Bà giáo về hưu chưa thôi nghiệp trồng người, mở lớp dạy học trò nghèo
Từ năm 2014 đến nay, đều đặn mỗi tuần 3 buổi, lớp học tình thương của cô giáo Trương Thị Thu Cúc (64 tuổi, ngụ xã Hành Minh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) lại rộn ràng tiếng trẻ đánh vần, làm phép toán. Học trò của lớp học tình thương này là những em có hoàn cảnh đặc biệt, chậm phát triển trí tuệ…
Cô Cúc cần mẫn rèn nét chữ cho cậu học trò Gia Khang
Những số phận kém may mắn
Lớp học của cô Cúc nằm trong nhà văn hóa xã Hành Minh. Trước đây, cô Cúc là Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Hành Minh. Năm 2009, cô nghỉ hưu. Từ năm 2011 đến nay, cô Cúc được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội Cựu giáo chức xã Hành Minh.
Nói về cơ duyên với lớp học tình thương này, cô Cúc : “Qua điều tra phổ cập, tôi thấy trong vùng có nhiều trẻ em kém may mắn, trí tuệ chậm phát triển… không theo kịp bạn bè cùng trang lứa, có cháu đã gần trưởng thành mà vẫn chưa biết chữ. Từ đó, tôi mới nảy ra việc mở lớp học tình thương này”.
Các em bị bệnh down, thiểu năng trí tuệ, khó khăn về việc học hay gia đình có hoàn cảnh khó khăn… đều đặn tuần 3 buổi chiều thứ 2, 4, 6 được gửi đến lớp học đặc biệt của cô giáo Cúc. Lớp học hiện có gần 20 em đủ lứa tuổi và hoàn cảnh. Em lớn nhất năm nay 15 tuổi, em nhỏ nhất mới lên 7.
Đúng giờ, các em lại có mặt tại nhà văn hóa xã Hành Minh, sắp xếp sách vở, trật tự vào chỗ ngồi được quy định sẵn để chờ cô giáo tới. Đúng 13h30, cô Cúc bước vào, cả lớp đồng loạt đứng lên hô to rõ ràng: “Chúng con chào cô ạ”. Và buổi học bắt đầu…
Hôm thì tập viết, hôm thì làm phép tính, cô Cúc kèm cặp riêng từng em từ đánh vần đến việc thực hiện những phép tính đơn giản. Mỗi ngày đến lớp, cô Cúc đều điểm danh để đảm bảo không có em nào vắng mặt không lý do.
Trong lớp học có 2 chị em song sinh Nguyễn Thị Hồng Vang và Nguyễn Thị Hồng Diễm đều học lớp 6. Tuy được đi học nhưng do khiếm khuyết nên cả 2 em đều không theo kịp chương trình. Trong đó, Hồng Vang chỉ mới biết cộng trừ, nhân chia như những học sinh đầu cấp 1.
Gia đình của 2 chị em Vang là hộ cận nghèo, cha mẹ các em ngày nào cũng làm việc từ tờ mờ sáng đến tối mới về, nên không chú ý mấy đến việc học của các con. Được gửi vào lớp học, Vang được cô Cúc rèn luyện lại từ những nét chữ, phép tính đơn giản nhất. Còn Diễm lại được học nâng cao kiến thức đã học ở trường. Đến giờ, với sự kiên trì của cô trò, Vang cũng đã từng bước nắm được mặt chữ và làm những phép tính đơn giản.
Cậu học trò mới nhất của năm học này là Ngô Nguyễn Gia Khang. Năm nay vừa lên 7, lẽ ra Khang đã vào lớp 1 với các bạn đồng trang lứa, nhưng do sinh thiếu tháng, cơ thể khá nhỏ bé, lại không được lanh lợi nên mẹ Khang định để em ở nhà một thời gian. Nhìn đám bạn ngày ngày cắp sách đến trường, Khang cảm thấy tủi thân.
Video đang HOT
Sau đó, cô giáo Cúc đến nhà vận động mẹ cho Khang ra lớp, em đã nằng nặc đòi mẹ cho đi học. Giờ Khang đã quen mặt chữ, nét bút tuy còn vụng về, nhưng đã thành hình. Hỏi em có thích đi học không? Khang dõng dạc: “Dạ, con thích học lắm”.
Cô Cúc ân cần chỉ dẫn từng nét chữ, phép tính cho các em
“Cô Cúc đã gánh lấy phần cực khổ nhất của vợ chồng tôi”
Lớp học của cô giáo Cúc chỉ có vài bộ bàn ghế chắp vá mà cô xin được ở các trường học xung quanh, chiếc bảng đen phồng rộp gãy một chân được gá tạm trên ghế. Phòng học tạm bợ, nhưng sách vở, bút mực của lũ trẻ thì không thiếu bao giờ.
Mỗi năm, cô Cúc đều vận động các mạnh thường quân hỗ trợ dụng cụ học tập, tặng quần áo, xe đạp cho các em có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ vậy, cô Cúc còn trích một phần lương hưu, vận động thêm một số cá nhân hảo tâm mua đầy đủ thẻ bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn cho các em trong lớp.
Cô Cúc không giấu được niềm vui khi về những tiến bộ của các em. Học sinh cứ đến rồi lại đi, em nào học tốt sẽ chuyển đến các trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật để học nghề, tiếp cận với môi trường mới. Giờ tiếng lành đồn xa, nhiều gia đình có con em đặc biệt đều gửi gắm một tay cô giáo Cúc dạy dỗ.
Anh Nguyễn Xuân Vinh (cha của Vang và Diễm) từng là học trò của cô Cúc, giờ cô lại trở thành cô giáo đặc biệt của con mình, chẳng biết lấy gì cảm ơn, chỉ nói đơn giản: “Cô Cúc đã gánh lấy phần cực khổ nhất của vợ chồng tôi. Mỗi lần từ lớp về thấy hai đứa đọc cho nghe bài thơ thôi mà tôi mừng rớt nước mắt”.
Theo ông Phan Thanh Trinh – Phó chủ tịch UBND xã Hành Minh, lớp học tình thương do một tay cô giáo Cúc thành lập, giảng dạy. Xã Hành Minh còn nhiều khó khăn nên chỉ hỗ trợ được một ít kinh phí lúc ban đầu. Dù khó khăn, thiếu thốn đủ bề, thế nhưng cô Cúc vẫn quyết bám lớp suốt nhiều năm qua.
“Cô Cúc là tấm gương sáng về lòng yêu trẻ, lớp học của cô là nơi các em khuyết tật được yêu thương, xoa dịu bớt những nỗi đau, thiệt thòi. Chúng tôi mong cô luôn khỏe để đồng hành cùng các cháu, cũng mong sao có thêm sự hỗ trợ để lớp học được đầy đủ hơn”, ông Trinh cho biết.
Theo Baophapluat.vn
Quản lý cảm xúc trong quá trình học
Đào Thị Hằng - cô giáo dạy tiếng Anh mở làng Hama, làng Vui Khỏe nổi tiếng - đã chia sẻ về bí quyết rất quan trọng khi tự học và học tiếng Anh, đó là việc quản lý cảm xúc trong quá trình học
Cô giáo Đào Thị Hằng
Càng phản ứng sẽ càng bế tắc
Theo cô giáo Đào Thị Hằng, một trong những điều cốt yếu trong quá trình tự học và học tiếng Anh đó là quản lý cảm xúc - yêu cầu người học vượt qua được sự buồn chán, cô đơn, nghi ngờ bản thân để duy trì động lực học trong thời gian ít nhất một năm.
Cô Hằng cho biết: Thực ra cảm xúc không thể quản lý được, mình chỉ có thể ý thức được sự buồn chán, mệt mỏi đang diễn ra, chấp nhận và vượt qua nó. Khi đang buồn chán vì học mãi không thấy tiến bộ, ngồi học mãi mỏi lưng, làm bài kiểm tra chỉ nhận toàn điểm thấp, mấy đứa bạn thi điểm cao còn mình làm test thì điểm lẹt đẹt bực mình, chúng ta có xu hướng phản ứng, và càng phản ứng sẽ càng bế tắc.
Việc quản lý cảm xúc là cái khó nhất không chỉ trong việc học mà còn cả trong cuộc sống để có được sự bình thản trong tâm hồn. Mà sự bình an trong tâm hồn là một trong những nhân tố tiên quyết để học giỏi.
Đa phần người học tiếng Anh không thể vượt qua những cơn nản khi tự học, vượt qua được nghi ngờ của bản thân nên bỏ giữa chừng, rồi học lại, học rồi lại bỏ. Giống như cây mạ cắm xuống ruộng mới bén rễ lại nhổ lên phơi trên bờ ruộng, một thời gian sau lại đi cấy tiếp. Cứ nhổ lên cắm xuống, cây lúa đó sẽ không bao giờ trổ bông, có trổ cùng toàn hạt lép.
Cô Đào Thị Hằng (thứ 5 từ phải qua) và các học trò ở làng Hama
Thoát khỏi chán nản trong học tập như thế nào?
Lý giải cho nguồn cơn những cảm xúc tiêu cực này, cô Hằng cho rằng những buồn nản là điều tất yếu mà ai cũng phải gặp trong quá trình học, vấn đề là có nói ra hay không. Đa phần các bạn sẽ thấy hào quang chói lóa lúc người ta thành công, chứ không thể thấy và hiểu được những ngày họ vật lộn với việc học.
Và bản thân những người làm được họ hiểu đó là điều tất yếu để thành công trong bất cứ việc gì nên họ cũng không muốn nói nhiều về việc đó. Vậy nên bước đầu tiên bạn phải chấp nhận đó những cảm xúc khó chịu, tiêu cực là những điều tất yếu, ai cũng gặp chứ không chỉ riêng mình bạn.
Khi bạn chấp nhận, bạn sẽ bớt phản ứng, bạn sẽ vượt qua. Đó là quy luật của vũ trụ và quy luật của tâm lý con người.
Cô giáo Đào Thị Hằng nhấn mạnh: Điều cốt lõi mà Đức Phật đóng góp cho nhận loại chính là hiểu được sự vô thường của mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ này. Con người là một phần của vũ trụ nên chúng ta nằm trong mối tương quan này. Đặc tính vũ trụ như thế nào, con người và mọi thứ thuộc về con người cũng sẽ có đặc tính đó.
Điều quan trọng ở đây là hiểu được sự vận hành của tâm, từ Thọ - Tưởng - Hành - Thức - Thọ - Tưởng - Hành - Thức - Thọ.... nó như một cái vòng tròn tác động lên nhau vậy.
Khi bạn có cảm giác chán nản với việc học, đó là lúc cái Thức ghi nhận được, nó sẽ làm cho bạn khó chịu - đó là Thọ hay cảm thọ.
Tiếp đó bạn sẽ Tưởng (chắc học phương pháp này không đúng đâu, tài liệu này dở, thầy/cô giáo dạy không hay, môi trường học ồn ào quá..), cái tưởng nó sẽ mách bảo bạn Hành (thôi lên mạng xem những người thi được điểm cao họ học theo phương pháp nào, mua tài liệu này đi, ra nhà sách xem có sách nào mới không, tìm thầy cô có mấy đứa học từ đó mà điểm cao để đăng ký học coi....) cứ như vậy bạn sẽ hành động phản ứng.
Càng hành động phản ứng thì cái vòng Thọ - Tưởng - Hành - Thức nó cứ tăng lên. Giận càng giận, nản càng nản, bực càng bực thêm, nghi càng nghi thêm. Đó là cái vòng luẩn quẩn và cũng là cách vận hành của Tâm.
Mấu chốt để phá cái vòng này là bạn quan sát cảm thọ, nhận biết cảm thọ: Đang bực, đang nản, đang nghi ngờ... và hiểu đó chỉ là cảm thọ, nó sinh rồi nó diệt theo quy luật vô thường rồi vượt qua. Khi cái mắt xích thọ được cắt đứt thì Tưởng, Hành, Thức sẽ không trỗi dậy được. Đó là điều quan trọng trong việc kiểm soát cảm xúc lúc học. Điều này không chỉ áp dụng trong việc học mà nó áp dụng rất nhiều trong cuộc sống.
LỜI KHUYÊN CỦA CÔ GIÁO ĐÀO THỊ HẰNG VỚI NHỮNG BẠN ĐANG TỰ HỌC VÀ HỌC TIẾNG ANH
Chúng ta thường muốn những cảm giác dễ chịu và vứt bỏ, ruồng rẫy những cảm giác khó chịu nên cứ rắc rối hoài. Cảm thọ chỉ là cảm thọ, chỉ chấp nhận nó và vượt qua. Nói thì dễ vậy nhưng làm được đó cần có sự rèn luyện trong thiền định lâu dài, cần ý chí, nghị lực và sự kham nhẫn, chịu khó. Không còn cách nào khác.
Việc quản lý cảm xúc trong quá trình học và cuộc sống là điều cốt yếu để thành công trong việc học. Cảm xúc không thể quản lý, chỉ có thể nhận biết và chấp nhận nó có sinh thì có diệt theo quy luật vô thường, không phản ứng rồi vượt qua!
Theo Giaoducthoidai.vn
Nghìn học sinh Sài Gòn tiễn biệt thầy hiệu trưởng qua đời đột ngột Học trò trường THCS Trần Phú bật khóc, lặng lẽ cúi đầu tiễn biệt thầy hiệu trưởng khi chiếc xe chở lĩnh cữu dừng trước cổng trường. Học sinh THCS Trần Phú cúi chào trước linh cữu thầy hiệu trưởng. Ảnh: Liên đội Trần Phú - Quận 10. Chiếc xe chở linh cữu thầy Huỳnh Quốc Khanh, hiệu trưởng trường THCS Trần Phú...