Ba hướng đột phá ở Yên Dũng
Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) xây dựng, triển khai ba nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, xây dựng nông thôn mới, phát triển đô thị.
Kết quả đã phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương, tạo nhiều bứt phá toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần đưa huyện trở thành vùng quê phát triển mạnh của tỉnh. Bài học kinh nhiệm rút ra trong công tác chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy Yên Dũng là có cơ chế và quyết liệt thực hiện cơ chế; nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của tập thể cấp ủy, người đứng đầu; tập trung tháo gỡ, giải quyết dứt điểm vướng mắc, yếu kém ngay từ cơ sở.
Sản phẩm rau sạch của người dân Yên Dũng có mặt tại nhiều siêu thị và hội chợ thương mại.
Khơi dậy, phát huy tiềm năng, thế mạnh
Huyện Yên Dũng là vùng đất có bề dày truyền thống; vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, du lịch. Tuy nhiên việc khai thác, phát triển du lịch ở Yên Dũng lâu nay còn hạn chế do thiếu giải pháp mang tính đột phá. Để phát huy tiềm năng du lịch, năm 2016, Huyện ủy Yên Dũng ban hành Nghị quyết về lãnh đạo phát triển du lịch giai đoạn 2016 – 2020. Trong đó, Huyện ủy xác định tập trung xây dựng ba loại hình du lịch chính, gồm: văn hóa – tâm linh, sinh thái – nghỉ dưỡng và thể thao – giải trí. Huyện ủy chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng cơ chế chính sách huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư. Sau 5 năm dồn lực triển khai, du lịch huyện Yên Dũng đã có bước chuyển biến tích cực. Tại chùa Vĩnh Nghiêm (di tích quốc gia đặc biệt), huyện đã huy động xã hội hóa hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng Nhà lưu giữ và trưng bày mộc bản (di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương). Đồng thời xây dựng đường vào chùa Kem (di tích quốc gia đặc biệt). Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hạng mục và tổ chức khánh thành chính điện Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hoàng; xây dựng, tôn tạo chùa Thiên Lai, thu hút các dự án du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, dự án du lịch tâm linh khu vực dãy núi Nham Biền. Trong đó, đáng kể nhất là Khu du lịch sinh thái khe Hang Dầu đã được UBND tỉnh Bắc Giang cấp phép đầu tư… Đối với loại hình du lịch thể thao – giải trí, huyện tăng cường phối hợp, giúp nhà đầu tư hoàn thành giai đoạn một, đưa sân Golf và Dịch vụ Yên Dũng đi vào hoạt động, hằng năm đón hàng nghìn lượt khách. Đến năm 2020, huyện đã tạo những nền móng vững chắc để du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Giai đoạn 2016 – 2020, huyện đón hơn 1,3 triệu lượt khách tham quan, đạt gần 122% kế hoạch, với doanh thu 316 tỷ đồng.
Thế mạnh thứ hai được huyện Yên Dũng khai thác là nông nghiệp, nông thôn. Đầu năm 2016, Huyện ủy đã ban hành Nghị quyết về thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 – 2020; trong đó xác định giải pháp mũi nhọn là chuyển đổi sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, chất lượng cao. Huyện quan tâm quy hoạch vùng sản xuất; trên cơ sở ưu tiên sản phẩm sạch, bảo đảm an toàn thực phẩm, quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị. Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng. Điển hình như mô hình sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, quy mô 60 ha tại xã Tiến Dũng. Huyện ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Trong 5 năm qua, huyện đã có thêm chín xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 15 xã. Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt gần 65,4 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo từ 4,33% giảm còn 1,96%.
Cùng với nông nghiệp, nông thôn, Huyện ủy Yên Dũng sớm chú trọng lãnh đạo công tác xây dựng, quản lý đô thị phù hợp tình hình của địa phương. Giai đoạn 2016 – 2020, huyện hoàn thành xây dựng bốn khu đô thị – dân cư tập trung. Hai thị trấn là Nham Biền và Tân An được chỉnh trang sạch đẹp, tỷ lệ dân số đô thị đạt 20,5%. Đây cũng là nhiệm kỳ đánh dấu những chủ trương lớn về đầu tư hạ tầng giao thông đường bộ với các dự án đầu tư đường giao thông có tầm quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội của huyện. Từ đó, giúp công tác thu hút đầu tư vào công nghiệp, đô thị có nhiều bứt phá. Trong 5 năm qua, huyện đã thu hút 70 dự án về công nghiệp, hạ tầng, thương mại, dịch vụ… Huyện thành lập hai cụm công nghiệp Yên Lư và Nham Sơn – Yên Lư; điều chỉnh mở rộng cụm công nghiệp Nội Hoàng.
Theo đồng chí Phan Thế Tuấn, Tỉnh ủy viên – Bí thư Huyện ủy, nhiệm kỳ 2015 – 2020, nhờ nắm bắt và tận dụng những thời cơ, thuận lợi; khắc phục và vượt qua khó khăn, thách thức; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Dũng đã phát huy truyền thống đoàn kết; đổi mới, sáng tạo; tích cực khai thác nội lực, thu hút nguồn lực từ bên ngoài; quyết tâm thực hiện nhiệm vụ nên đã đạt được kết quả khá toàn diện, hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ 21 đề ra. Trong đó, có nhiều đột phá mới, nổi trội, trở thành huyện phát triển mạnh của tỉnh Bắc Giang.
Video đang HOT
Gắn trách nhiệm người đứng đầu với cơ sở
Khi triển khai các nghị quyết đột phá, địa phương phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Theo Bí thư Huyện ủy Yên Dũng, đó là sức ỳ của tư duy sản xuất cũ trong một số người dân; cấp ủy, chính quyền nhiều địa phương thiếu quyết liệt khi giải quyết vướng mắc, tồn tại kéo dài; năng lực, trình độ của cán bộ cơ sở còn hạn chế… Để khắc phục, Huyện ủy triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng. Trong đó, tập trung hướng về cơ sở, giải quyết yếu kém, tồn tại; nâng cao chất lượng cán bộ.
Hằng năm, Ban Thường vụ Huyện ủy Yên Dũng chỉ đạo mỗi cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị rà soát, lựa chọn đăng ký ít nhất một việc khó hoặc vấn đề nổi cộm để giải quyết; phải bám sát tình hình thực tiễn tại địa phương, đơn vị. Giai đoạn 2016 – 2018, xã Lãng Sơn được huyện chỉ đạo về đích nông thôn mới. Dồn sức cho mục tiêu này, Đảng bộ xã đăng ký việc trọng tâm, trong đó tập trung vào những tiêu chí khó, cần nguồn lực lớn như: Xây dựng đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng, môi trường. Đảng ủy xã ban hành nghị quyết lãnh đạo, UBND xã xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể, rõ lộ trình, các bước thực hiện theo yêu cầu và khả năng của địa phương. Kết quả, cuối năm 2017, xã được tỉnh Bắc Giang công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đến quý III năm 2020, xã đủ điều kiện công nhận xã nông thôn mới nâng cao. Đối với những vụ việc phức tạp, các lãnh đạo chủ chốt cấp ủy, đơn vị luôn lựa chọn đảm nhận nên hiệu quả giải quyết cao. Nhiệm kỳ 2015-2020, toàn Đảng bộ huyện đăng ký và thực hiện thành công hơn 250 việc khó, thuộc nhiều lĩnh vực như: cải cách hành chính; quản lý đất đai, tài chính; giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo; vệ sinh môi trường; xây dựng nông thôn mới…
Công tác đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được Huyện ủy Yên Dũng quan tâm. Nhiệm kỳ qua, bên cạnh chú trọng đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, Huyện ủy đã điều động, luân chuyển nhiều cán bộ huyện về giữ các chức danh chủ chốt tại xã, thị trấn. Năng lực, trình độ, bản lĩnh chính trị của cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ngày càng vững vàng, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tại đại hội đảng bộ cấp cơ sở nhiệm kỳ 2020 – 2025 của huyện, 100% cấp ủy viên có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên; 276 trong số 281 đồng chí trình độ chuyên môn đại học, trên đại học. Tỷ lệ cấp ủy viên là cán bộ nữ và trẻ đều đạt và vượt so với yêu cầu đề ra.
Những kết quả nêu trên là tiền đề quan trọng để Đảng bộ huyện Yên Dũng xác định nhiệm vụ cho thời gian tới. Theo đó, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đảng bộ huyện đặt mục tiêu duy trì huyện Yên Dũng phát triển trong nhóm các huyện dẫn đầu của tỉnh Bắc Giang, với nhiều chỉ tiêu quan trọng như: thu nhập bình quân đầu người đạt từ 80 đến 85 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 1% đến 1,5%/năm… Để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu đề ra, Huyện ủy Yên Dũng sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng. Từ đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo hướng chủ động, sáng tạo, quyết liệt, sâu sát cơ sở, giải quyết công việc có trọng tâm, trọng điểm; xử lý dứt điểm những việc khó, phức tạp, không để kéo dài. Tạo chuyển biến mới về cải cách hành chính, coi cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức là trọng tâm, là khâu đột phá.
Vĩnh Long: Nỗ lực khôi phục vườn cây ăn trái sau hạn mặn
Hiện tại, độ mặn tại các sông trên địa bàn đã giảm và cũng đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa giúp cho cây ăn trái được "giải nhiệt" sau thời gian dài bị thiếu nước do ảnh hưởng của hạn, mặn.
Nông dân Lê Văn Trí, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, cắt tỉa nhánh cho vườn chôm chôm đã bị suy kiệt, rụng lá. (Ảnh: Lê Thúy Hằng/TTXVN)
Mùa khô năm 2019-2020, nước mặn xâm nhập sớm với nồng độ mặn cao và thời gian mặn kéo dài hơn so với những năm trước đã làm cho nhiều diện tích cây ăn trái của tỉnh Vĩnh Long bị thiệt hại.
Nhiều vườn chôm chôm, sầu riêng bị suy kiệt, héo lá, thậm chí chết cây, gây ảnh hưởng lớn cho thu nhập của người dân.
Hiện tại, độ mặn tại các sông trên địa bàn đã giảm và cũng đã xuất hiện những cơn mưa đầu mùa giúp cho cây ăn trái được "giải nhiệt" sau thời gian dài bị thiếu nước do ảnh hưởng của hạn, mặn. Nông dân các địa phương đang tích cực xử lý, chăm sóc để giúp vườn cây phục hồi.
Xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ có gần 600 ha vườn trồng chôm chôm. Trong đợt hạn mặn vừa qua, toàn xã có gần 500ha vườn chôm chôm của nông dân bị thiệt hại. Một số vườn cây suy kiệt hoàn toàn, nông dân phải đốn bỏ.
Theo ông Lê Văn Trí, ngụ xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ, những năm trước, hơn 3.000m2 trồng chôm chôm của ông cho thu hoạch 7-8 tấn/năm, trừ chi phí còn lãi gần 40 triệu đồng.
Tuy nhiên, năm nay ông không thể thu hoạch được do hơn 60 gốc chôm chôm bị nhiễm mặn, héo lá, không thể xử lý để cho trái. Nhiều cây chôm chôm bị rụng lá, chết khô buộc lòng phải cưa bỏ.
"Hôm trước tôi mới cưa bỏ gần 10 cây do cây bị kiệt sức, không dưỡng được nữa. Bây giờ tôi không có gì để bán nhưng vẫn phải cải tạo vườn, dưỡng những cây còn lại. Hy vọng 1-2 năm nữa cây phục hồi mới có thu nhập bình thường trở lại," ông Lê Văn Trí nói.
Giám đốc Hợp tác xã chôm chôm xã Bình Hòa Phước Nguyễn Ngọc Nhân cho biết hợp tác xã có 42ha chôm chôm, trong đó hơn 70% diện tích đã bị thiệt hại, không thể xử lý cho ra trái.
Nhiều khả năng đầu năm 2021, sản lượng chôm chôm của hợp tác xã sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến thu nhập của người dân.
Hiện nay, các thành viên hợp tác xã đang tập trung xử lý rửa mặn, chăm sóc vườn cây, đồng thời cũng mong các ngành, các cấp quan tâm hỗ trợ kỹ thuật giúp khôi phục vườn cây, xem xét hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi để tiếp tục đầu tư tái sản xuất, khôi phục lại vườn cây vì đây là vùng nguyên liệu chôm chôm trọng điểm của xã.
Theo thống kê, trên địa bàn huyện Long Hồ có hơn 900ha vườn cây ăn trái bị thiệt hại do hạn mặn, trong đó chủ yếu là sầu riêng và chôm chôm.
Những ngày qua, các cơ quan chuyên môn của huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến hộ dân về kỹ thuật chăm sóc vườn cây sau nhiễm mặn, các giải pháp tích trữ nước phòng tránh xâm nhập mặn.
Nhiều vườn chôm chôm ở xã Bình Hòa Phước (Long Hồ, Vĩnh Long) bị rụng lá do ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn. (Ảnh: Lê Thúy Hằng/TTXVN)
Song song đó, địa phương cũng đã lập danh sách và đánh giá mức độ thiệt hại đối với cây bị nhiễm mặn để hỗ trợ cho hộ dân theo quy định của Chính phủ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Long Hồ Phan Thị Mỹ Hạnh cho biết đây là năm đầu tiên địa phương xảy ra xâm nhập mặn, do đó người dân chưa có kinh nghiệm ứng phó.
Hiện nay, huyện cũng tích cực tiến hành các thủ tục để hỗ trợ người dân, đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng hệ thống tưới tiêu, trữ nước để ngăn xâm nhập mặn.
Ngoài ra, hiện nay huyện cũng đang xem xét kế hoạch để xây dựng các đập ngăn mặn, đề xuất cấp tỉnh và Trung ương có những công trình mang tính tổng quát cho khu vực 4 xã cù lao của huyện để đảm bảo ngăn ngập mặn, góp phần giữ vững diện tích vườn cây ăn trái của địa phương.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liêm cho biết mùa khô năm 2019-2020, xâm nhập mặn đã khiến cho hơn 17.000ha cây trồng trên địa bàn bị thiếu nước tưới trong thời gian khoảng 5-7 ngày, trong đó có gần 7.000ha cây lâu năm; ước thiệt hại khoảng 36 tỷ đồng.
Để giúp nông dân phục hồi vườn cây ăn trái sau hạn mặn, ngành đã tổ chức nhiều cuộc tập huấn về phòng, chống hạn mặn trên cây trồng, cấp phát tài liệu về hướng dẫn kỹ thuật canh tác lúa và cây ăn trái, quy trình trữ nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn và các giải pháp kỹ thuật sản xuất, chăn nuôi trong điều kiện hạn, xâm nhập mặn.
Song song đó, ngành cũng phối hợp với các địa phương tiến hành thống kê, rà soát tình trạng thiệt hại để công khai cho người dân, sau đó sẽ tiến hành hỗ trợ theo các chính sách đã được quy định của Chính phủ./.
"Người tốt, việc tốt" ở vùng giáo dân Ngày 18-6, UBND xã Hòa Sơn (H. Hòa Vang, TP Đà Nẵng) tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến lần thứ I và tôn vinh 50 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất và sáng tạo giai đoạn 2015-2020. Đây là địa phương có hơn 80% dân số là giáo dân sinh...