Ba Lan với bài toán cân bằng lợi ích kinh tế và cam kết chính trị trong trừng phạt Nga
Mặc dù Ba Lan là một trong những đồng minh và đối tác quan trọng của Ukraine, một số công ty Ba Lan vẫn tìm cách lách luật để duy trì giao thương với Nga, làm suy yếu hiệu quả của các biện pháp trừng phạt từ EU.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo chung ở Vacsava, Ba Lan, ngày 8/7/2024. Ảnh: PAP/TTXVN
Theo tờ The Kyiv Post (Ukraine), kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine vào năm 2022, các nước Âu – Mỹ đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt kinh tế nhằm mục tiêu làm suy yếu nền kinh tế Nga và buộc Moskva phải rút quân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng một số quốc gia, trong đó có Ba Lan, đang gặp khó khăn trong việc tuân thủ những lệnh trừng phạt này. Thay vì ngừng giao thương hoàn toàn với Nga, một số công ty Ba Lan đã tìm cách lách luật để tiếp tục duy trì hoạt động thương mại.
Mặc dù Ba Lan được xem là một trong những đồng minh và đối tác mạnh mẽ nhất của Ukraine, nhưng việc một số doanh nghiệp Ba Lan vẫn duy trì hoạt động thương mại với Nga đã gây ra nhiều tranh cãi.
Theo báo cáo từ cơ quan giám sát kinh tế, các quan chức Ba Lan đang phải vật lộn để kiểm soát những công ty bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt.
Một trong những lĩnh vực chính mà Nga vẫn thu được lợi nhuận lớn là xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và kim loại. Chỉ riêng trong năm 2023, doanh thu từ các lĩnh vực này đã đóng góp hàng tỷ USD vào ngân sách của Nga, chiếm hơn 40% tổng doanh thu quốc gia.
Video đang HOT
Ví dụ, riêng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu thép của Nga sang các nước EU đã lên tới 2,4 tỷ euro, trong đó các công ty do những nhà tài phiệt Nga sở hữu – như NLMK Group và Evraz Group – thu được nhiều lợi nhuận nhất. Theo tổ chức nghiên cứu GMK Center của Ukraine, các sản phẩm kim loại bán thành phẩm, như gang, chịu các lệnh trừng phạt ít nghiêm ngặt hơn so với hàng thành phẩm, do đó, các công ty Nga này có thể được miễn trừ các lệnh trừng phạt và tiếp tục thu lợi nhuận từ hoạt động của mình tại EU bằng cách thay đổi hình thức sản xuất thép của họ.
Cựu Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã chỉ ra rằng các lệnh trừng phạt không đạt được hiệu quả như mong đợi và thậm chí Nga có thể phát triển nhanh hơn cả Đức trong thời gian tới. “Điều đáng chú ý là: Nga năm nay và năm sau sẽ phát triển nhanh hơn Đức. Và điều này bất chấp các lệnh trừng phạt”, ông Morawiecki nói, giải thích rằng sự kém hiệu quả của các lệnh trừng phạt này có thể đổ lỗi cho nền kinh tế toàn cầu và các đối tác thương mại tiếp tục làm việc với Nga đằng sau hậu trường.
Mặc dù Ba Lan đã ngừng nhập khẩu dầu mỏ từ Nga vào năm 2022, nhưng nước này vẫn là một trung tâm quan trọng cho việc vận chuyển hàng hóa của Nga sang các nước khác. Các cảng của Ba Lan đang được sử dụng để chuyển giao thép và sản phẩm luyện kim tới các quốc gia như Cộng hòa Séc, nơi chúng có thể được chế biến và bán mà không bị áp dụng lệnh trừng phạt trực tiếp.
Theo Viện “Legislative Ideas” của Ukraine, lượng hàng xuất khẩu của Ba Lan sang Kyrgyzstan đã tăng đáng kinh ngạc 1.900% so với trước cuộc xung đột, cho thấy khả năng cao hàng hóa này có thể được chuyển hướng sang Nga. Bên cạnh đó, Ba Lan vẫn là một trong những nước mua khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) lớn nhất từ Nga, chi tới 710 triệu euro trong năm 2023, chiếm gần hai phần ba tổng lượng nhập khẩu của EU.
Một trong những vấn đề nghiêm trọng trong việc thực thi lệnh trừng phạt là sự xuất hiện của một “đội tàu ma”. Theo ước tính, đội tàu này đã phát triển lên đến ít nhất 399 tàu, cho phép Nga xuất khẩu dầu thông qua các tuyến đường phức tạp để tránh các lệnh trừng phạt.
Các sự cố gần đây đã làm phức tạp thêm lập trường của Ba Lan liên quan đến việc tuân thủ lệnh trừng phạt. Vào tháng 11/2024, chính quyền Ba Lan đã bắt giữ một công dân Đức vì cáo buộc xuất khẩu công nghệ lưỡng dụng sang Nga có thể được sử dụng để sản xuất vũ khí, theo Reuters. Vụ việc này nhấn mạnh những thách thức mà cơ quan thực thi pháp luật phải đối mặt trong việc ngăn chặn hàng hóa bị trừng phạt đến được các cơ sở quân sự của Nga.
Việc Ba Lan tiếp tục phụ thuộc vào công nghệ và năng lượng của Nga trái ngược với lập trường mạnh mẽ của Warsaw phản đối hành động của Moskva và làm nổi bật sự phức tạp trong việc cân bằng lợi ích kinh tế với các cam kết chính trị.
Các chuyên gia tại Trường Kinh tế Kyiv (KSE) đã nhấn mạnh rằng nếu không có biện pháp nghiêm ngặt và trách nhiệm giải trình đối với các công ty tham gia vào việc lách luật, Ba Lan có nguy cơ làm suy yếu uy tín của chính mình cũng như sự thống nhất giữa các đồng minh phương Tây trong phản ứng đối với Nga. Họ cho rằng việc áp dụng các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn sẽ giúp rút ngắn cuộc chiến bằng cách làm suy yếu khả năng giành nguồn lực tài chính cho các hoạt động quân sự của Nga.
Căng thẳng gia tăng giữa Hungary và Ba Lan về xung đột Nga - Ukraine
Từng là đồng minh thân thiết, mối quan hệ giữa Ba Lan và Hungary đã trở nên tồi tệ vì mối quan hệ nồng ấm giữa Budapest với Moskva và việc Hungary chặn khoản tiề.n của EU cho các quốc gia thành viên cung cấp đạn dược cho Kiev.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (thứ 2, trái) tại lễ ký thỏa thuận hợp tác an ninh ở Vacsava, Ba Lan, ngày 8/7/2024. Ảnh: PAP/TTXVN
Cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Hungary và Ba Lan ngày 31/7 đã leo thang sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Péter Szijjártó công khai cáo buộc người đồng cấp Ba Lan Radosław Sikorski "nói dối" về vấn đề Ukraine. Mối quan hệ giữa hai quốc gia này, từng là đồng minh thân thiết, đã trở nên căng thẳng do bất đồng trong cách ứng phó với Nga và vấn đề hỗ trợ Ukraine.
Mối quan hệ giữa Budapest và Warsaw đã trở nên tồi tệ sau khi Hungary duy trì mối quan hệ nồng ấm với Nga và chặn khoản tiề.n của EU cho các quốc gia cung cấp vũ khí cho Kiev.
Thêm vào đó, căng thẳng gia tăng khi một chính phủ thân EU lên nắm quyền tại Ba Lan vào tháng 12 năm ngoái, chấm dứt thời kỳ hợp tác gần gũi giữa hai quốc gia trong các cuộc tranh chấp với EU về vấn đề pháp quyền và quyền của người đồng tính luyến ái (LGBT).
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Visegrad Insight, ông Sikorski cho rằng Ngoại trưởng Szijjártó đã thay đổi quan điểm về việc tổ chức một cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng ngoại giao EU về Ukraine. Ông Szijjártó đã phản bác cáo buộc này, ch.ỉ tríc.h người đồng cấp Ba Lan Sikorski đã "vượt quá giới hạn và nói dối" về vấn đề trên.
Cuộc tranh cãi còn trở nên gay gắt hơn khi Thủ tướng Hungary Viktor Orbán ch.ỉ tríc.h Ba Lan vào cuối tuần qua, cáo buộc nước này "tiêu chuẩn kép" và mua dầu của Nga qua trung gian. Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Władysław Teofil Bartoszewski đã phủ nhận các cáo buộc và cho rằng Hungary nên rời khỏi các tổ chức phương Tây nếu không đồng tình với các chính sách của họ.
Những tranh cãi trên phản ánh căng thẳng sâu sắc trong EU về cách ứng phó với Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraine. Trong khi Ba Lan cùng với các quốc gia châu Âu khác ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, Hungary dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Orbán lại có mối quan hệ nồng ấm với Nga.
Trước đây Ba Lan và Hungary từng có mối quan hệ chặt chẽ, đặc biệt trong các vấn đề như di cư và pháp quyền trong EU, nhưng mối quan hệ này đã bắt đầu rạ.n nứ.t khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi chính phủ thân EU của Thủ tướng Donald Tusk lên nắm quyền tại Warsaw.
Cuộc tranh cãi giữa hai quốc gia này không chỉ làm rõ sự khác biệt trong quan điểm về cách ứng phó với Nga mà còn đặt ra câu hỏi về sự đoàn kết và tương lai của EU trong bối cảnh địa chính trị hiện nay.
Châu Âu đoàn kết khi quan hệ Ba Lan - Ukraine khởi sắc Bối cảnh chính trị quốc tế phức tạp, đặc biệt là sự chuyển giao quyền lực sắp tới tại Mỹ, đã buộc các nước châu Âu phải đẩy mạnh hợp tác để củng cố an ninh tập thể và hỗ trợ Ukraine. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (phải) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) bắt tay sau cuộc họp báo tại...