, những tấm thẻ Flashcard. 4 tuổi là con đã thuộc hết các chữ cái và hiện giờ biết ghép vần, đọc chữ thành thạo.
Song song với học chữ, mình còn cho con học Toán logic. Bạn nhà mình bây giờ có thể làm tốt các bài toán tư duy cho học sinh lớp 2. Tiếng Anh thì bạn ấy nói được các câu cơ bản. Không chỉ bạn lớn mà bạn bé nhà mình cũng đã biết chữ. Bạn ấy giờ đếm được từ 1-100″.
Bé út nhà chị Hương đã thuộc hết bảng chữ cái.
Phương pháp dạy chữ cho con đơn giản nhưng hiệu quả của bà mẹ trẻ
“Thứ nhất là nên giáo dục cho con từ sớm. Thứ hai là tuyệt đối không tạo áp lực cho con mà nên để con vừa học vừa chơi. Thứ ba là dạy đúng cách”, chị Hương chia sẻ. Bà mẹ 2 con cho biết, chị thấy nhiều cha mẹ khi dạy chữ cho con thường than vãn con nói bị vấp, hoặc từ hôm nay vừa học nhưng hôm sau đã quên sạch. “Cái sai của nhiều cha mẹ là vội vàng dạy con ghép vần khi con chưa thật sự thuộc lòng các chữ cái”, chị Hương nhận xét.
“Phương pháp dạy chữ cho con của mình gồm 3 bước: Bước 1: Học vẹt. Bước 2: Học in sâu vào đầu. Bước 3: Khi con thực sự nhớ thì mới dạy con ghép vần”.
Theo đó, khi mới bắt đầu dạy con học chữ, chị Hương thường cho con nghe các bài hát trên Youtube để con mường tượng được các chữ cái trong đầu. Bước này được chị gọi là “Học vẹt”. Ở giai đoạn này, con chị đã nhớ được khoảng 30% chữ cái. Sau khi con đã có hình dung nhất định, chị mới tiếp tục giở từng trang sách, tấm thẻ Flashcard để chỉ cho con từng chữ một và yêu cầu con đọc lại các chữ cái. Bước này sẽ giúp con ghi nhớ thật sự, học đi sâu vào đầu.
Bé lớn nhà chị Hương đã đọc chữ thành thạo.
Chia sẻ về quá trình học của con, chị Hương cho biết: “Học liên tục như vậy trong vòng 5 ngày thì bé nhà mình nhớ được đến 80% chữ cái. Đến khi bé thuộc hẳn, kiến thức đã in trong đầu thì mình mới dạy con cách ghép vần. Công đoạn này đòi hỏi sự kiên trì và bố mẹ cần đầu tư thời gian cho con. Với những từ phức tạp sẽ phải dành nhiều thời gian hơn so với các từ đơn.
Mình thấy nhiều cha mẹ hay dạy con ghép vần theo kiểu từng chữ cái riêng biệt. Chẳng hạn từ Hương thì là ư – ơ -ng – ương – H – ương – Hương. Mình không dạy con như vậy. Kiểu đó khiến trẻ dễ bị vấp khi học chữ. Thay vào đó mình dạy con biết đây là vần “ương”, đây là vần “iêc”, vần “ong”,..
Các vần này thì có trong các từ gì. Sau khi biết được các vần thì con học chữ nhanh lắm. Ví dụ như bé nhà mình sau khi biết được vần “ương”, bé ghép vèo vèo các từ. Chỉ cần nhìn thấy chữ “Phương”, chữ “Đường” là trong đầu bé bật được luôn cách đọc: “Ph – ương” – “Phương”, “Đ – ương” huyền “Đường”.
Dũng hiện giờ nói được những câu Tiếng Anh cơ bản.
Được biết mỗi tuần bà mẹ này đều dành 3 buổi để dạy cho con học các chữ mới. Các ngày còn lại, chị sẽ giúp con ôn lại chữ cũ trong vòng 20 phút. “Chỉ cần dạy đúng cách là các con sẽ tiếp thu rất nhanh. Ngoài ra thì bố mẹ cần phải kiên trì. Nếu thấy con chưa nhớ được chữ thì cũng đừng vội nóng ruột. Bố mẹ phải như một người thầy, một người bạn, đồng hành cùng con chứ không được tạo áp lực”, chị Hương bày tỏ.
Bé lớn ngồi học toán.
Về việc dạy Tiếng Anh và Toán cho con, chị Hương khuyên các bậc cha mẹ chỉ nên dạy Tiếng Anh khi con đã đọc thành thạo được Tiếng Việt. “Còn về Toán thì bố mẹ có thể tham khảo các phương pháp dạy của người Nhật như cách dạy tính nhẩm… Mình áp dụng thử cho con và đã thành công. Hiện tại mình mới dạy con học chữ, còn viết thì mình để đến khi đi học các cô sẽ dạy. Phần này mình không có chuyên môn và cũng sợ dạy không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến nét chữ của con”.
Chị Hương mong rằng chia sẻ của mình sẽ giúp ích được cho các bậc cha mẹ trong hành trình dạy chữ cho con.
Đánh tan nỗi khiếp sợ tổ hợp Khoa học xã hội của sĩ tử thi THPT Quốc gia bằng phương pháp học tập hiệu quả này!
Nhiều sĩ tử lo lắng vì chưa tìm ra phương pháp ôn tập hiệu quả với tổ hợp Khoa học xã hội cho kỳ thi sắp tới.
Kỳ nghỉ tết dài nhất lịch sử của học sinh cả nước đang dần khép lại, và mọi người sẽ trở về với guồng quay học tập như trước đây. Nhất là đối với học sinh lớp 12, thời gian từ nay đến tháng 8 là những tháng ngày còn lại để các bạn kịp ôn luyện những kiến thức cần có trước khi bước vào kỳ thi quan trọng nhất suốt quãng đời đi học.
Chắc chắn một điều, trước những thay đổi to lớn của Bộ GDĐT cho kỳ thi năm nay, nhiều bạn sẽ bỡ ngỡ và bắt đầu lo lắng và cảm thấy áp lực. Nhiều câu hỏi liên quan tới chiến lược ôn bài, chiến thuật học tập sao cho hiệu quả được đặt ra nhưng không ai có thể tìm ra đáp án chính xác hơn ngoài bạn. Đối với những thí sinh lựa chọn tổ hợp Khoa học xã hội cho bài thi tự chọn thì sẽ vất vả hơn khi phải giải quyết một lượng kiến thức dày đặc, mở rộng và nhiều khía cạnh. Nếu không chuẩn bị một phương pháp ôn bài phù hợp thì nguy cơ sảy chân vì khối học này sẽ rất cao.
Khoa học xã hội đâu chỉ học vẹt, học thuộc lòng mà cần có phương pháp phù hợp
3 môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân là những môn thường có nội dung nhiều, chồng chéo và dễ gây nhầm lẫn nếu không chú ý. Nhiều bạn vẫn lầm tưởng hoc các bộ môn này chỉ cần một trí nhớ siêu phàm và học thuộc toàn bộ những gì có trong sách vở là đã ổn, Nhưng đó là quan niệm sai lầm, vì đây là những bộ môn đòi hỏi sự khoa học, chắt lọc để việc ôn tập không quá phức tạp, ngược lại giúp bạn nhớ lâu và không bị trùng lặp nội dung kiến thức. Để đạt được hiệu quả ôn tập như mong muốn, ngoài việc trau dồi bài vở hằng ngày thì học sinh cũng cần tìm cho mình những tài liệu, công cụ hỗ trợ khác. Một trong những nơi dễ tìm kiếm những điều hay ho để tự học đó chính là internet. Và WeLearn chính là nền tảng học tập uy tín mà bất kỳ sĩ tử nào cũng cần bỏ túi nếu muốn có những bí kíp luyện thi hoàn hảo.
Không còn quá xa lạ với WeLearn, đây chính là nền tảng để học sinh có thể học với những thầy cô giỏi hàng đầu ngay mạng xã hội Lotus. Nhờ có những ưu điểm vượt trội là hệ thống bài tập được xây dựng bởi đội ngũ giáo viên uy tín, các bài test có độ phân hóa ở nhiều cấp bậc, tiệm cận với đề thi THPT Quốc gia các năm mà học sinh có thể thử sức để đánh giá được mức độ của bản thân, từ đó có sự căn chỉnh phù hợp để nâng cao kết quả.
Ngoài ra, do hoạt đọng trên mạng xã hội nên học sinh có thể trao đổi, giao tiếp với thầy cô và những bạn cùng học để giải quyết những vấn đề thắc mắc có trong môn học. Học miễn phí, mọi lúc, mọi nơi cũng là điểm nổi bật chỉ có ở WeLearn mà tin chắc sẽ rất phù hợp với bạn nào đang tìm kiếm một giải pháp học tập vừa hợp thời lại hiệu quả.
Nhiều thầy cô được "chọn mặt gửi vàng" tại WeLearn là những cái tên tạo ra nhiều thủ khoa nức tiếng trong các kỳ thi Quốc gia, thi Đại học trong nhiều năm qua. Cùng điểm lại một vài thầy cô sẽ trở thành trợ thủ đắc lực của bạn trong hành trình tìm lại phong độ học tập ở các môn Khoa học xã hội nhé!
Chinh phục điểm cao môn sử bằng bài giảng chuẩn không cần chỉnh của thầy Nguyễn Mạnh Hưởng
PGS, TS. Nguyễn Mạnh Hưởng là một nhà giáo lỗi lạc trong ngành lịch sử. Hiện nay đang đảm nhận chức vụ Phó Trưởng bộ môn Lí luận và PPDH của khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội. Không chỉ tham gia công tác đào tạo sinh viên, cao học, nghiên cứu sinh, Thầy Nguyễn Mạnh Hưởng còn rất gắn bó với việc giảng dạy học sinh ở các bậc phổ thông (như Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Hà Nội). Thầy được nhà nước trao học hàm Phó giáo sư và học vị Tiến sĩ và là Phó Giáo sư trẻ nhất của chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học môn Lịch sử từ trước đến nay.
Với nhiều thành tích và kinh nghiệm trong 20 năm nghiên cứu, giảng dạy và luyện thi Đại học, THPT quốc gia, luyện thi học sinh giỏi, Thầy Nguyễn Mạnh Hưởng đã giúp nhiều thế hệ học sinh hoàn thành được ước mơ chinh phục điểm cao, đỗ vào các trường đại học mơ ước.
Bài giảng, bài ôn trên WeLearn do thầy xây dựng sẽ cung cấp những kiến thức từ nền tảng, căn bản cho học sinh đang bắt đầu ôn tập cho kỳ thi Quốc gia đến những bài ôn luyện bám sát nhất với ma trận đề thi của Bộ GD-ĐT. Đây là bộ đề tổng hợp toàn bộ kiến thức trọng tâm, chuyên sâu và cốt lõi nhất trước kỳ thi.
Thầy giáo triệu view Đàm Thanh Tùng hiện thực hóa giấc mơ Đại học cùng môn Địa lý
Thầy Đàm Thanh Tùng được nhiều học sinh THPT, nhất là học sinh cuối cấp biết đến nếu từng theo chọn tổ hợp Khoa học xã hội để dự thi. Được mệnh danh là "Thầy giáo quốc dân" với hàng nghìn lượt xem mỗi buổi dạy livestream, thầy được nhiều học sinh yêu mến bởi lối giảng dạy vui vẻ, dễ hiểu và thân thiện.
Thầy luôn tìm ra những điều mới mẻ và đưa những chi tiết sáng tạo vào bài giảng để môn học Địa lý tưởng chừng như nhàm chán lại trở nên sinh động. Được biết, thầy đã có 8 năm luyện thi Đại học, thi THPT Quốc gia cho nhiều thế hệ học sinh và đều đạt thành tích cao.
Với phương pháp riêng là phá từ khóa, thầy đã giúp hàng nghìn học sinh mất gốc địa lý tìm lại cảm hứng học tập và bứt phá điểm số , Thầy cũng chính là tác giả của cuốn sách "Xử lí nhanh trắc nghiệm Địa Lí thi THPT Quốc Gia", Một trong những cuốn sách hàng đầu trong luyện thi THPT Quốc Gia môn Địa Lý.
Khuyến khích giáo viên xây dựng các bài giảng giáo dục đạo đức, lối sống Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa có văn bản gửi các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học yêu cầu thực hiện Chi thi số 31/CT-TTg vê tăng cương giao duc đao đưc, lối sống cho HSSV. Ảnh minh họa Theo đó, Sở GD&ĐT Bắc Giang yêu cầu cac đơn vi tiêp tuc quan triệt,thực hiện nghiêm túc chủ trương "day chư" đi đôi...