Ba mẹ cần lưu ý gì khi chọn lớp học thêm cho con?
Cho trẻ nhỏ tham gia các lớp ngoại khóa từ sớm đang là xu hướng của nhiều phụ huynh hiện nay. Tuy nhiên ba mẹ cần chú ý chọn lựa cho con các khóa giúp phát triển kỹ năng một cách khoa học.
Ngày nay, học thêm, học ngoại khóa không chỉ còn gói gọn trong những lớp kèm cặp, nhồi nhét thêm kiến thức cho con nữa. Các bậc phụ huynh có nhiều lựa chọn hơn để giúp con được tiếp xúc với nhiều kiến thức, trải nghiệm đa dạng ngoài nhà trường và gia đình. Đó có thể là những khóa kĩ năng sinh tồn, khóa học bơi, võ, đối phó với kẻ xấu. Hay những khóa học tiếng Anh, giao tiếp, khả năng lãnh đạo hay phát triển tư duy sáng tạo…
Tuy nhiên, dù là khóa học gì cũng cần những tiêu chí để xác định sự hiệu quả và ảnh hưởng hưởng tích cực lên trẻ. Một trong những yếu tố gần đây được nhiều phụ huynh và chuyên gia giáo dục chú ý đến là HLV. Cụm từ này là viết tắt của Happy – Leading Questions & Activities – Visual.
H – Happy nghĩa là hạnh phúc
Nền giáo dục thế giới và Việt Nam đều đang hướng đến xây dựng những lớp học hạnh phúc. Và một lớp học hạnh phúc phải là nơi trẻ cảm thấy muốn đến, và ở đó trẻ muốn khám phá.
Một phương pháp giáo dục khoa học cần truyền cảm hứng học tập cho các con
Bà Maria Montessori, nhà giáo dục người Ý, có câu nói: “Gần như có thể nói rằng có mối quan hệ toán học giữa vẻ đẹp của môi trường xung quanh và hoạt động của trẻ nhỏ; trẻ sẽ tình nguyện khám phá trong môi trường đẹp đẽ hơn là trong môi trường xấu xí.”. Môi trường đẹp đẽ không chỉ là môi trường, quang cảnh lớp học, mà quan trọng là bầu không khí được tạo ra bởi giáo viên trong lớp.
Theo kết quả một khảo sát với đối tượng chính là các em học sinh do trường ĐH Sư Phạm TPHCM tiến hành để trả lời câu hỏi “Học sinh cảm thấy hạnh phúc như thế nào khi đến trường mỗi ngày?”:
- 92,8% học sinh mong muốn thầy cô sẽ cười nhiều hơn.
- 84% học sinh mong muốn thầy cô nhẹ nhàng hướng dẫn khi các em làm gì sai.
- 82,4% học sinh mong muốn thầy cô đừng phê bình trước mặt bạn bè hay nhiều người.
- 82,4% học sinh muốn tổ chức học tập được xen kẽ với việc chơi, trao đổi, thảo luận
- 75,4% các em cũng khẳng định muốn thầy cô đừng cho học thuộc lòng nhiều quá.
Video đang HOT
- 60% muốn được chấp nhận những suy nghĩ hành vi chưa giống như người khác mong đợi.
Có thể thấy rõ ràng chính bản thân các em cũng biết mình muốn được học tập trong một môi trường như thế nào. Hạnh phúc trong lớp học đến từ chính giáo viên và nội dung, phương thức học tập chứ không phải từ các học sinh. Đừng yêu cầu con yêu thích học tập một cách vô lý. Thay vào đó, ba mẹ hãy tìm hiểu nhu cầu của con và chọn cho trẻ một trường học tập mà con thực sự cảm thấy thích thú và tạo được cảm hứng học tập.
L – Leading Questions & Activities: Hoạt động và câu hỏi dẫn dắt
Xu hướng giáo dục thời đại 4.0 không còn là truyền tải kiến thức 1 chiều, giáo viên thì nói còn học sinh thì phải nhớ nữa. Thay vào đó, cách giáo dục được đề cao và khuyên sử dụng bởi các chuyên gia giáo dục là tạo môi trường thúc đẩy tư duy của trẻ. Lúc này, người thầy có vai trò như “người đồng hành”, khuyến khích học trò đặt câu hỏi, rồi dẫn dắt các con khám phá câu trả lời dựa trên phân tích của bản thân.
Học sinh chủ động trải nghiệm, khám phá kiến thức với các học cụ trực quan
Với những câu hỏi và Hoạt động dẫn dắt của giáo viên, học sinh được khuyến khích tư duy chủ động, đưa ra giả thuyết và tự mình khám phá kiến thức. Việc đặt câu hỏi, giúp trẻ tư duy đa chiều trong các môn xã hội có lẽ không quá khó khăn với cả giáo viên và học sinh. Nhưng Toán học, một môn học thường bị coi là chỉ có những phép tính và công thức cứng nhắc, thì phải làm như thế nào.
Trên thế giới, gần nhất là Hàn Quốc đã có chương trình phát triển tư duy cho trẻ thông qua môn Toán làm được điều này hơn 20 năm qua. Chương trình này lấy phương pháp gợi hỏi Maieutic làm nền tảng giáo dục, đưa ra những câu hỏi gợi mở, mang tính chất khuyến khích người được hỏi đưa ra thảo luận về một vấn đề.
Với phương pháp Maieutic, học sinh phát huy được khả năng tư duy độc lập của bản thân, đồng thời nắm vững được những kiến thức đã học. Các kỹ năng tư duy ở cấp cao hơn cũng được thể hiện trong quá trình học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, thảo luận, tranh biện, đánh giá, phân tích và tổng hợp thông tin.
V- Visual: Trực quan sinh động
Ở độ tuổi mầm non và tiểu học, trẻ cần nhiều những ví dụ hay hoạt động trực quan để có thể nắm bắt được ý tưởng. Theo nghiên cứu, con người chỉ nhớ được 10% những điều đã đọc, 20% điều đã nghe, 30% điều đã thấy nhưng lại đến 50% điều vừa thấy vừa nghe, 70% điều đã nói và 90% điều chúng ta vừa nói vừa làm. Do vậy, các hoạt động và học cụ trực quan là điều trong thể thiếu trong các lớp học thời 4.0.
Học sinh vừa tư duy, thảo luận cùng bạn bè và thử nghiệm ý tưởng trong lớp
Chị Dương (Thanh Xuân, HN) có con đang học lớp 2 chia sẻ: “Nhiều khi mình thấy con đi học về đọc vanh vách quy tắc Toán học nghe có vẻ thuần thục lắm. Nhưng đến khi áp dụng vào bài về nhà thì lại lúng túng. Hôm sau đi học thì cô lại nhận xét là con không nhớ bài. Rõ ràng là con cũng chỉ học vẹt và hoàn toàn không hiểu để mà nhớ được lâu. Nếu có chương trình nào giúp con hiểu Toán học từ bản chất thì mình sẽ lựa chọn để con học thêm thay vì những lớp nhồi nhét kiến thức.”
Ghi nhận tại một Hệ thống trung tâm phát triển tư duy sáng tạo uy tín tại Việt Nam hiện nay, hệ thống này đã áp dụng rất thành công tiêu chí HLV trong môi trường học tập. Thông qua môn toán, chương trình hướng đến đích cuối cùng là phát triển trọn vẹn 4 bậc tư duy từ Tư duy cơ bản, Tư duy logic, Tư duy toán học tới Tư duy sáng tạo & Giải quyết vấn đề. Ngoài ra, Công nghệ hiện đại cùng hệ thống học cụ trực quan, sinh động tại hệ thống trung tâm cũng giúp tối ưu hiệu quả thu nhận kiến thức và luôn mang lại niềm vui học tập cho trẻ.
Trên hết, việc lựa chọn được phương pháp và trung tâm uy tín và có cách tiếp cận hoàn toàn mới trong phát triển tư duy là điều hết sức quan trọng. Các phụ huynh cần thận trọng cân nhắc khi tìm lớp học thêm cho con trong độ tuổi mầm non và tiểu học. HLV nên là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc để đưa ra lựa chọn hợp lý và đúng đắn.
Theo giadinhvietnam
Muốn con bằng bạn bằng bè, mẹ không ngần ngại ép con 7 tuổi đi học thêm từ 7 giờ sáng, ăn mỳ cho kịp 4 ca học một ngày
Một nền tảng vững chắc để con thành công trong tương lai là điều bố mẹ nào cũng muốn. Để làm được điều đó, không ít bố mẹ đã ép con còn nhỏ tuổi học ngày học đêm với mục đích để con chiến thắng ngay từ vạch xuất phát.
Lo lắng cho tương lai của con là điều hiển nhiên của mọi bậc phụ huynh. Mỗi gia đình sẽ có một cách lựa chọn khác nhau con đường đi tới thành công của con cái. Trong đó có không ít cha mẹ đã vẽ ra vạch xuất phát để hướng con theo một con đường định sẵn. Ở đó, đứa trẻ được tôi luyện rèn rũa ngay từ nhỏ để luôn đảm bảo có được sự xuất phát thành công.
Đứa trẻ đó, bên cạnh việc tiếp thu một khối lượng kiến thức bài vở khổng lồ ở trường học còn phải học thêm vô số những môn năng khiếu khác cho bằng bạn bằng bè. Kết quả là ngày nghỉ cũng không có, cả tuổi thơ chỉ có học và học mà thôi.
Ngày nghỉ chỉ để đi học ngoại khóa
Trường hợp của cô bé 7 tuổi Tang Xiaoying, con của một gia đình trung lưu ở Bắc Kinh dưới đây là một điển hình của tình trạng trên. Luôn muốn con không thua kém bạn bè, mẹ cô bé đã ép con gái học thêm đủ các môn ngoại khóa dù bản thân cô bé chưa chắc đã thấy hứng thú.
Sáng thứ 7 nào cũng vậy, 7h sáng là cô bé Tang Xiaoying cũng bị mẹ đánh thức và giục "Nhanh lên, đã quá muộn rồi!". Ngay sau đó, cô bé tự vệ sinh, thay quần áo và sẵn sàng tinh thần tham gia 4 lớp học thêm cố định vào thứ 7 hàng tuần, sau những ngày học bình thường trên lớp.
Từ 9-10h sáng, Tang Xiaoying sẽ tham gia lớp học đàn ukulele trong ánh mắt theo dõi của người mẹ.
Tang Xiaoying ở lớp học đàn.
Từ 11-12h, Tang Xiaoxuan đến nhà của giáo viên thanh nhạc để luyện giọng và học cách điều chỉnh khẩu hình.
Trong thời gian nghỉ trưa ngắn ngủi, hai mẹ con chỉ kịp ăn mỳ và phải ăn một cách nhanh chóng bởi vì vẫn còn các lớp học khác cần theo học. Mẹ cô bé lo lắng sợ con muộn học.
Từ 1-3h chiều, Tang Xiaoxuan học múa ba lê tại một trung tâm thanh thiếu nhi. Mồ hôi của cô bé rơi đẫm sàn nhà khi thực hiện các động tác múa.
Dù nhanh chóng di chuyển ngay sau khi kết thúc giờ học múa, cô bé vẫn đến trễ trong giờ học tiếng Tây Ban Nha. Buổi học kéo dài 3 giờ đồng hồ với một loạt bài tập về ngữ pháp và giao tiếp. Cho đến chiều tối, cô bé mới kết thúc buổi học, có được khoảng thời gian nghỉ ngơi.
Theo lời của Zhang Wei, mẹ cô bé, mỗi thứ 7 hàng tuần đưa con đi học đều tưởng như mình giảm đi vài cân vì hai mẹ con phải chạy đua trên đường và lo lắng khi dõi theo con ở lớp học.
Nhưng có lẽ cô bé Tang Xiaoying mới là người phải chịu áp lực nhiều hơn khi dù không thích tham gia những lớp học thêm như thế này nhưng cô vẫn phải cố gắng hết sức vì sợ "mẹ sẽ buồn".
Trong khi đó, người bố luôn ủng hộ đứa trẻ có một tuổi thơ hạnh phúc, đã nhiều lần nói với vợ rằng con gái có quá nhiều lớp học và có quá ít thời gian để chơi. Nhưng lần nào, mẹ cô bé sẽ kể rằng, bạn này bạn kia trong lớp con gái học nhiều hơn, nếu con gái không học thêm sẽ không theo kịp các bạn. Cô sợ con gái thua các bạn ngay từ vạch xuất phát.
Có một nỗi ám ảnh mang tên "lớp học ngoại khóa"
Ở Bắc Kinh, không có gì lạ khi một phụ huynh như Zhang Wei lấp đầy tuổi thơ của con cái bằng những lớp học năng khiếu. Theo một khảo sát, năm 2018, 80% gia đình trung lưu đã đầu tư hơn 20 triệu đồng vào chương trình ngoại khóa, và 50% gia đình đầu tư hơn 50 triệu đồng. Hầu hết họ tin rằng, việc theo đuổi các lớp học năng khiếu có thể đảm bảo cho sự thành công của những đứa trẻ trong tương lai.
Sự tồn tại của lớp năng khiếu là cần thiết. Ý nghĩa ban đầu của nó cũng là giúp trẻ khai thác điểm mạnh, trau dồi tính khí và nhiều kỹ năng hơn dù có thể không có lợi cho tương lai. Tuy nhiên, trong câu chuyện của Tang Xiaoying, chúng ta chỉ thấy một cô bé mệt mỏi bị đẩy về phía trước bởi một người mẹ lo lắng.
Hãy để con tham gia lớp học ngoại khóa theo ý thích.
Nhà tâm lý học Justin Coulson cho rằng cha mẹ thời nay thường làm mọi cách khuyến khích con mình học nhiều và trở nên vượt trội, trở thành đưa trẻ tốt nhất. Nhưng đồng thời, cha mẹ cũng cần phải ghi nhớ rằng ép buộc con của bạn vào những việc quá khó so với con thì cũng có khả năng làm cho con sẽ vụn vỡ dưới áp lực.
Dù bạn chỉ muốn con cái có được mọi lợi thế và cơ hội để chúng có cuộc sống tuyệt vời hơn, nhưng cuộc sống thì luôn luôn thay đổi và không ai có thể có mọi lợi thế cả. Đừng lấp đầy tuổi thơ của con bằng những lớp học.
Theo Helino
Một trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa ở Cà Mau tổ chức dạy thêm trái quy định Ngành chức năng tỉnh Cà Mau phát hiện Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa Trần Huỳnh (huyện Cái Nước) tổ chức dạy thêm không đúng đối tượng. Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa Trần Huỳnh (huyện Cái Nước, Cà Mau). Ảnh: T.N Vừa qua, Sở GD&ĐT tỉnh Cà Mau nhận được phản ánh về việc Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa Trần Huỳnh...