Ba lỗ hổng lớn trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga lách lệnh trừng phạt
Bất chấp việc giảm xuất khẩu sang phương Tây, Nga vẫn thành công trong việc duy trì doanh thu khổng lồ từ dầu khí thông qua nhiều biện pháp khác nhau, đặt ra thách thức lớn cho các nước G7 và EU trong nỗ lực kiểm soát nguồn thu của Nga.
Một tàu chở nhiên liệu hoá thạch của Nga. Ảnh: Sputnik
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 18/11, sau gần 2 năm áp dụng các biện pháp trừng phạt năng lượng đối với Nga, phương Tây đang phải đối mặt với một thực tế rằng các lệnh trừng phạt này không mang lại hiệu quả họ như mong đợi.
Như phân tích của các chuyên gia năng lượng hàng đầu, dù xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga sang phương Tây có giảm, nhưng Moskva vẫn tìm được nhiều cách để né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây thông qua những lỗ hổng trong chính sách.
Điều này được chứng minh qua con số tăng trưởng kinh tế của Nga. GDP của nước này đã tăng 3,6% trong năm 2023 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng thêm 3,2% trong năm 2024. Đặc biệt, doanh thu xuất khẩu dầu khí của Nga trong 9 tháng đầu năm 2024 còn cao hơn 8% so với thời điểm trước khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Theo đó, tổng doanh thu từ xuất khẩu dầu khí của Nga trong năm 2024 đạt hơn 180 tỷ USD, thậm chí còn vượt xa chi tiêu quốc phòng dự kiến của Điện Kremlin trong năm 2025 (145 tỷ USD).
Video đang HOT
Theo Martin Vladimirov, Giám đốc Chương trình Năng lượng và Khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ (CSD), có ba lỗ hổng chính trong chính sách dầu mỏ của G7 giúp Nga tiếp tục né tránh lệnh trừng phạt.
Thứ nhất là liên quan đến việc một số nước châu Âu được miễn trừ khỏi lệnh cấm. Kể từ khi EU áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ vào tháng 12/2022, Nga vẫn xuất khẩu được 14 tỷ USD dầu thô sang CH Séc, Hungary, Slovakia và Bulgaria.
Mặc dù được coi là biện pháp tạm thời để loại bỏ dần sự phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga, lượng nhập khẩu vẫn ổn định, ngoại trừ Bulgaria, quốc gia đã dừng nhập khẩu dầu mỏ của Nga vào tháng 1/2024.
Thứ hai là việc “rửa dầu” thông qua các nước trung gian. Nga vẫn xuất khẩu khoảng 300.000 thùng dầu mỗi ngày sang châu Âu dưới nhãn hiệu của Azerbaijan và Kazakhstan. Đáng chú ý, Kazakhstan bán tới 80% dầu thô của mình pha trộn với dầu của Nga từ cảng Biển Đen Novorossiysk.
Trong khi đó, để tiếp tục bán cho châu Âu thông qua đường ống Druzhba, Kazakhstan tham gia vào các cuộc trao đổi dầu với Nga. Tương tự như vậy, Nga xuất khẩu dầu thô sang Azerbaijan thông qua Đường ống dẫn dầu Baku-Novorossiysk, nơi nó có thể được bán lại dưới dạng dầu không phải của Nga.
Thứ ba là việc buôn bán gián tiếp thông qua các nước thứ ba, chẳng hạn như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Ấn Độ đã trở thành khách hàng lớn nhất mua dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga. Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành nước nhập khẩu lớn nhất các sản phẩm dầu mỏ của Nga với tổng trị giá lên tới 31 tỷ USD. Việc thực thi kém đã cho phép các trung gian của Nga tái xuất hơn 3 tỷ USD dầu mỏ sang EU và Mỹ.
Mặc dù giá dầu của Nga giảm, giá dầu thô Ural vẫn đạt trung bình 70 USD/thùng vào năm 2024, vượt mức trần của G7 là 10 USD. Mức trần này, nhằm hạn chế doanh thu của Nga, đã bị ảnh hưởng do đội “tàu ma” (các tàu chở dầu cũ không đăng ký tín hiệu và tránh hệ thống theo dõi) ma ngày càng tăng và việc thực thi yếu kém.
Về khí đốt, tình hình cũng không khả quan hơn. Đến cuối năm 2024, Nga vẫn cung cấp 18% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, giữ vị trí nhà cung cấp lớn thứ hai của châu Âu.
Nga sắp sửa đối mặt với vòng trừng phạt thứ 11 từ EU
Một ủy viên Liên minh châu Âu (EU) xác nhận Nga sẽ sớm phải đối mặt với vòng trừng phạt mới từ liên minh này sau khi 10 vòng trừng phạt trước đó được cho là có hiệu quả.
Đồng ruble của Nga tại Moskva. Ảnh: AFP/ TTXVN
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình CNBC ngày 14/4, Ủy viên EU phụ trách ổn định tài chính, dịch vụ tài chính và liên minh thị trường vốn bà Mairead McGuinness cho biết EU đang lên kế hoạch triển khai gói trừng phạt thứ 11 đối với Nga.
"Châu Âu đã tung ra 10 gói trừng phạt, chúng tôi sẽ có gói khác. Không được đánh giá thấp những nỗ lực mà Nga sẽ thực hiện với đối tác của họ trên toàn cầu để vượt qua các lệnh trừng phạt của chúng tôi. Nhưng những vòng trừng phạt đang thực sự tác động đến nền kinh tế Nga", bà Mairead lưu ý.
Nữ quan chức EU không nói rõ các biện pháp trừng phạt mới sẽ nhắm vào lĩnh vực nào. Với các vòng trừng phạt trước đó, EU đã ban hành các biện phát hạn chế nhằm vào hoạt động xuất khẩu dầu khí, công nghệ chủ chốt, khả năng tiếp cận nguồn dự trữ tiền tệ cũng như một số cá nhân và công ty lớn của Nga.
Quan chức EU cho biết nền kinh tế Nga đang suy yếu và các biện pháp trừng phạt đã phát huy tác dụng. Nhưng theo bà, trọng tâm bây giờ là tuân thủ các quy định một cách đầy đủ và nghiêm túc. "Chúng ta phải đảm bảo rằng họ không tìm cách lách lệnh trừng phạt", bà Mairead nhấn mạnh.
Trước đó, theo tờ Bloomberg dẫn lời một nguồn tin ngoại giao cấp cao của EU, Nga nhìn chung đã thành công trong việc tránh luật trừng phạt của EU và kim ngạch nhập khẩu của nước này phần lớn đã trở lại "mức trước xung đột" năm 2020.
Các phân tích dữ liệu thương mại cho thấy "tác động thực sự ở một số lĩnh vực vẫn chưa tương xứng với những gì giới chức phương Tây có thể đã hy vọng".
Theo nguồn tin của Bloomberg, bất chấp những hạn chế xuất khẩu của EU đối với "hàng trăm hàng hóa và công nghệ", Nga vẫn nhận được hầu hết hàng hóa mà mình cần. Bề ngoài, các biện pháp trừng phạt dường như có hiệu quả khi nền kinh tế Nga bị thu hẹp, nhiều ngân hàng và công ty của nước này bị loại khỏi các hệ thống thương mại và tài chính quốc tế. Tuy nhiên, phân tích của Cơ quan giám sát Thụy Sỹ Trade Data Monitor cho thấy Nga đã thay thế hầu hết các sản phẩm mà họ cần, kể cả những sản phẩm công nghệ cao.
Tính toán chiến lược dầu mới của Saudi Arabia và tác động tiềm tàng với Nga Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đang có nhiều biến động, Saudi Arabia có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế cho Nga bằng cách tăng cường sản xuất dầu, điều có thể đẩy giá dầu thô toàn cầu xuống mức thấp và gây khó khăn cho Moskva. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (phải) và Tổng...