Ba Lan sẽ ngưng mua khí đốt từ ‘gã khổng lồ’ Gazprom của Nga
Tập đoàn khí đốt quốc gia Ba Lan sẽ không gia hạn thỏa thuận mua khí đốt từ “gã khổng lồ” Gazprom của Nga sau khi hợp đồng kết thúc vào năm 2022.
Thông báo được phía Ba Lan đưa ra giữa lúc chính phủ nước này đang tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga. Khí đốt từng nhiều lần được Moscow sử dụng như lá bài gây áp lực chính trị lên các đối tác của mình, theo AP.
Để giảm phụ thuộc năng lượng vào nước láng giềng, Ba Lan ký kết nhiều thỏa thuận dài hạn nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Mỹ, Qatar và các nước khác. Chính phủ nước này cũng phát triển một đường ống dẫn khí đốt mới với Na Uy để tiếp cận nguồn nhiên liệu tại Biển Bắc.
Ba Lan thông báo sẽ dừng nhập khẩu khí đốt từ tập đoàn khí đốt quốc gia Nga sau năm 2022. Ảnh: Reuters.
Video đang HOT
Tập đoàn khí đốt quốc gia Ba Lan, PGNig, xác nhận đã thông báo với Gazprom về quyết định cắt hợp đồng vào ngày 31/12/2022. Thông báo được gửi theo đúng quy định trong phụ lục thỏa thuận giữa hai phía.
PGNiG khẳng định Ba Lan vẫn có đủ nhiên liệu để sử dụng sau ngày hợp đồng kết thúc.
Chính phủ Ba Lan nhiều lần cáo buộc các điều khoản tài chính trong hợp đồng với Gazprom bất lợi cho nước này. Phía Ba Lan nói mình đang phải trả cho tập đoàn Nga mức giá cao hơn những nước khác tại châu Âu.
Ba Lan tiêu thụ trung bình 14 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm. Theo thỏa thuận với Gazprom, PGNiG buộc phải nhập khẩu từ Gazprom gần 10 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm.
Theo news.zing.vn
Nga-Ukraine đứng bên bờ vực chiến tranh khí đốt
Sau ngày 3112, khí đốt quá cảnh qua Ukraine sẽ chỉ được tiếp tục với các điều kiện sau đây: Kiev nối lại việc mua hàng khí đốt trực tiếp của Nga và từ bỏ các khiếu nại pháp lý lẫn nhau, bao gồm yêu cầu bồi thường 22 tỷ USD của Ukraine.
Đó là tuyên bố của người đứng đầu Gazprom, Alexey Miller, trong một cuộc họp với ủy viên chính phủ Đức về vận chuyển khí đốt qua Ukraine. Đối với Gazprom, tuyến đường quá cảnh khí đốt qua Ukraine sẽ chỉ có lãi nếu Kiev duy trì lượng mua lớn và các luồng khí đốt chính được vận chuyển cách xa biên giới Ukraine.
Các chuyên gia giải thích, Ukraine không thể từ bỏ các vụ kiện pháp lý đơn giản vì sau đó họ sẽ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình với châu Âu.
Vì vậy, quá trình hội nhập của nước này vào EU cũng sẽ bị đình trệ. Tuy nhiên, các chuyên gia của Quỹ Chiến lược Năng lượng cho rằng sẽ có lợi hơn cho người dân Ukraine để chấp nhận điều kiện của Nga hơn để tiếp tục duy trì căng thẳng, bất đồng. Song, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy sẽ chấp nhận các điều khoản của Moscow.
Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Ukraine dầu tháng này tuyên bố, nước này sẵn sàng chấm dứt hợp đồng vận chuyển khí đốt với Nga trong một động thái đánh dấu bước ngoặt mới trong "cuộc chiến" khí đốt giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, Bộ Năng lượng này cũng lưu ý rằng Ukraine không loại trừ việc ưu tiên ký kết những thỏa thuận quá cảnh khí đốt mới. Bởi, phí vận chuyển quá cảnh cũng là một nguồn thu quan trọng đối với Ukraine. Nhờ vào vận chuyển khí đốt này, Ukraine thu khoảng 3 triệu USD/năm.
Các hợp đồng về vận chuyển quá cảnh khí đốt và cung cấp nhiên liệu giữa Nga và Ukraine sẽ hết hạn vào cuối năm 2019.
Theo danviet
Nga mời Mỹ, Ukraine dự lễ duyệt binh Nga đang lên kế hoạch mời Mỹ, Vương quốc Anh và Pháp đến cuộc diễu hành Ngày Chiến thắng ở Moscow vào năm tới. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga - ông Kart Kartapolov ngày 1/11 cho biết, Nga đang lên kế hoạch mời các nhóm diễu hành từ các nước Đồng minh trong Thế chiến II, bao gồm Mỹ, Vương quốc Anh...