Ba Lan và EU tìm cách thắt chặt hoạt động buôn bán khí hóa lỏng của Nga
Ba Lan và 9 nước Liên minh châu Âu (EU) đang thúc đẩy ngăn chặn hàng tỷ euro của Nga bằng cách thắt chặt hạn chế hoạt động xuất khẩu khí hóa lỏng của Moskva.
Cơ sở khí đốt tự nhiên Bovanenkovo ở bán đảo Yamal, Tây Bắc Siberia, thuộc Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Politico, trong một đề xuất chung, 10 quốc gia bao gồm Ba Lan, Estonia, Latvia, Lítva, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Romania và Ireland, đã thúc giục các hành động tiếp theo để đóng các lỗ hổng và nhắm vào hoạt động bán LNG của Nga.
Ba Lan đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng EU vào đầu năm nay, trao cho nước này quyền thiết lập chương trình nghị sự tại Brussels.
Các quốc gia này cho rằng Nga đã kiếm được hơn 200 tỷ euro nhờ bán nhiên liệu hóa thạch cho EU kể từ cuộc xung đột Ukraine diễn ra vào tháng 2/2022 và lượng LNG nhập khẩu từ Nga đã tăng 11% trong nửa đầu năm 2024.
Tài liệu mà Politico tiếp cận được viết: “Khả năng duy trì các nỗ lực của Nga trong cuộc xung đột gắn chặt với doanh thu năng lượng của nước này”. EU đặt ra nhiệm vụ phải giải quyết vấn đề nhập khẩu LNG ngày càng tăng của Nga. Mục tiêu cuối cùng là cần phải cấm nhập khẩu khí đốt và LNG của Nga sớm nhất có thể.
Mặc dù châu Âu cam kết giảm phụ thuộc vào Nga, nhưng Moskva vẫn là nhà cung cấp LNG đường biển chính cho khối này.
Video đang HOT
Dữ liệu do công ty tình báo Kpler thu thập cho thấy EU đã nhập khẩu 472.000 tấn khí hóa lỏng chỉ tính riêng từ đầu năm nay, cao hơn đáng kể so với mức trung bình trước xung đột.
Nhóm các nước này cho biết, trong khi có thể loại bỏ dần dần khí đốt của Nga, Brussels cần tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với đội tàu chở LNG của nước này, cấm cập cảng và các dịch vụ hàng hải trên lãnh thổ EU.
Các biện pháp được đề xuất cũng mở rộng sang lệnh cấm mới đối với nhập khẩu kim loại như nhôm từ Nga, cắt giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Nga, hợp lý hóa và cung cấp hỗ trợ pháp lý cho các cuộc thanh tra biên giới và trừng phạt các tổ chức tài chính ở các nước thứ ba cho phép Moskva lách luật của ngân hàng phương Tây.
Tài liệu cũng đề cập đến việc hạn chế đối với tài sản tiề.n điện tử.
Với việc Ba Lan giữ chức chủ tịch luân phiên, Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ đưa ra một đợt trừng phạt mới chống lại Nga thời gian tới, trong bối cảnh có áp lực phải rút hết ngân sách dành cho xung đột của Điện Kremlin trước thềm kỷ niệm ba năm cuộc xung đột Ukraine vào tháng tới.
Tuy nhiên, Thủ tướng Hungary Viktor Orbán đã tuyên bố phản đối những hạn chế mới đối với lĩnh vực năng lượng, trong khi nước láng giềng Slovakia đang thúc đẩy việc tăng nhập khẩu khí đốt của Nga thay vì chấm dứt nhập khẩu.
Mỹ xem xét lại việc xuất khẩu khí đốt, khiến châu Âu lo sợ
EU đang trông chờ vào việc Mỹ phê duyệt các dự án LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) mới lớn, nhưng người mua châu Âu đang hồi hộp theo dõi đán.h giá của chính quyền Biden về việc liệu việc xuất khẩu có vì lợi ích quốc gia hay không.
Tàu chở LNG từ Mỹ đang neo đậu dọc theo một bến nổi ở Đức ngày 4/1. Ảnh: AFP
Theo tờ Politico mới đây, việc chính quyền của Tổng thống Joe Biden xem xét lại về việc xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ dựa trên khí hậu đang khiến ngành năng lượng mong manh của châu Âu lo sợ.
Cụ thể, việc đán.h giá lại cách Bộ Năng lượng Mỹ phê duyệt giấy phép xuất khẩu khí đốt có nguy cơ đình trệ các dự án mà châu Âu đang phụ thuộc để đáp ứng nhu cầu năng lượng của mình trong khi nỗ lực ứng phó với tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine. Đây chỉ là ví dụ mới nhất về việc các ưu tiên chính sách của Mỹ - trong trường hợp này là giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm carbon - có thể khiến các nhà lãnh đạo châu Âu đau đầu và thậm chí làm nản lòng các mục tiêu an ninh chung của các đồng minh xuyên Đại Tây Dương.
Những người ủng hộ Tổng thống Joe Biden trong phong trào vì môi trường đã vui mừng trước thông tin rằng Nhà Trắng đang xem xét tăng cường giám sát việc xuất khẩu khí đốt làm trầm trọng thêm tình trạng biến đổi khí hậu như thế nào. Nhưng điều đó cũng đang gây ra căng thẳng giữa những người đứng đầu ngành công nghiệp châu Âu khi cuộc xung đột ở Ukraine kéo dài.
Theo ước tính của hiệp hội thương mại EuroGas, EU đã cắt giảm lượng khí đốt nhập khẩu của Nga xuống còn gần 1/3 trong số 155 tỷ mét khối mà họ nhập khẩu vào năm 2021. EU đã thực hiện được điều đó bằng cách tăng gấp ba lần lượng nhập khẩu LNG của Mỹ, đạt 60 tỷ mét khối vào năm 2023.
Didier Holleaux, Chủ tịch EuroGas, cho biết: "LNG này là một sự cứu trợ cho châu Âu và góp phần ổn định giá khí đốt, điện cho người tiêu dùng trong EU, sau một thời gian dài giá cao kỷ lục do nguồn cung của Nga giảm".
Theo vị Chủ tịch trên, việc thiếu nguồn xuất khẩu khí đốt bổ sung của Mỹ "sẽ có nguy cơ gia tăng và kéo dài tình trạng mất cân bằng nguồn cung toàn cầu".
Một quan chức cấp cao EU nêu rõ khối sẽ không bị lôi kéo vào việc "suy đoán về khả năng Mỹ cắt giảm sản lượng hoặc giảm cung cấp cho EU" vì Washington chưa thông báo về bất kỳ động thái nào như vậy.
Cố vấn khí hậu quốc gia của Tổng thống Biden, Ali Zaidi, từ chối nêu chi tiết cách thức tiến hành đán.h giá hoặc liệu nó có dẫn đến việc Bộ Năng lượng Mỹ chậm cấp giấy phép hay không.
Cả Mỹ và EU đều cam kết tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu diễn ra vào tháng trước ở Dubai để bắt đầu "chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch". Nhưng điều đó không làm thay đổi vị thế của Mỹ với tư cách là nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu LNG lớn, hay làm giảm bớt "cơn khát" nhiên liệu của châu Âu đối với nguồn năng lượng này từ Washington.
Tom Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt tại công ty thông tin hàng hóa ICIS, cho biết, bất chấp kế hoạch đầy tham vọng của EU nhằm đạt được mục tiêu trung lập về khí hậu vào năm 2050, khối này vẫn chưa đặt ra thời hạn cho việc loại bỏ khí đốt. Ông cho biết lục địa này có thể cần tiếp tục tiếp cận hàng xuất khẩu của Mỹ trong thập kỷ tới.
"Châu Âu đã vượt qua hai năm rất khó khăn khi Nga ngừng cung cấp khí đốt bằng đường ống. Một, đó là cắt giảm nhu cầu. Nhưng thứ hai, EU đã bổ sung bằng LNG, phần lớn từ Mỹ. Đó là cách duy trì sự cân bằng", ông Marzec-Manser nói.
Leslie Palti-Guzman, người đứng đầu bộ phận thông tin thị trường của Synmax cho biết, châu Âu sẽ không thiếu khí đốt nếu xảy ra sự chậm trễ trong việc phê duyệt giấy phép xuất khẩu mới của Mỹ. Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, năm dự án đang được xây dựng sẽ tăng gấp đôi lượng LNG của Mỹ vào năm 2026.
Nhưng sau đó, bất kỳ sự chậm lại đáng kể nào từ phía Mỹ đều có thể thúc đẩy các công ty châu Âu ký hợp đồng với Qatar, quốc gia cũng đang lên kế hoạch mở rộng việc cung cấp LNG, chuyên gia Palti-Guzman nói thêm.
EU là khách hàng mua LNG lớn nhất thế giới. Khu vực này đã đầu tư hàng tỷ USD vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng lực nhập khẩu, bổ sung thêm sáu bến cảng mới kể từ đầu năm 2022 như một phần trong nỗ lực thoát khỏi khí đốt qua đường ống của Nga - thường bất chấp sự phản đối của các nhà môi trường. Việc mở rộng có nghĩa là đến năm 2030, châu Âu sẽ có khả năng tiếp nhận hơn 400 tỷ mét khối nhiên liệu hóa lỏng, tăng hơn 25% so với năm trước khi xung đột nổ ra ở Ukraine.
Tuy nhiên, một phân tích về sự thay đổi nguồn cung của các chuyên gia tại Viện Chính sách công Baker thuộc Đại học Rice năm ngoái đã cảnh báo rằng các nước châu Âu có nguy cơ tạo ra sự phụ thuộc quá mức vào một nhà cung cấp giống như họ đã từng làm với Nga trong quá khứ. Báo cáo cho thấy người mua đang tránh ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp Mỹ, khiến họ có nguy cơ bị gián đoạn hoặc bị thị trường siết chặt trong tương lai.
Châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga khiến Mỹ đ.e dọ.a trừng phạt Là một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm ngăn cản Điện Kremlin tiếp cận nguồn thu mà nước này có thể kiếm được từ xuất khẩu khí đốt, Mỹ hiện đang thúc đẩy các lệnh trừng phạt đối với hoạt động xuất khẩu LNG của Nga - và kết quả là xung đột với EU. Bất chấp nỗ lực của Brussels nhằm...