Bà mẹ gây bất ngờ với quan điểm dạy con không cần chia sẻ đồ với người khác nhưng được tán thưởng ầm ầm
Bà mẹ Alanya Kolberg đã làm “náo loạn” cả mạng xã hội với quan điểm rằng trẻ không bắt buộc phải chia sẻ đồ của mình với người khác.
Làm cha mẹ, hẳn không ít lần bảo con phải chia sẻ đồ chơi với bạn, bảo con phải chia sẻ đồ ăn với anh chị em. Bởi chia sẻ là một đức tính tốt, giúp trẻ biết giúp đỡ, nhường nhịn người khác. Nhưng Alanya Kolberg, mẹ của cậu con trai 4 tuổi, đã làm “náo loạn” cả mạng xã hội với quan điểm rằng trẻ không bắt buộc phải chia sẻ đồ của mình với người khác.
Trong bài đăng trên facebook cá nhân, Alanya kể về việc Carson, con trai cô đến công viên chơi thì có những cậu bé khác đến yêu cầu Carson chia sẻ đồ chơi của mình: “Có ít nhất 6 đứa bé tiếp cận Carson và yêu cầu thằng bé cho chúng chơi đồ chơi biến hình, mô hình Minecraft và xe tải. Thằng bé bị hoảng sợ và ghì chặt đồ chơi vào lòng khi các bé đó cố giằng lấy chúng. Thằng bé đã nhìn tôi”, Alanya kể.
Cô biết đây là lúc mẹ nên nói với con mình rằng con có thể nói “KHÔNG” với những đứa trẻ khác.
“Tất nhiên, ngay khi Carson nói không thì những đứa trẻ ấy đã chạy đến mách với tôi rằng thằng bé không chịu chia sẻ. Tôi nói “Bạn ấy có quyền không chia sẻ với con. Bạn đã nói không rồi. Nếu bạn ấy muốn, bạn ấy sẽ làm điều đó”, cô kể thêm.
Carson đến công viên chơi thì có những bạn khác đến yêu cầu cậu bé chia sẻ đồ chơi với chúng.
Những lời nói của Alanya ngay lập tức nhận được nhiều cái nhìn khinh bỉ từ những phụ huynh khác. Nhưng cô giải thích suy nghĩ của mình: “Nếu tôi, một người lớn, bước vào công viên ăn bánh sandwich, tôi có bắt buộc phải chia sẻ bánh của mình với người lạ trong công viên không?
Thật vậy, trong khi bạn cho rằng tôi là kẻ ích kỷ, hai mẹ con tôi thật thô lỗ và không biết cách cư xử, rằng phải biết chia sẻ 3 món đồ chơi của mình cho 6 người lạ. Nhưng thử hỏi, những người đòi hỏi thứ gì đó không thuộc về mình, ngay cả khi chủ sở hữu của nó rõ ràng không thoải mái thì đã biết cách cư xử hay chưa?.
Mục tiêu của chúng ta là dạy cho trẻ cách hành xử như người lớn. Mặc dù tôi biết có một số người lớn rõ ràng không bao giờ được học cách chia sẻ khi còn nhỏ. Nhưng tôi cũng biết có rất nhiều người không biết cách nói “Không” với người khác, không biết cách thiết lập ranh giới để bản thân mình cảm thấy thoải mái”, cô chia sẻ thêm.
Kết thúc bài viết của mình, Alanya viết: “Lần sau, nếu con của bạn chạy đến và nói buồn vì một đứa trẻ khác không chịu chia sẻ với chúng, xin hãy nhớ rằng chúng ta không sống trong một thế giới – nơi mà phải chia sẻ mọi thứ bạn có với mọi người chỉ vì họ đã nói như vậy và tôi sẽ dạy con tôi rằng đôi khi ích kỷ một chút cũng không sao”.
Video đang HOT
Ngay sau khi đăng tải, bài viết này đã nhận được 322.000 lượt thích và hơn 300.000 bình luận.
Ngay khi bài viết của Alanya được đăng tải, nó đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người với hàng nghìn lượt thích và bình luận. Có rất nhiều ý kiến ủng hộ quan điểm của bà mẹ này:
- “Hơn bất cứ điều gì, tôi tin rằng học cách nói “không” là điều cần thiết. Bởi tôi không muốn bất kỳ một đứa trẻ nào khi lớn lên phải chịu áp lực khi nói “đồng ý” chỉ vì ai đó muốn một cái gì đấy. Vì vậy, tôi vẫn dạy cho các con tôi rằng chúng không nên đưa thứ gì mà chúng muốn cho người khác chỉ vì người đó muốn nó. Dù bị nói là tham lam, ích kỷ, tôi vẫn chấp nhận. Tôi dạy con tôi sự từ bi và rộng lượng, nhưng tôi cũng dạy chúng về cách từ chối và tự đứng lên”.
- “Tôi thích điều này! Tôi đã dạy các chàng trai của mình cách chia sẻ, chấp nhận sự từ chối và đưa ra những ranh giới thích hợp. Tôi rất ghét những câu chuyện như Rainbow Fish và Giving Tree. Họ dạy một quan điểm độc hại về sự cho đi và chia sẻ. Đừng bao giờ cố gắng mua bạn bè bằng những việc như vậy. Cho đi và chia sẻ nên nhân lên những cảm xúc tốt đẹp trong bạn, đừng bao giờ làm điều đó vì áp lực xã hội”.
- “Tôi nghĩ thật là thô lỗ khi một đám trẻ chạy đến chỗ một đứa trẻ khác đòi đồ chơi không thuộc về chúng. Làm thế nào mà trẻ lại yêu cầu một cái gì đó không thuộc về mình? Cha mẹ nên nói điều gì đó với bọn trẻ!”.
Alanya vui vẻ bên con trai của mình.
Nhưng có lẽ, điều quan trọng trong câu chuyện của Alanya không phải là chuyện không chia sẻ mà là cha mẹ phải dạy trẻ cách từ chối, dạy trẻ cách đặt ra các ranh giới để chúng luôn cảm thấy thoải mái. Suy nghĩ này được rất nhiều người đồng tình:
- “Cha mẹ cho con mình chạy đến chỗ những đứa trẻ khác hỏi, cầu xin hay yêu cầu họ chia sẻ đồ chơi với mình là sai. Trẻ em được phép mang đồ chơi đến công viên. Trẻ không phải chia sẻ đồ của mình với ai khác. Trẻ cũng không nên mong mọi người chia sẻ mọi thứ với chúng”.
- “Hy vọng duy nhất của tôi là cậu bé cũng được dạy rằng những đứa trẻ khác cũng có ranh giới. Chúng cũng có thể nói không nếu cậu ấy muốn chơi với đồ chơi mà chúng có vào một thời điểm nào đó trong tương lai”.
Theo Helino
4 việc cha mẹ nhất định không được ép con vì càng ép càng phản tác dụng
Nếu 1 ngày bỗng nhiên cha mẹ thấy con mình sao bỗng xa cách quá, không gần gũi với mình như trước nữa thì hãy nhìn lại xem mình có mắc phải 1 trong 4 sai lầm dưới đây không?
Không có trường đại học nào sẽ dạy bạn cách giáo dục con cái, chúng ta nuôi dưỡng trẻ bằng những yêu thương, nhưng nhiều cha mẹ không chọn đúng phương pháp khi họ thể hiện tình yêu với con và khiến trẻ bị tổn thương sâu sắc.
Cũng giống như chăm sóc 1 chậu hoa, bạn càng muốn nó phát triển mạnh, nó càng phản tác dụng. Trong quá trình nuôi dạy con cái, nhiều bậc cha mẹ cho biết: "Tôi rõ ràng muốn con cái tốt hơn, nhưng tại sao chúng càng ngày càng xa tôi?".
Dưới đây là những hành vi sẽ khiến trẻ ngày càng xa lánh cha mẹ:
1. Ép con ăn nhiều hơn
Trong quá trình tăng trưởng của trẻ, dinh dưỡng là điều kiện vô cùng cần thiết để trẻ phát triển khỏe mạnh, thông minh. Tuy nhiên, điều này khiến cha mẹ rơi vào sự cố chấp, luôn cho rằng trẻ phải ăn nhiều mới tốt, rồi ép con ăn nhiều hơn.
Suy nghĩ của cha mẹ là tốt nhưng nếu mù quáng ép buộc trẻ, nó sẽ có tác dụng ngược và khiến trẻ khó tiêu hoặc xuất hiện tình trạng chán ăn. Trong vấn đề dinh dưỡng của trẻ, miễn là việc ăn vặt được cha mẹ kiểm soát và khối lượng vận động của trẻ tăng lên thì không cần phải ép trẻ ăn mỗi ngày, trẻ sẽ tự chủ động ăn.
2. Ép con phải chia sẻ
Cha mẹ nên nói cho trẻ biết thế nào là sự chia sẻ thực sự, chứ không phả là ép buộc khi trẻ không sẵn lòng. (Ảnh minh họa)
Rất nhiều cha mẹ đưa con ra ngoài chơi hoặc đến thăm người thân, thường sẽ ép trẻ chia sẻ đồ chơi với người khác. Nếu trẻ không đồng ý thì ép buộc trẻ phải đồng ý hoặc sẽ dọa nạt hoặc dụ dỗ. Điều này không chỉ khiến trẻ cảm thấy tổn thương, mà còn có thể khiến trẻ mất niềm tin vào cha mẹ. Hãy tưởng tưởng, bạn rất thích một cái túi nhưng bạn phải cho người khác mượn vài ngày hoặc tặng cho người khác, bạn có đồng ý không? Cha mẹ nên nói cho trẻ biết thế nào là sự chia sẻ thực sự, chứ không phả là ép buộc khi trẻ không sẵn lòng.
3. "Biểu diễn" theo sự ép buộc
Cha mẹ nên nhớ rằng, không nên sử dụng trẻ như một công cụ để thể hiện rằng bản thân mình cũng biết dạy con (Ảnh minh họa).
Trẻ không ngừng trưởng thành và những kỹ năng của trẻ ngày càng nhiều, có khi trong nhà có khách hoặc đến nhà người thân chơi, người lớn sẽ ép đứa trẻ "biểu diễn" một chút tài năng âm nhạc hay khả năng biết đọc chữ trước khi bước vào lớp 1... trước mặt người khác. Nếu trẻ nhỏ không đồng ý "biểu diễn" hoặc làm sai, chúng sẽ bị cha mẹ trách mắng. Điều này sẽ khiến trẻ rất dễ bị tổn thương. Người lớn nên nhớ rằng, không được sử dụng trẻ như một công cụ để thể hiện rằng bản thân mình biết dạy con cái.
4. Buộc trẻ phải dũng cảm, không được nhút nhát
Một trong những cách nhanh nhất đẩy đứa trẻ vào trạng thái rối loạn lo âu là phàn nàn trẻ quá nhút nhát, buộc trẻ phải chào người khác khi trẻ cảm thấy chưa thoải mái.
Và khi cha mẹ hô hào, cổ vũ trẻ phải ôm, bắt tay, thậm chí hôn người khác, chẳng khác nào họ ngầm ý nói rằng: "Cơ thể con và những giới hạn của con chẳng có nghĩa gì hết. Chúng hoàn toàn có thể bị xâm phạm bởi bất cứ ai có quyền lực hơn con".
Lựa chọn tốt hơn cho cha mẹ: Có 3 thứ giúp con khắc phục tính nhút nhát, đó là sự tập luyện, hỗ trợ và chuẩn bị. Trẻ nhút nhát sẽ làm tốt nhất khi biết điều gì sắp xảy ra và được luyện tập để chuẩn bị cho điều đó.
Cha mẹ hãy ghi nhớ những lời nói và hành động của mình, bởi cha mẹ chính là hình mẫu của trẻ. Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta khi đó cũng không thích bị người khác ép buộc, sắp đặt, vì vậy đừng để trẻ phải trải nghiệm lại cảm giác của cha mẹ khi xưa.
Nguồn: Sohu
Theo afamily
7 kỹ năng trẻ phải học từ khi còn bé, nhiều phụ huynh Việt vẫn quên dạy con Co nhưng ky năng tre cân đươc hoc tư khi con nho đê lơn lên co thê trơ thanh ngươi thich nghi đươc môi trương lam viêc va cư xư lich sư 1. Biêt chia se Tre săn sang chia se chut đô ăn hoăc chia se đô chơi co thê giup kêt ban vơi nhưng đưa tre khac va giư đươc tinh...