Bà Lê Hoàng Diệp Thảo thắng kiện vụ đòi hơn 9 ha đất tại Phú Quốc
Hơn 9 ha đất tại H.Phú Quốc (Kiên Giang) được ông Đặng Lê Nguyên Vũ mua trong thời kỳ hôn nhân với bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
2 khu đất này sau đó bị UBND H.Phú Quốc thu hồi, bà Thảo khởi kiện yêu cầu hủy các quyết định liên quan.
TAND tỉnh Kiên Giang vừa xét xử sơ thẩm và chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (50 tuổi, người sáng lập kiêm Tổng giám đốc TNI King Coffee), về việc hủy 6 quyết định của UBND H.Phú Quốc khi thu hồi đất của bà và ông Đặng Lê Nguyên Vũ (52 tuổi, người sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên – chồng cũ của bà Thảo).
Trong vụ án hành chính trên, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo và ông Đặng Lê Nguyên Vũ trong phiên tòa sơ thẩm giải quyết ly hôn của hai bên. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Theo đơn khởi kiện, bà Lê Hoàng Diệp Thảo nêu, năm 2011, UBND H.Phú Quốc ban hành 2 quyết định thu hồi 2 lô đất gần 9,5 ha đứng tên ông Đặng Lê Nguyên Vũ tại xã Bãi Thơm (H.Phú Quốc) với lý do để xây dựng khu du lịch dân cư làng chài Vũng Trâu.
Cùng thời gian này, UBND H.Phú Quốc ra quyết định hỗ trợ bồi thường cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ hơn 16,7 tỉ đồng.
Không đồng ý việc hỗ trợ bồi thường, ông Đặng Lê Nguyên Vũ khiếu nại. Sau đó, UBND H.Phú Quốc ra 2 quyết định không chấp nhận khiếu nại của ông Vũ.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo thắng kiện vụ đòi hơn 9 hecta đất tại Phú Quốc
Theo bà Lê Hoàng Diệp Thảo, tháng 8.2020, sau khi biết các quyết định hành chính trên, cùng việc các khu đất này là tài sản trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng (khi ông Vũ và bà Thảo chưa ly hôn – PV), vì vậy các quyết định thu hồi, bồi thường liên quan chỉ đề cập và thông báo đến ông Đặng Lê Nguyên Vũ là không phù hợp.
Bên cạnh đó, bà Lê Hoàng Diệp Thảo trình bày tại tòa, dù bà và ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã ly hôn nhưng cả hai đều có đủ điều kiện tài chính, năng lực quản trị để tiếp tục hợp tác với tư cách là đối tác của nhau, cùng nhau thực hiện dự án khu du lịch dân cư làng chài Vũng Trâu tại H.Phú Quốc.
Từ đó, theo bà Thảo, UBND H.Phú Quốc thu hồi đất của bà và ông Vũ tạo lập trong hôn nhân, không cho cả hai thực hiện dự án theo quy hoạch là không thấu tình đạt lý.
Không đến tòa, nhưng ông Đặng Lê Nguyên Vũ có gửi văn bản trình bày ý kiến đến tòa. Theo đó, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đồng ý với các yêu cầu khởi kiện của bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Theo ông Vũ, sở dĩ, trong thời gian ly hôn, các khu đất này không được đề cập bởi từ năm 2011 – 2014, tất cả các thửa đất này đã bị UBND H.Phú Quốc thu hồi.
Xét xử sơ thẩm, TAND tỉnh Kiên Giang chấp nhận các yêu cầu trên của bà Lê Hoàng Diệp Thảo vì các quyết định thu hồi, bồi thường của UBND H.Phú Quốc đã vi phạm các điều 39, 40 luật Đất đai năm 2003.
Năm 2015, bà Lê Hoàng Diệp Thảo xin ly hôn đơn phương với ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Năm 2019, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm tuyên chấp thuận đơn của bà, trao quyền nuôi dưỡng các con. Ông Vũ cấp dưỡng mỗi năm 10 tỉ đồng tính từ năm 2013 đến khi các con học xong đại học.
Ông Vũ được sở hữu 60% cổ phần, nắm quyền điều hành Tập đoàn Trung Nguyên và trả tiền cho bà Thảo với số cổ phần bà sở hữu.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo kháng cáo nhưng TAND cấp cao xét xử phúc thẩm tuyên y án. Không đồng ý, bà Thảo làm đơn yêu cầu cấp giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án. Năm 2020, Viện KSND tối cao ra kháng nghị hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm vì cho rằng “có nhiều sai phạm”.
Năm 2021, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ra quyết định giám đốc thẩm, cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo được ly hôn. Tài sản chung hơn 7.900 tỉ đồng được chia ông Vũ gần 4.700 tỉ đồng, bà Thảo hơn 3.200 tỉ đồng. Đồng thời giao ông Vũ sở hữu toàn bộ số cổ phần của cả hai tại Trung Nguyên.
Xét xử hàng loạt cán bộ liên quan đến sai phạm đất đai
Sáng 26/5, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa xét xử vụ án sơ thẩm đối với 13 bị cáo liên quan đến dự án Khu dân cư thương mại Phước Thái tại phường Tam Phước, TP Biên Hòa về tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất...
Đa số các bị cáo nguyên là cán bộ Sở Tài nguyên Môi trường (TNMT) và UBND TP Biên Hòa. Có nhiều bị cáo là cựu cán bộ như Giám đốc Sở TNMT Đồng Nai Lê Viết Hưng, Phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa Nguyễn Tấn Long; Giám đốc Chi nhánh Trung tâm phát triển Quỹ đất TP Biên Hòa Nguyễn Tấn Tài, Trưởng phòng TNMT TP Biên Hòa Nguyễn Tấn Vinh, Phó Trưởng phòng TNMT TP Biên Hòa Hồ Bá Minh và một số cán bộ khác của Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai, cán bộ phường Tam Phước...
Các bị cáo đều bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, gây thiệt hại ngân sách tổng số tiền gần 79 tỉ đồng.
Theo cáo trạng, năm 2015 Trương Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty CP đầu tư và kinh doanh nhà Phước Thái có văn bản gửi UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu đất gần 9ha tại phường Tam Phước cho một doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài quản lý từ đất công nghiệp sang khu dân cư thương mại. Tiếp đó, Tuấn ký hợp đồng với doanh nghiệp trong nước để thỏa thuận bồi thường số tiền hơn 35 tỉ đồng nhằm được nhận chuyển nhượng khu đất nói trên.
Biết doanh nghiệp này chưa được đăng ký quyền sử dụng đất nên Tuấn bàn với Nguyễn Văn Đức, lúc này là Phó Chủ tịch UBND phường Tam Phước, hợp thức hóa để cho em ruột của Đức là Nguyễn Hữu Thành đứng tên chủ sở hữu khu đất trên. Sau đó, nâng giá trị kinh phí bồi thường và Thành được nhận tiền bồi thường, rồi đưa lại cho Tuấn.
Vụ việc được thực hiện trót lọt còn có sự tham gia làm sai các quy định liên quan đến đất đai của các nhiều cán bộ quản lý Nhà nước. Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài từ 7 đến 10 ngày.
Kon Tum: Bắt tạm giam 3 cán bộ liên quan đến bồi thường đất Những người bị bắt tạm giam vì sai phạm trong công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất ở để thực hiện quy hoạch Khu công nghiệp Sao Mai, TP.Kon Tum. Ngày 5.5, Công an tỉnh Kon Tum cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam 3 bị can để điều tra về hành vi vi phạm quy định...