Ba loại trẻ tưởng khôn lanh nhưng tương lai bất ổn
Bề ngoài, nhiều trẻ khéo miệng, được khen ngợi là thông minh, ngoan ngoãn, nhưng thực tế lại giỏi nói, lười làm.
Hành vi của nhiều trẻ khiến bố mẹ chúng nghĩ rằng chúng thông minh từ nhỏ, sau này có thể thành tài, nhưng thực ra không phải vậy. Nếu con bạn có ba loại hành vi dưới đây, cần phải sửa chữa cho con sớm, nếu không con có thể phát triển sai lệch.
1. Tiện tay thích cái gì là lấy cái đó
Hành vi “tiện tay” của trẻ được không ít cha mẹ cổ súy, coi đó như sự nhanh nhẹn, khôn lanh, nhưng kỳ thực đó là một hành vi xấu. Ví dụ, khi đến nhà khác chơi, thấy có món đồ chơi đẹp, trẻ âm thầm đút vào túi mình để giấu đi, mang về nhà chơi mà không trả lại. Hoặc khi đi siêu thị với người lớn, thấy món đồ gì đó ngon lành, trẻ giấu vào tay, mang về thay vì đưa ra quầy trả tiền, hoặc thậm chí ăn ngay tại nơi bán.
Ngay khi phát hiện con có những hành vi tiện tay này, bạn cần giải thích với con rằng đó là việc làm xấu, có thể coi là lấy trộm đồ, sẽ bị phạt. Nếu bạn coi đây là trò trẻ con và bỏ qua, mai sau khi lớn hơn, trẻ sẽ không có bạn bè vì không được ai tin tưởng.
Nhiều hành vi của con cha mẹ nghĩ là khôn ngoan, thực chất tiềm ẩn thói xấu. Ảnh: Aboluowang.
2. Không bao giờ chấp nhận thua cuộc
Nhiều ông bố bà mẹ hiểu nhầm rằng phản ứng gay gắt của đứa trẻ mỗi khi thua cuộc đồng nghĩa với cá tính mạnh, tư chất “hơn người”. Trên thực tế, đây là biểu hiện của trẻ ích kỷ, được lớn lên trong môi trường tốt, được cha mẹ quá yêu chiều.
Loại trẻ này cho mình là trung tâm vũ trụ, không muốn chia sẻ sự quan tâm với bất cứ ai khác. Kiểu trẻ này lớn lên rất khó làm việc với tập thể, bởi lúc nào cũng khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình, dẫn đến tâm lý “ăn thua”, không chịu nhịn nhường bất cứ ai.
3. Giỏi nói, lười làm
Trẻ loại này rất khéo đón ý bố mẹ và người lớn. Chúng biết bố mẹ mong muốn gì và luôn thể hiện thái độ lắng nghe bạn nói. Bề ngoài, đó là những trẻ khéo miệng, được mọi người khen ngợi là thông minh, ngoan ngoãn, nhưng thực tế lại “nói mà không chịu làm”.
Ví dụ, khi trẻ hư, làm sai lời, trẻ sẽ rối rít xin lỗi bạn. Trẻ hứa hẹn sẽ sửa đổi, không hư, tuy nhiên lần sau vẫn tiếp tục tái phạm. Nhiều bố mẹ chủ quan cho rằng chỉ cần trẻ biết nhận lỗi đã là tốt, hành vi phải dần dần mới thay đổi được, song thực tế không phải vậy. Thói quen duy trì lâu dài sẽ khiến trẻ hình thành tính ưa nói điều hay, ý đẹp, nhưng lại không bắt tay vào thực hiện, chỉ nói rồi để đấy, chính là kiểu “miệng đỡ chân tay”.
Khi trưởng thành, con có thói quen lấy lời nói xoa dịu người khác thay vì thể hiện trách nhiệm bằng hành động, không sớm thì muộn sẽ nhận lại sự thiếu tin tưởng, tôn trọng.
Thùy Linh
Theo Aboluowang/VNE
'Tôi tá hỏa khi cháu xem clip Elsa đóng cảnh yêu đương trên YouTube'
Các bậc phụ huynh, dù ở Việt Nam hay bất cứ đâu, sẽ rất dễ giật mình khi xem danh sách gợi ý các video dành cho con mình trên YouTube.
Video đang HOT
Con trai đầu mới được 6 tháng tuổi, chị Trà My (24 tuổi, Hà Nội) đã lên kế hoạch sẽ cho bé xem gì, vào lúc nào để có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất trong tương lai.
Theo chị My, trong các kênh video hiện hành, YouTube là lựa chọn phổ biến song lại tiềm ẩn nhiều mối nguy, đặc biệt cho trẻ nhỏ.
"Tôi có 5 đứa cháu thì cả 5 đều 'nghiện' xem YouTube. Tất cả trong độ tuổi từ 7-13. Mỗi khi đi học về, chúng chẳng thiết tha gì ăn uống hay hoạt động ngoài trời mà suốt ngày chăm chăm vào mấy video, chương trình trên đó", chị My nói với Zing.vn.
Đặc biệt, đứa cháu trai đang học lớp 2 của chị cứ "hở" ra, mượn được điện thoại của bố mẹ là cắm cúi xem YouTube. Vì bận việc, bố mẹ cậu bé cũng chỉ nhắc con được vài câu "xem 10, 15 phút thôi đấy" rồi kệ cậu con 7 tuổi với thế giới trên mạng.
"Nó hay xem mấy clip TikTok, bóc trứng và siêu nhân. Từ ngày biết dùng điện thoại, iPad, chẳng thấy nó ra ngoài chơi mấy khi nữa. Xe đạp bố mẹ mua cho để tập đi cũng không động đến", chị My cho biết.
Có lần, chị phát hiện trong danh sách gợi ý dưới các video cháu trai hay xem có mấy clip "người nhện, Elsa mặc bikini, đóng cảnh yêu đương". Chị My "tá hỏa" báo cho cha mẹ cháu để lưu ý và đặt lại điện thoại.
Sau đó, cậu bé bị "cách ly" với YouTube trong 2 tuần. Khi được sử dụng lại, cậu chỉ được xem những kênh cha mẹ đã chọn lọc sẵn và xem dưới sự giám sát của một người chị lớn hơn.
"Núp bóng" các video dành cho trẻ em, nhiều kênh YouTube đăng tải các video có nội dung phản cảm, dung tục.
Thuật toán YouTube khuyến khích hành vi xấu
Không chỉ các bậc phụ huynh ở Việt Nam mới "tá hoả" khi xem danh sách gợi ý các video dành cho trẻ em trên YouTube. Đây là tình huống mà bất kỳ cha mẹ nào cũng có thể sẽ gặp phải: Con bạn bắt đầu xem phim về Heo Peppa vui nhộn, nhưng sau đó lại bị cuốn vào bộ phim về con vật này tự tử hay hút thuốc.
Có rất nhiều video trên YouTube nhìn qua tưởng vô hại bởi chúng được ngụy trang dưới vỏ bọc nhân vật hoạt hình mà lũ trẻ yêu thích như Heo Peppa, công chúa Elsa (Frozen) hay người Nhện. Nhưng những hình ảnh máu me, bạo lực, tình dục, ngôn ngữ không phù hợp lại "ẩn nấp" giữa những video đó.
Tại Mỹ, tháng 2/2015, YouTube cho ra phiên bản hướng tới trẻ em - YouTube Kids. Shimrit Ben-Yair, quản lý nhóm ứng dụng, đã miêu tả đây là "một sản phẩm của Google được xây dựng để lớn lên cùng con trẻ về mặt tinh thần".
Thế nhưng, chính thuật toán của YouTube đang làm gia tăng nguy cơ trẻ em tiếp xúc với các nội dung độc hại ngay từ nền tảng được cho là an toàn nhất này.
Video về nhân vật hoạt hình Heo Peppa chứa nội dung bạo lực, kinh dị.
Theo nhà báo tự do Chris Stokel-Walker - người chuyên nghiên cứu về nội dung độc hại trên YouTube - với việc sử dụng công nghệ rẻ tiền và phổ biến, các nhà làm phim hoạt hình đã tạo nên những video có nội dung gốc kết hợp với các nhân vật được yêu thích nhất Hollywood.
Cụ thể, trong khi chuột Mickey bản gốc không bao giờ chửi thề hay hành động bạo lực thì trong các video này, Mickey và các nhân vật trẻ em khác xuất hiện với hình ảnh ngược lại.
Nói chung, những người tạo ra các video này nhằm mục đích đem lại sự hài hước cho người lớn; họ không nhất thiết nhắm tới trẻ em. Tuy nhiên, không giống như người lớn có thể phân biệt đâu là "bản fake" có nội dung bẩn, đâu là bản thật, các thuật toán của YouTube lại không làm được như vậy.
Nhà báo Stokel-Walker chỉ ra: Thuật toán - hay chính xác hơn là YouTube - khuyến khích người xem thực hiện hành vi xấu.
Sự khuyến khích đó hoạt động theo cả hai cách. Nhiều nhà sáng tạo nội dung nhận ra lỗ hổng trong thuật toán của YouTube: Chúng chỉ dựa trên ảnh chụp màn hình nội dung trong video và không quan tâm đến hành động trong đó để rồi từ đó đưa ra gợi ý cho các video "liên quan" tiếp theo.
Một bé gái 5 tuổi tự cắt tóc mình sau khi xem video về thử thách Momo. Ảnh: Hook News.
Và các nhà sáng tạo nội dung đã lợi dụng điều này. Nếu phụ huynh và con mình xem một video về Heo Peppa, họ có thể sẽ muốn xem thêm một video khác về con vật này, miễn là có hình ảnh nó trong video. Chuyện chú heo đó hành động gì trong đó chẳng quan trọng.
Năm 2019, nhóm nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Cyprus đã phân tích 130.000 video hướng tới trẻ em từ 1-5 tuổi có sự xuất hiện của các nhân vật chúng yêu thích.
Theo dõi cách YouTube đề xuất các video tiếp theo, nhóm tác giả nhận thấy có 45% khả năng đứa trẻ gặp phải nội dung "bẩn" trong 10 cú nhấp chuột vào đoạn phim gắn mác thân thiện với trẻ em. Họ cũng phát hiện trẻ em có 1/20 khả năng được đề xuất các nội dung xấu, độc hại sau khi xem một video bất kỳ.
Vấn đề đã được "chỉ mặt đặt tên" từ vài năm nay song vẫn chưa chấm dứt.
"Ném YouTube vào con cái để rảnh tay"
Anh Minh Trung (32 tuổi, Hà Nội) cho biết mình rất dị ứng với các kênh, nội dung trên YouTube. Anh cấm hoàn toàn con trai 7 tuổi không được sử dụng Internet hay các thiết bị công nghệ.
Phụ huynh này cho rằng YouTube gần như không quản lý video được tải lên. Các kênh có nội dung đàng hoàng và tốt thì ít, còn nội dung xấu và không lành mạnh thì nhiều. Thậm chí, họ bóp méo thông tin và hướng người xem tới những cái tiêu cực.
"Trẻ em không thể chủ động đánh giá cái gì tốt hay không tốt trên YouTube. Những nội dung trên Internet ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách của trẻ nhỏ. Tôi hoàn toàn phản đối khi các bậc phụ huynh đang ném YouTube vào con cái để rảnh tay", anh Trung nói.
Theo dữ liệu được phân tích cho riêng cuốn YouTubers của nhà báo Stokel-Walker, kết quả khảo sát 20.000 trẻ em và cha mẹ của chúng về việc sử dụng mạng xã hội cho thấy chỉ có 4/10 phụ huynh luôn theo dõi việc sử dụng YouTube của con em mình. Trong khi đó, 1/20 trẻ em từ 4-12 tuổi nói rằng cha mẹ không bao giờ quan tâm chúng xem gì.
YouTube là thứ giúp nhiều phụ huynh "trông" con cái để họ rảnh tay làm việc.
Theo nghiên cứu tại Đại học Công nghệ Cyprus, YouTube Kids sàng lọc video theo cách thủ công. Theo đó, các nhân viên sẽ kiểm tra từng video được đăng tải để xem nó có phù hợp trẻ nhỏ hay không.
Nếu có nội dung phản cảm hay bạo lực, nhân viên sẽ "gắn cờ" giới hạn độ tuổi; nếu không có cờ thì nhiều khả năng video ấy sẽ xuất hiện trên kênh cho trẻ nhỏ. Người dùng trong quá trình xem nếu thấy video nào nghi ngờ chứa nội dung không phù hợp với trẻ nhỏ mà chưa gắn cờ có thể báo cáo lên hệ thống YouTube.
Và đó là thất bại của YouTube Kids khi lệ thuộc vào quy trình sàng lọc thủ công trong khi số lượng video là khổng lồ, theo ông Kostantinos Papadamou, đổng tác giả của nghiên cứu này.
"Chỉ lừa được khi nó còn nhỏ"
Trong bối cảnh không thể tin tưởng hoàn toàn vào YouTube, các chuyên gia cho rằng cha mẹ cần chú ý nhiều hơn đến việc con em mình thực sự đang xem những gì trên YouTube.
Hoàng Thùy (học sinh lớp 5) chia sẻ mình biết xem và sử dụng YouTube từ khi chưa biết chữ. Được chị gái cho chiếc smartphone cũ có kết nối sẵn wifi của gia đình, Thùy chỉ cần chị gái chỉ cho vài lần là nhớ cách "xem YouTube".
"Lúc đó, cháu chỉ cần nhớ là nhấn vào ô tròn tròn tìm kiếm, tìm chỗ hình chiếc micro rồi nói ra chủ đề mình muốn xem, thế là nó tự hiện ra kết quả thôi. Xem cái này tiện lắm, lại không phải chọn kênh phức tạp như tivi", Thùy nói.
Thùy cho biết cũng có lần bản thân được gợi ý đến các clip siêu nhân khá bạo lực dù chỉ chủ yếu xem hoạt hình công chúa. Những lúc như vậy, Thùy thường theo dõi khoảng 10 giây đầu xem có gì hay không, nếu không hợp ý sẽ chọn video khác.
"Bây giờ bố mẹ cháu cũng quản lý cháu xem YouTube chặt hơn trước vì sợ cháu không lo học, sẽ bị điểm kém. Giờ cháu chỉ được xem nhiều vào cuối tuần, lúc đã làm xong bài tập thôi", Thùy chia sẻ.
Cha mẹ nên quản lý nội dung con trẻ xem trên YouTube và các trang mạng xã hội. Minh hoạ: Hà My.
Hối hận vì đã dùng YouTube để "trông" cậu con trai gần 3 tuổi vài tháng nay để rảnh tay quản lý cửa hàng quần áo, chị Thanh Huyền (25 tuổi) lo lắng khi thấy con ngày càng mải mê các video "vô nghĩa" ở trang này.
"Nó trở nên lười nói, lười giao tiếp hơn trước, suốt ngày chỉ chăm chăm vào mấy clip siêu nhân đánh nhau. Có lần, nó dúi ngã và định đánh thằng bé tầm tuổi bên hàng xóm giống trò chiến đấu trên mạng", chị Huyền kể.
Không chỉ vậy, bà mẹ trẻ còn thấy con trai thích thú cùng mấy cậu "choai choai" trong xóm xem clip Khá Bảnh "múa quạt" hay mấy tay giang hồ mạng với lời lẽ chợ búa.
Mới đây, Huyền đọc được một bài đăng trên mạng bày cách "cai" YouTube cho con và dự định thử lên cậu con trai. Đó là dùng mực đen bôi lên khu vực quanh mắt của con khi chúng ngủ và "dọa" rằng đó là do xem quá nhiều video trên mạng.
"Dù cách này có thành công nhưng cũng chỉ là nhất thời, lừa được khi nó còn nhỏ. Có lẽ tôi cần tìm biện pháp lâu dài và hiệu quả hơn để ngăn con khỏi các video độc hại trên mạng", chị Huyền nói.
Theo Zing
Chuyên gia tâm lý chỉ ra những sai lầm kinh điển của cha mẹ khiến con trở nên khó bảo và ngang ngược hơn Có những sai lầm trong cách nuôi dạy con, làm cho con ngày càng ngang ngược và khó bảo hơn mà có thể cha mẹ chưa biết. Nuôi dạy con cái là công cuộc gian nan mà bất cứ bà mẹ nào cũng sẽ trải qua. Tất cả chúng ta đều công nhận rằng không phải ai cũng nuôi dạy con đúng cách...