Ba Lan duy trì lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine đến cuối năm 2023
Ba Lan sẽ duy trì lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine ít nhất đến cuối năm 2023.
Nông dân thu hoạch lúa mì tại Mykolaiv, Ukraine ngày 21/7/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Bộ trưởng Phát triển của Ba Lan, ông Waldemar Buda đưa ra phát biểu này ngày 26/4 trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đang soạn thảo thỏa thuận chấm dứt các lệnh cấm đơn phương do một số nước áp đặt.
Phát biểu với đài phát thanh tư nhân Radio Zet, ông Buda nêu rõ: “Chúng tôi sẽ không hủy bỏ các biện pháp của chúng tôi cho đến khi các biện pháp tương tự được đưa ra ở cấp châu Âu. Chúng tôi sẽ duy trì các biện pháp của Ba Lan cho đến khi tình hình ổn định”.
Được hỏi liệu lệnh cấm có thể được dỡ bỏ vào cuối tháng 6 tới hay không, ông Buda khẳng định “tuyệt đối không thể” và “chắc chắn” Ba Lan sẽ duy trì lệnh cấm cho đến cuối năm 2023.
Trước đó, ngày 25/4, Ủy viên phụ trách nông nghiệp của Liên minh châu Âu (EU), ông Janusz Wojciechowski bày tỏ lạc quan các quốc gia láng giềng của Ukraine sẽ sớm đạt được thỏa thuận cho phép ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine quá cảnh các nước này.
Từ tháng 5/2022, EU cho phép Ukraine xuất khẩu ngũ cốc dự trữ qua khối này sau khi các tuyến vận chuyển ở Biển Đen bị phong tỏa do cuộc xung đột với Nga. Theo đó, Bulgaria, Hungary, Ba Lan, Romania và Slovakia đã trở thành các quốc gia trung chuyển ngũ cốc Ukraine. Các nước này đồng ý nhập khẩu một số sản phẩm từ Ukraine không hạn chế về số lượng, không làm thủ tục hải quan và kiểm tra chính thức. Tuy nhiên, nhiều nước cho rằng một lượng lớn nông sản của Ukraine sau khi vào EU không được xuất khẩu tiếp mà bị bán phá giá, nhất là tại các nước Trung và Đông Âu. Tình trạng này đã dẫn tới việc nhiều nước gần đây đơn phương cấm nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm từ Ukraine để bảo vệ nhà sản xuất trong nước.
Video đang HOT
Giới chức EU khẩn cấp giải quyết khủng hoảng liên quan ngũ cốc Ukraine
Các quan chức của Liên minh châu Âu (EU) đang khẩn trương xoa dịu một số quốc gia vừa tạm thời cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Ngũ cốc trữ tại kho trong nông trại gần Izmail, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo kênh Al Jazeera, trong bối cảnh ngũ cốc và nông sản giá rẻ từ Ukraine tăng đột biến gần đây, Ba Lan và Hungary đã công bố lệnh cấm nhập khẩu tạm thời để bảo vệ lợi ích của nông dân trong nước. Slovakia đã có động thái cấm tương tự, tiếp đó là Bulgaria. Dù nông dân trong nước cũng biểu tình nhưng Romania cho đến nay vẫn chưa ban hành lệnh cấm.
Ủy ban châu Âu (EC) đã chỉ trích các lệnh cấm nhập khẩu ngũ cốc Ukraine của một số quốc gia và cho biết trong một tuyên bố: "Các hành động đơn phương là không thể chấp nhận được".
Tuy nhiên, ông Mats Cuvelier, một luật sư chuyên về EU và thương mại quốc tế, nhận định rằng tuyên bố của EU không khiến các quốc gia thành viên ngừng chặn nông sản Ukraine vào EU nếu họ xác định rằng các sản phẩm đó không đáp ứng các vấn đề cụ thể, ví dụ như tiêu chuẩn vệ sinh của EU. Slovakia đã dùng tiêu chuẩn vệ sinh để giải thích lý do cấm nhập khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia, ông Samuel Vlcan cho biết lệnh cấm này là một biện pháp bảo vệ ngành nông nghiệp của Slovakia và chủ yếu là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, nhưng nói thêm rằng việc vận chuyển ngũ cốc và các sản phẩm khác của Ukraine qua Slovakia có thể tiếp tục.
Các quan chức EU sẽ thảo luận về các lệnh cấm ngũ cốc Ukraine trong tuần này.
Theo ông Cuvelier, mặc dù EC có thể bắt đầu các hành động pháp lý đối với một quốc gia thành viên EU nếu quốc gia đó không tuân thủ luật thương mại của khối, nhưng ông hy vọng EC sẽ chọn một giải pháp ít đối đầu hơn, như hỗ trợ thêm cho nông dân bị ảnh hưởng.
Vào tháng 3, Ủy viên phụ trách nông nghiệp châu Âu, ông Janusz Wojciechowski, đã phân bổ 29,5 triệu euro cho Ba Lan, 16,75 triệu euro cho Bulgaria và 10,05 triệu euro cho Romania nhằm tìm cách hỗ trợ nông dân.
Vào ngày 19/4, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen, cho rằng cần bổ sung một khoản hỗ trợ 100 triệu euro cho nông dân.
Dù vậy, ông Jacob Funk Kirkegaard, thành viên cao cấp tại Quỹ Marshall Đức (GMF), cho rằng tiền sẽ không giải quyết được các vấn đề cơ bản bởi vì đối với các quốc gia như Ba Lan và Hungary, khối này trước tiên phải giải quyết vấn đề chính trị đang diễn ra.
Ông Kirkegaard phân tích: "Bên cạnh những căng thẳng về ngân sách với EU, chính phủ Ba Lan cũng đang chịu áp lực trước thềm bầu cử và họ cần sự ủng hộ của các nhóm cử tri nông thôn, nếu không chính phủ sẽ thua trong cuộc bầu cử. Trong trường hợp của Hungary, Thủ tướng Viktor Orban cũng sử dụng cơ hội này và ông thường tạo áp lực trong khối khi khối này cần phải đưa ra một quyết định mà tất cả thành viên cần nhất trí. Đối với Slovakia, đây cũng là mùa bầu cử nên tình hình chính trị cũng vậy. Dù vậy, nếu Ba Lan bỏ lệnh cấm, các quốc gia EU khác cũng sẽ làm theo".
EU cũng đã giữ lại khoản tiền trị giá 138 tỷ euro từ Ba Lan và Hungary để khiến các quốc gia này tôn trọng luật.
Theo ông Kirkegaard, EU nên nhìn rộng ra toàn cảnh, tìm cách đạt được sự nhất trí trong khối.
Về phần mình, mặc dù Ukraine thừa nhận những lo ngại của nông dân châu Âu, nhưng họ nói rằng người Ukraine gặp khó khăn hơn.
Đại diện Ba Lan và Ukraine tại cuộc họp báo sau vòng đàm phán ở Ba Lan, ngày 18/4. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau cuộc hội đàm với những người đồng cấp Ba Lan tại Warsaw, Bộ trưởng Nông nghiệp Ukraine Mykola Solskyi đã xác nhận rằng sẽ nối lại vận chuyển các sản phẩm ngũ cốc và thực phẩm của Ukraine qua Ba Lan.
Ukraine cũng sẽ tổ chức các cuộc đàm phán với các quốc gia EU khác đã áp đặt lệnh cấm vào cuối tuần này.
Trước đó, trong bối cảnh các cảng ở Biển Đen bị phong tỏa, một số quốc gia trong khu vực như Ba Lan, Hungary và Bulgaria đã đề nghị giúp trung chuyển ngũ cốc Ukraine tới các thị trường thứ ba. EU đã miễn thuế hải quan và hạn ngạch nhập khẩu để hỗ trợ quá trình vận chuyển ngũ cốc tới những nơi cần.
Trong thực tế, thay vì được chuyển tới các nước thứ ba như ở châu Phi và Trung Đông, số ngũ cốc Ukraine lại xuất hiện ồ ạt trên thị trường các nước trung chuyển. Tình trạng này khiến giá ngũ cốc giảm và gây thiệt hại lớn cho nông dân các nước này khi họ phải trả chi phí phân bón và năng lượng cao. Kết quả là nông dân biểu tình hàng loạt, gây sức ép lên các chính phủ, dẫn tới lệnh cấm ngũ cốc Ukraine ở một số nước nói trên.
Cảng Biển Đen láng giềng chật vật xử lý ngũ cốc dồn từ Ukraine Trong lúc các cảng biển của Ukraine bị Nga phong tỏa, cảng Constanta bên bờ Biển Đen của nước láng giềng Romania đã nổi lên như một đường dẫn chính cho xuất khẩu ngũ cốc của đất nước bị chiến tranh tàn phá. Tàu neo ở cảng Constata, Romania ngày 21/62022. Ảnh: AP Đây là cảng lớn nhất của Romania, nơi có cổng...