Ba giáo viên THPT được sang Anh học
Vượt qua hơn 200 bài thi từ khắp các vùng miền, giáo án của ba thầy cô ở Hải Phòng, Cần Thơ và Đăk Lăk đã được trao giải Nhất cuộc thi soạn giáo án dành cho giáo viên tiếng Anh THPT.
Ba giáo viên đoạt giải Nhất là cô Nguyễn Thị Hồng Vân (THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng), Phạm Thị Mai Hà (THPT Lưu Hữu Phước, Cần Thơ) và thầy Trương Quốc Phú (THPT Nguyễn Trãi, Đăk Lăk) sẽ được trao phần thưởng là khóa học bồi dưỡng nâng cao kỹ năng giảng dạy tiếng Anh kéo dài 2 tuần tại Anh.
Còn 3 giáo viên đoạt giải Nhì là cô Nguyễn Phương Anh (THPT Việt Đức, Hà Nội), Phan Thị Oanh (THPT Lê Viết Thuật, TP Vinh, Nghệ An) và thầy Trần Văn Ri (THPT An Thới, Bến Tre) sẽ được tham dự Hội nghị về giảng dạy tiếng Anh tại Singapore kéo dài 3 ngày.
Cuộc thi soạn giáo án là một phần trong khuôn khổ dự án Access English do Hội Đồng Anh triển khai phối hợp với Bộ Giáo dục của 9 quốc gia ở Đông Á gồm Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam.
Bộ GIáo dục đang thí điểm dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học. Ảnh: Hoàng Hà.
Sau 3 năm dự án Access English được triển khai tại Việt Nam, hơn 1.000 giáo viên tiếng Anh tiểu học đã được tham gia các khóa tập huấn về phương pháp khai thác hiệu quả sách giáo khoa tiếng Anh.
Video đang HOT
Ngày 22/2, 40 giảng viên cốt cán tham gia chương trình Đổi mới Giảng dạy tiếng Anh bậc Tiểu học sẽ được trao chứng chỉ tốt nghiệp. Các giảng viên này sẽ trở về Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM để tiếp tục tập huấn, nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên tiểu học ở địa phương.
Bên cạnh đó, Hội đồng Anh cũng hoàn tất chương trình hỗ trợ các nhóm giảng viên tiếng Anh tiểu học của ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng và CĐ Sư phạm Hà Nội thiết kế giáo trình đào tạo bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh tiểu học.
Tiến Dũng
Theo VnExpess
Gian nan chuyện rèn nghề của sinh viên Sư phạm tiểu học
Giáo viên dạy tiểu học phải được đào tạo nghề nghiệp, kỹ năng sư phạm ngay từ trong trường đào tạo, người không được đào tạo sư phạm tiểu học không thể dạy được bậc tiểu học. Với đặc thù này nên để trở thành giáo viên tiểu học không đơn giản một chút nào.
Nếu như đối với giáo viên THCS hay THPT thì chủ yếu đảm nhận giảng dạy một môn học cụ thể thì ở bậc tiểu học đòi hỏi giáo viên phải rất "đa năng". Ngoài việc rèn luyện chữ viết đến khả năng ca hát, hội họa còn đòi hỏi giáo viên có thể giảng dạy nhiều môn học. Chính vì thế những sinh viên khi theo học sư phạm giáo dục tiểu học đều phải bắt đầu lại từ...lớp 1.
Khổ công rèn chữ
Đối với sinh viên sư phạm tiểu học (SPTH) thì công việc rèn chữ khó khăn và vô cùng cực nhọc so với nhiều công việc khác. Chính vì thế ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường sinh viên theo học ngành này đều phải cần mẫn trong việc rèn chữ và quá trình này vẫn tiếp tục cho dù đã đứng lớp.
Lê Lan, sinh viên Trường CĐ Sư phạm Bắc Ninh, tâm sự: "Trong suốt thời gian học phổ thông thì hầu hết học sinh đều phải tập viết nhanh để theo kịp bài giảng. Chính vì thế mẫu chữ thường không theo quy chuẩn. Khi bắt đầu làm quen lại với công việc của cái thời cách đây 15-16 năm quả thực không phải là dễ".
Để có thể viết theo đúng quy chuẩn, việc đầu tiên của sinh viên ngành SPTH là mua vở ô li sau đó mua sách hướng dẫn cách viết chữ hoa, chữ thường và hí hoáy tự ngồi luyện viết. Nói thì có vẻ là dễ nhưng để có thể làm được điều này nhiều sinh viên phải mướt mồ hôi.
"Cái khó của việc rèn chữ đó là tính tỉ mỉ và kiên trì. Một đoạn văn ngắn nếu viết thông thường thì chỉ cần mất khoảng 5-7 phút nhưng khi viết quy chuẩn thì tiêu tốn cả tiếng là chuyện bình thường", Nguyễn An, một sinh viên khoa SPTH bật mí.
Cũng theo An, cái khó có việc rèn chữ là sinh viên không được viết bút bi mà thay đó là bằng bút mực. Tùy từng yêu cầu mà phải dùng những bút mực có độ đậm nét khác nhau. Chỉ mỗi việc nhớ được các quy chuẩn này sinh viên cũng đã "bở hơi tai".
Cũng theo tìm hiểu của chúng tôi, với đa số sinh viên đăng ký học khoa tiểu học thì công việc ngốn nhiều thời gian nhất là rèn chữ. Công tác kiểm tra chữ viết được các giáo viên đặc biệt chú ý, chính vì thế có muốn lười cũng không được. Bên cạnh đó để có thể "viết chữ đẹp", nhiều sinh viên còn bắt buộc phải thuê gia sư hướng dẫn "tập viết".
Nhiều lần khóc vì...kiến tập
Sinh viên khoa SPTH hay khóc bởi nhiều lý do, từ chuyện cháy giáo án, bị giáo viên soi, hay thậm chí do bị mất bình tĩnh.
Thu Hương, sinh viên năm cuối, tâm sự: "Khác với thực tập là được giảng dạy trực tiếp các em nhỏ thì ở kì kiến tập, người đóng vai trò học sinh là những sinh viên trong lớp. Mới lần đầu đứng trên bục giảng lại phải đối mặt với một rừng học trò "lớn tuổi" thì dù có tự tin đến mấy cũng đôi lúc...phát hoảng".
Cô bạn cùng lớp tên Ngân kể thêm: "Có một lần mình bật khóc vì một cậu bạn trong vai học sinh "bảo thủ không nghe lời". Cảm giác lúc đó hụt hẫng và ấm ức bởi không biết xử lý như thế nào".
Theo đánh giá của hầu hết sinh viên thì cảm giác đáng sợ nhất là "quên bài giảng" và "cháy giáo án". Lúng túng, bối rối cộng thêm sự soi xét của giáo viên ngồi phía dưới khiến sinh viên chỉ biết "mếu máo".
"Mặc dù giáo viên chủ nhiệm động viên là hít thở thật sâu để lấy bình tĩnh nhưng không hiểu sao lúc đó mình không thể làm được. Tim đập loạn cả lên, tay thì run, miệng chỉ biết ú ớ...Chưa làm chủ được tình huống, lại nhìn thấy hội bạn ở dưới cười toe toét thế là mình "khóc" luôn" - Lê Thị An, sinh viên Ttrường CĐ Sư phạm Bắc Ninh khi kể lại câu chuyện phải phì cười vì lý do khóc "ngớ ngẩn" của mình.
Nguyễn Hùng
Theo Dân Trí
Tăng cường tiếng Anh: Không gây xáo trộn học sinh? Từ học kỳ 2, học sinh lớp 1 tại TP.HCM bắt đầu chương trình tăng cường tiếng Anh (TCTA). Ông Nguyễn Hoài Chương, Phó giám đốc Sở GD - ĐT, giải đáp một số thắc mắc xung quanh việc thực hiện chương trình. Nhiều phụ huynh và giáo viên lo ngại việc triển khai chương trình TCTA từ học kỳ 2 sẽ làm...