Bà mẹ chia sẻ ‘chiêu’ khuyến khích con du học
Dù bố mẹ mong muốn, nhưng không phải đứa trẻ nào cũng thích du học. Cách tạo động lực cho con tốt nhất là hãy cho du lịch nước ngoài.
Ngoài việc phải đồng hành, cho con học tiếng Anh bài bản từ nhỏ, bà mẹ Nguyễn Thị Bích Hậu tiếp tục chia sẻ “chiêu” tạo động lực, ham muốn du học cho con.
Rất nhiều bạn đã hỏi làm thế nào để thành công khi cho con thi học bổng, tôi trả lời rằng: “Phải làm sao để các cháu muốn thi, bởi nếu chỉ cha mẹ muốn thì chả giải quyết được gì. Cha mẹ có thể đồng hành với con, nhưng con mới chính là người thi”
Việc chuẩn bị cho du học và học bổng rất công phu và thực sự chẳng dễ tí nào. Một đứa bé thì đã biết thế nào là nên hay không nên du học, nhất là khi các cháu đang chạy đua theo nhu cầu của trường Việt Nam nên việc đầu tiên các bậc cha mẹ phải làm được chính là tạo động lực cho con. Nhưng tạo động lực thế nào?
Khi phải suy nghĩ tới vấn đề này, tôi nhớ dịp đầu tiên bản thân được ra nước ngoài là Hàn Quốc. Sự phát triển thần kỳ của đất nước này đã làm cho tôi bị sốc, tôi thấy buồn và bực bội “Vì sao nước họ làm được biết bao điều tốt mà nước mình bây giờ mới ở đâu đâu?”.
Đó là thời điểm mà khá ít người Việt Nam được ra nước ngoài. Nhưng chuyến đi đầu tiên đó khiến tôi thay đổi rất nhiều quan niệm và cả những dự định cho gia đình và cuộc sống. Tôi quyết định cho con đi du lịch khi cháu ở bậc tiểu học.
Điểm đến đầu tiên là Thượng Hải vì nơi này có thân nhân. Đây là một thành phố rất phát triển và hiện đại nên tôi hy vọng cháu có thể học hỏi được nhiều. Để chuyến đi có hiệu quả, gia đình tôi làm một chương trình đặc biệt, cháu sẽ đi nhiều bảo tàng, khu triển lãm, trường học.
Đồng thời cháu sẽ quan sát ở một thành phố với 16 triệu dân, hạ tầng hiện đại thì việc đi lại, làm việc, sinh sống sẽ như thế nào. Cách làm thủ tục nhập cảnh, hải quan ra sao, cách đi xe bus, tàu điện ngầm một mình thế nào, làm sao để sinh sống ở một nơi xa lạ?
Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc).
Chúng tôi đã dành nhiều thời gian để thăm thú những nơi tuyệt vời như bảo tàng khoa học kỹ thuật Thượng Hải, bảo tàng Hải dương học Thượng Hải, bảo tàng quy hoạch Thượng Hải. Bảo tàng ở đây rất lớn và có quy mô khủng, chẳng hạn muốn đi hết bảo tàng Khoa học kỹ thuật thì phải mất nhiều ngày.
Ở đó có mọi thứ mà trẻ con cũng như người lớn có thể khám phá với hầu hết các môn khoa học và kỹ thuật. Tại đây cháu có thể hiểu được nhiều vấn đề từ đơn giản đến phức tạp của các môn khoa học mà tất cả ở hình thức những trò chơi,
Chẳng hạn, khái niệm trọng lực của vật lý, khả năng thăng bằng của con người, động đất sẽ xảy ra như thế nào trong mô hình giả tưởng, các hang động khai khoáng trong lòng đất. Bảo tàng này có một rạp chiếu phim hình cầu với tất cả màn hình là hình cầu, người xem ngồi ở giữa.
Chuyến đi khiến cho con tôi bị sốc bởi lần đầu tiên cháu hiểu được thế nào là một nơi phát triển. Ở nơi đó trẻ con tận hưởng cái gì, nếu cứ mãi ở nhà thì biết bao giờ cháu mới có thể được học tập, được hiểu biết như thế. Trong khi đây mới chỉ là thành phố ở châu Á, vậy còn châu Âu, còn Mỹ và nhiều quốc gia khác, cái gì đang diễn ra ở đó? Đâu là chân trời mới?
Sau vài chuyến đi nước ngoài tiếp đó, cháu thay đổi rất nhiều, quyết tâm du học. Cháu đã nỗ lực để đạt mọi tiêu chuẩn cần thiết cho việc du học trong tương lai. Từ một học sinh chỉ xếp hạng năm trong lớp, cháu quyết đứng hạng nhất. Từ một người không ham tranh đua, cháu quyết tâm cạnh tranh, không lùi bước.
Sự thay đổi này đã giúp cho cháu giải quyết được một khối lượng công việc rất lớn trong thời gian cần thiết. Và tôi đánh giá rằng động lực này đã tạo ra rất nhiều phép màu cho việc học hành của cháu cũng như giúp giảm sức ép của gia đình tôi trong việc lo cho con đường mai sau của cháu.
Video đang HOT
Kể chuyện này để thấy rằng việc tạo động lực cho các cháu rất quan trọng. Và thực ra không thể nói đứa trẻ 13-14 tuổi thích du học nếu như cả đời nó chưa bao giờ đặt chân ra nước ngoài, chưa bao giờ hình dung ra nước ngoài và cuộc sống ở nơi đó là cái gì, tại sao nó phải học hành ở đó và bắt đầu một đời sống gian khổ vì xa gia đình, thích nghi với nền văn hóa mới cũng như nỗ lực vươn lên.
Đó cũng là lý do vì sao Tòa đại sứ Mỹ đánh rớt visa rất nhiều du sinh, bởi họ không tin rằng một người mù mờ có thể sống được ở nước Mỹ. Chỉ có khoảng hai phần ba các cháu đi phỏng vấn có thể đậu, cho dù học rất giỏi, gia đình rất giàu. Với Mỹ, giàu hay giỏi chả có ý nghĩa nào nếu họ cảm thấy không an tâm để cấp visa cho một người xứ khác tới nước họ.
Theo VNE
Sự tình cờ đưa chàng tiến sĩ Việt gia nhập Intel
Trải qua chặng đường dài học tập và làm việc tại những môi trường phát triển trên thế giới, Phạm Quang Bình hiện đầu quân cho tập đoàn Intel.
Phạm Quang Bình tốt nghiệp khối phổ thông chuyên Toán - Tin Đại học sư phạm Hà Nội, trúng tuyển Đại học Quốc gia Singapore (National University of Singapore), rồi qua Mỹ học tiến sĩ 6 năm tại Rutgers University.
Chiếc máy tính đầu tiên
Quang Bình sinh ra ở Hà Nội, thời cấp ba theo học ở khối phổ thông chuyên Toán - Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội. Chàng trai sinh năm 1983 gắn bó với môn Toán từ nhỏ, muốn theo ngành Toán lý thuyết.
Tuy vậy, khi thời điểm lựa chọn ngành nghề đến, Bình đã quyết định rẽ hướng sang lĩnh vực ứng dụng bằng cách đăng ký học ngành Kỹ sư Máy tính tại Đại học quốc gia Singapore (NUS) từ năm 2003 đến 2007.
Trước thời điểm đó, 8X chưa có nhiều cơ hội tiếp cận máy tính. Vì vậy, việc theo học ngành hoàn toàn mới tại Singapore không phải điều dễ dàng. Học kỳ đầu tiên tại NUS, Bình chưa có máy tính riêng. Những lần có bài tập về lập trình, chàng trai khắc phục bằng cách chạy lên thư viện trường để làm, hoặc viết chương trình ra giấy, sau đó mượn máy tính của bạn để kiểm tra.
Mọi thứ trở nên thuận tiện hơn sau khi Bình được chị gái tặng chiếc máy tính duy nhất vẫn dùng. Bình bảo khoảng thời gian đó thực sự có ý nghĩa với mình.
Quang Bình hiện làm việc cho Intel.
Những viên gạch đầu tiên cho ước mơ kỹ sư
Kỹ sư Máy tính là một trong những ngành học khó nhưng đầy thú vị. Bình cho biết càng học, 8X càng thấy thích thú vì được tìm hiểu cả một quá trình bộ vi xử lý máy tính xây dựng ra sao. Bắt đầu từ chất bán dẫn, thiết kế mạch điện, đến cấu trúc máy tính, hệ điều hành, trình dịch, và lập trình bậc cao.
Trước kia đi sâu về Toán lý thuyết, Bình chưa có dịp nhận ra những vấn đề liên quan máy tính. Sau này nhìn lại, anh thấy rằng thay đổi phút chót sang máy tính là một trong những quyết định ưng ý nhất của bản thân.
Bước ngoặt tiếp theo trong sự nghiệp học hành của chàng trai Việt diễn ra vào năm thứ ba khi NUS có chương trình trao đổi học tập với những trường đại học hàng đầu của Mỹ. Quang Bình, với những nỗ lực của mình, đã có mặt trong danh sách học sinh xuất sắc được trao đổi năm đó.
Nam sinh chọn Georgia Institute of Technology (GaTech) học một kỳ và cảm thấy ấn tượng về phong cách giảng dạy, cũng như môi trường học tập tại đây. Lập trình nhúng (Embedded System Programming), kỹ sư lập trình (Software engineering) và điều khiển (Control System) là những môn học chính mà Bình đã trải qua.
Mặc dù lớp học ở GaTech không lớn như NUS, giáo sư lại có cách giảng dạy hài hòa giữa kết hợp trình chiếu với bảng, tạo cho sinh viên sự gần gũi và thích thú. Ngoài ra, các bài tập thực hành thường rất gần với thực tế nên sinh viên thường ngồi hàng giờ trong phòng thí nghiệm sau khi học để hoàn thành bài tập được giao.
Đặc biệt, giờ học thường có sự tham gia của những người từ công ty bên ngoài đến giao lưu, giúp sinh viên hiểu thêm về kỹ năng và kiến thức của bản thân có thể áp dụng như thế nào trong thực tế.
"Kết thúc khóa học trao đổi, điều tôi nhớ nhất ở Mỹ là họ đề cao sự hiệu quả. Không ai để ý bạn ăn gì, mặc gì, miễn là bạn học và làm tốt những gì mình được giao", Quang Bình nhớ lại.
Quang Bình và mẹ trong ngày nhận bằng tiến sĩ ở Mỹ.
Hoàn thành xuất sắc chương trình học tập từ NUS năm 2007 với hai bằng về Kỹ sư Máy tính và Toán, chàng trai gốc Hà Nội có vài sự lựa chọn cho tương lai: Làm kỹ sư lập trình cho Nokia tại Nhật Bản, nhận học bổng của NUS để nghiên cứu tiến sĩ, hoặc làm kỹ sư lập trình nhúng ở Siemens Automotive (sau này là Continental Automotive) tại Singapore.
Cuối cùng, Bình chọn làm việc ở Singapore để tích lũy kinh nghiệm, chuẩn bị hồ sơ xin học sau đại học tại Mỹ, dù khá thích công việc ở Nokia.
8X nhận được học bổng học tiến sĩ ngành Khoa học Máy tính tại Đại học Tổng hợp Rutgers từ năm 2009. Nghiên cứu tiến sĩ tại Mỹ là cả quá trình khác biệt so với những cấp bậc khác vì nó đòi hỏi học viên đi sâu về thiết kế vi xử lý trong nhiều năm.
Nó còn là quá trình rèn luyện để đào tạo khả năng tìm ra vấn đề mới, khả năng tìm hiểu và tìm ra hướng giải quyết, giao tiếp cộng đồng để lắng nghe và phản hồi, thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu hiệu quả nhằm thuyết phục người khác về hướng giải quyết của chính mình là hiệu quả nhất.
Ngoài ra, Mỹ là nơi hội tụ rất nhiều người tài năng trong lĩnh vực công nghệ. Đó là cơ hội để Bình gặp gỡ những giáo sư đầu ngành, thực tập và làm việc ở các công ty hàng đầu.
Đây cũng chính là thách thức khi anh phải luôn cố gắng không ngừng, học hỏi nhiều điều mới. Quang Bình cho biết bản thân luôn ghi nhớ lời khuyên của một kỹ sư đầu ngành mà anh có cơ hội được hướng dẫn thực tập: "Để thành công, bạn phải tham vọng và luôn đặt mục tiêu cao. Tại sao? Bởi vì, nếu nhắm mục tiêu cao, bạn sẽ hạ cánh ít nhất ở giữa hoặc cao hơn".
Điểm dừng chân mang tên Intel
Trong một dịp tình cờ tham gia hội thảo, Quang Bình gặp đồng nghiệp hiện tại ở Intel. Anh đã nộp đơn vào công ty và trải qua hai vòng phỏng vấn bằng điện thoại, một vòng onsite.
Ngày hôm đó, trong một tiếng, chàng trai phải trình bày về các công trình nghiên cứu đã làm trong quá trình học ở Rutgers và trả lời câu hỏi liên quan. Sau đó là 10 cuộc phỏng vấn với từng người khác nhau tại Intel.
Thời gian nộp đơn vào Intel trùng với thời điểm Bình cần phải hoàn thành nhiều việc trước khi tốt nghiệp tiến sĩ năm 2015 như viết luận văn, làm những bài báo mới, đi hội thảo và trợ giảng. Mặc dù vậy, anh vẫn hoàn thành tốt và trở thành kỹ sư máy tính tài năng của Intel từ năm 2016.
Bình cho biết: "Tôi vào được Intel thuận lợi vì có nhiều bài báo tốt và có kinh nghiệm thực tập tại hai công ty lớn trước đó cũng về vi xử lý là Advanced Micro Devices và Qualcomm".
Intel có khoảng 100.000 nhân viên toàn cầu và chuyên sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, card mạng và các thiết bị máy tính khác. Bình làm việc trong bộ phận nghiên cứu và phát triển vi xử lý Intel Labs cùng hơn 600 đồng nghiệp.
Chàng kỹ sư Việt Nam cho rằng bạn trẻ muốn thành công hãy đặt ra cho mình những mục tiêu cao và không ngừng cố gắng.
8X cho biết có rất nhiều cơ hội để học hỏi và phát triển nghề nghiệp cùng những đồng nghiệp thông minh, giàu kinh nghiệm. Cụ thể, anh quan tâm những thiết kế cấu trúc máy tính mới để tạo ra vi xử lý tốc độ cao và tiết kiệm năng lượng trong tương lai.
Quang Bình cho biết niềm vui của những kỹ sư thiết kế là được chứng kiến sáng kiến của mình được hoàn thiện trong một con chip và được hàng triệu người sử dụng, trong đó có những khách hàng lớn của Intel như Google, Microsoft, Facebook, Amazon.
Mặc dù có một khoảng thời gian học tập và làm việc tại Mỹ, hòa nhập cùng cộng đồng người Mỹ, nam kỹ sư vẫn luôn hy vọng mình có thể trở lại Việt Nam để giảng dạy và chia sẻ về những gì học được tại đây.
Đối với du học sinh, Bình muốn chia sẻ những kinh nghiệm, bài học của bản thân. Anh kỳ vọng các bạn sẽ tiếp nhận được kiến thức và kỹ năng tốt nhất khi có cơ hội học tập ở môi trường quốc tế.
"Các bạn phải học tập tốt và thể hiện sự đam mê về ngành học của mình, luôn có ý thức học hỏi những kiến thức mới. Tiếp đến, bạn cần biết cách tạo mối quan hệ trong cộng đồng vì nhiều cơ hội trong công việc, học hành có thể đến từ đây. Trong công việc, du học sinh phải luôn tâm niệm rằng làm việc thông minh cũng quan trọng không kém làm việc chăm chỉ".
Dù đã đặt chân đến Mỹ, bạn trẻ cần suy nghĩ nghiêm túc về ngành nghề sau khi tốt nghiệp.
Những thành tích nổi bật của Quang Bình:
Giải ba Toán toàn quốc năm lớp 12.
Tốt nghiệp loại giỏi từ NUS với hai bằng về Kỹ sư Máy tính và Toán.
Một trong hai sinh viên xuất sắc khoa Máy tính của Rutgers 2014 và 2015.
Có các công trình nghiên cứu được đăng trên các tạp chí đầu ngành về kiến trúc máy tính (MICRO, HPCA).
Là tác giả của một trong ba bài báo xuất sắc nhất MICRO 2015.
Công trình nghiên cứu tiến sĩ được được đánh giá tốt.
Theo Zing
'Kế hoạch hàng nghìn người tài' thu hút du học sinh của Trung Quốc Đưa ra mức lương cao, tạo nhiều cơ hội việc làm trong các cơ quan nhà nước là cách mà Trung Quốc thực hiện để thuyết phục du học sinh xuất sắc trở về. Theo nhật báo Tây Ban Nha El Pais, chính quyền Trung Quốc đã thành công trong việc khuyến khích sinh viên du học nước ngoài trở về làm việc....