Ba Lan sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự thứ 45 cho Ukraine
Cựu Đại sứ Ukraine tại Ba Lan và hiện là đại sứ tại Cộng hòa Séc, ông Vasyl Zvarych cho biết Vácsava sẽ cung cấp gói viện trợ quân sự thứ 45 cho Kiev, bao gồm một lượng đáng kể đạn dược.
Binh sỹ Ba Lan trong một cuộc diễu binh ở thủ đô Vacsava. Ảnh minh họa: AFP
Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, nhà ngoại giao trên đưa ra thông báo trên vào ngày 25/7, song không nêu rõ giá trị, cũng như thời điểm thực hiện gói viện trợ này.
Đại sứ Zvarych nhấn mạnh gói viện trợ thứ 45 cho Ukraine hiện đang được triển khai. Ông cũng cho biết Ba Lan đã tham gia vào hầu hết các sáng kiến nhằm tăng cường các năng lực phòng thủ cho Ukraine và đóng vai trò dẫn đầu trong một số sáng kiến như vậy. Ba Lan cũng đã chuyển giao cho Ukraine 10 máy bay chiến đấu MiG-29 và đang xem xét về khả năng tiếp tục tăng cường năng lực không quân cho Ukraine.
Kể từ đầu năm 2022, Ba Lan đã cung cấp 44 gói viện trợ quân sự cho Ukraine với nhiều loại vũ khí, thiết bị quân sự và đạn dược. Tổng giá trị viện trợ cho các lực lượng vũ trang Ukraine, kể cả vật tư y tế, đã vượt quá 4 tỷ USD.
Hôm 8/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký thỏa thuận quốc phòng với Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk. Trong những tháng gần đây, Ukraine đã ký thỏa thuận an ninh và quân sự khoảng 20 quốc gia châu Âu và Mỹ. Các thỏa thuận giữa Kiev với các quốc gia trên bao gồm các gói biện pháp toàn diện, bao gồm hỗ trợ về quân sự và kinh tế.
Nga phản ứng về gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18/4 tuyên bố gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine sẽ không làm thay đổi cục diện trên chiến trường sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ ấn định lịch bỏ phiếu về các dự luật viện trợ cho Ukraine, Israel và các đồng minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu với giới báo chí, ông Peskov tuyên bố gói viện trợ này sẽ không làm thay đổi diễn biến trên chiến trường mà Moskva cho là "đang bất lợi cho phía Ukraine".
Trước đó, ngày 17/4, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson thông báo các hạ nghị sĩ Mỹ sẽ bỏ phiếu về 3 dự luật viện trợ riêng lẻ cho Ukraine, Israel và các đồng minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vào ngày 20/4 tới. Các dự luật viện trợ trên do Ủy ban Ngân sách Hạ viện đề xuất, với tổng trị giá hơn 95 tỉ USD. Các dự luật đề cập đến gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine, 26 tỷ USD dành cho Israel và 8 tỷ USD cho các đồng minh của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Nếu Hạ viện Mỹ thông qua các gói viện trợ trên, các dự luật sẽ được chuyển lên Thượng viện để biểu quyết thông qua. Hồi tháng 2, Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn gói viện trợ nước ngoài trị giá 95 tỷ USD, trong đó bao gồm một số điều khoản tương tự dự luật mới mà Hạ viện đưa ra.
Cũng trong ngày 18/4, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã nhấn mạnh Quốc hội Mỹ phải thông qua gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine vì đây là nhu cầu "khẩn cấp".
Phát biểu này được ông Blinken đưa ra trong cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại cuộc họp của các bộ trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) tại đảo Capri của Italy. Các Ngoại trưởng G7 dự kiến sẽ thảo luận về việc hỗ trợ Ukraine tại phiên họp trong ngày 18/4.
Một nguồn tin ngoại giao của Italy, quốc gia giữ chức Chủ tịch luân phiên của G7, cho biết mục đích của cuộc họp là đẩy nhanh việc chuyển giao các hệ thống phòng không cho Kiev.
Lầu Năm Góc phát hiện 2 tỷ USD lỗi tính toán sai trong hỗ trợ Ukraine Lầu Năm Góc đã phát hiện lỗi trong tính toán về đạn dược, tên lửa, thiết bị quân sự trị giá 2 tỷ USD trong hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Trụ sở Lầu Năm Góc tại Washington, D.C., Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là thông tin được công bố trong báo cáo của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ (GAO) ngày 25/7. Một...