Bà giáo già 22 năm mở lớp học tình thương, dạy miễn phí cho trẻ khuyết tật
Bất kể trời nắng nóng hay mưa rét, ngày nào người ta cũng thấy bóng dáng nhỏ bé của bà giáo già gần 90 tuổi chầm chậm đi vào lớp học tình thương.
“Linh hôm nay giỏi quá, bà thưởng cho điểm 10″, bà giáo Hồ Hương Nam (88 tuổi, Hà Nội) nhẹ nhàng xoa đầu Linh (26 tuổi) khen ngợi. “Con cảm ơn bà nội”, Linh khó nhọc nói từng chữ.
Linh mắc chứng tự kỷ tăng động, từng chạy chữa nhiều nơi nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Ngày đầu đi học, Linh bị tăng động đánh cả vào mặt bà Nam. Nhưng bây giờ em đã biết nói chuyện. Cũng như các bạn trong lớp, Linh gọi bà Nam là bà nội. “Gia đình tôi cảm ơn bà giáo Nam nhiều lắm “, mẹ của Linh, chị Đặng Thị Hoa rớm nước mắt bày tỏ lòng biết ơn tới bà giáo già.
Ngồi cuối lớp là Trà My. Bố mất, mẹ đi lấy chồng, My ở với bà ngoại. Hai bà cháu từng phải lấy ghế đá làm nơi ăn, chốn ngủ. My lại không thể nói, không thể nghe. Mọi giao tiếp đều thông qua con chữ, ký hiệu.
“Thương con bé lắm, thương đứt gan đứt ruột. Hoàn cảnh khó khăn như thế lại bị khiếm thính và không nói được”, bà Nam thở dài. Như bao đứa trẻ khác, bà vẫn thường cho Trà My điểm 10 đỏ chót kèm lời động viên khi thấy em viết chữ ngay ngắn và tròn trịa.
Lớp học tình thương của bà giáo Hồ Hương Nam. (Ảnh: Vũ Ninh)
Trà My theo học bà giáo Nam được 4 năm, từ ngày em còn nhỏ, còi cọc đến nay ra dáng thiếu nữ. Tình cảm giữa em và bà nội từ đó ngày càng lớn dần. Một lần bà Nam bị xe máy va phải gãy tay không lên lớp được, My ngồi cạnh giường bà. đôi bàn tay nhỏ nhắn cầm tay bà. Đứa bé không nói được chỉ: “Bà…bà ….rồi ra ký hiệu Bà ơi! Bà đừng chết, bà ơi!”.
Linh, Trà My là hai trong những đứa trẻ ở lớp học tình thương của bà giáo Hồ Hương Nam. Lớp học nằm trong khuôn viên của trường THCS An Dương (Tây Hồ, Hà Nội). Có một bức tường phân chia khuôn viên lớp học tình thương với các lớp xung quanh.
Nếu như ngoài kia học sinh tung tăng, xúng xính quần áo, khăn quàng đỏ thắm vui chơi, đùa nghịch thì trong lớp học tình thương là tiếng nhạc nhẹ nhàng, và tiếng bước chân chậm rãi của bà nội. Lớp học có khoảng 30 em đều là trẻ khuyết tật. Em bị khiếm thính, em bị thiểu năng, em tự kỷ.
Video đang HOT
Lớp học là địa chỉ đón nhận trẻ em khuyết tật, tự kỷ. (Ảnh: Vũ Ninh)
Nhà giáo Hồ Hương Nam là người gốc Huế, bà theo chồng ra Hà Nội sinh sống và làm giáo viên tại trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám. Sau khi về hưu, từ năm 1993, bà đầu tham gia các hoạt động xã hội và tiếp tục công việc giảng dạy ở lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật. Bà tận tình cầm tay, chỉ dẫn, uốn nắn từng chữ cho học sinh.
Lúc mới mở lớp miễn phí, bà giáo Nam còn đến từng nhà vận động các em theo học, Ban đầu lớp đặt ở trụ sở tuần tra của phương, dụng cụ học không có. Năm 2002, trường THCS An Dương nhận lớp học về trường. Lớp học càng ngày càng đông học sinh tìm đến.
Gần 20 năm dạy miễn phí cho trẻ khuyết tật, bà nội Nam năm nay gần 90 tuổi, lưng bà còng, tay run, mắt mờ nhưng ngày ngày bà cũng đi bộ đến lớp dạy dỗ các em nên người. Bà lo lắng khi tuổi cao, nếu chẳng may có chuyện gì thì không biết các bé sẽ ra sao.
“Mỗi em một hoàn cảnh nhưng hầu hết đều rất khổ. Em thì bố mẹ bỏ đi, đứa thì ở với ông bà. Thương chúng nó lắm. Tôi coi các cháu như máu mủ. Dạy các cháu, tôi không mong các cháu thành tài chỉ mong biết con chữ, viết được tên, làm được vài phép toán đơn giản, học được cái nhân nghĩa ở đời”, bà Nam rưng rưng.
Quá nửa cuộc đời của bà gắn bó với nghề giáo viên. Bà nói sẽ đi dạy tới lúc nào “nhắm mắt xuôi tay”, “đóng góp được gì cho xã hội thì đóng góp”. Bà nói bản thân chỉ là que diêm thắp lên những hy vọng cho học sinh khuyết tật. Bà hy vọng sẽ có một bó đuốc lớn soi sáng con đường các em.
Bà giáo Hồ Hương Nam tại hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến năm 2019. (Ảnh: Vũ Ninh).
Trong Hội nghị biểu dương các điển hình tiên tiến “Người tốt, việc tốt” tiêu biểu trong công tác cứu trợ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật trên địa bàn Hà Nội năm 2019, bà Nam nói những lời gan ruột:
“Tôi mong rằng các cấp cố gắng xây dựng thêm nhiều mô hình trường học giúp đỡ người khuyết tật. Tôi cho rằng đã là con người thì ai cũng có quyền được đi học. Hiện nay số trường lớp dành cho các em khuyết tật còn rất ít. Các gia đình thường phải tự thân, rất khổ sở.
Ở lớp học của tôi có những gia đình ngày còn không kiếm nổi 30.000 đồng thì làm gì có tiền gửi con vào trường nọ, lớp kia”.
Triển khai Chương trình mới cho học sinh khuyết tật: Linh hoạt thực hiện
Sau khi thực hiện chuyển đổi nội dung sách giáo khoa lớp 1 sang chữ nổi cho HS khiếm thị, tách chương trình cho HS khiếm thính và khuyết tật khác, thầy - trò bắt đầu làm quen với bài học dựa trên năng lực tiếp thu mỗi trò.
Học sinh lớp 1 của Trường Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu trong giờ học. Ảnh minh họa: P.Nga
Vừa dạy vừa điều chỉnh
Cô Hà Thanh Vân, Hiệu trưởng Trường phổ thông Nguyễn Đình Chiểu (TP HCM) chia sẻ: Trường hoàn thành chuyển đổi sang sách nổi với cuốn Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Tự nhiên Xã hội (bộ sách Chân trời sáng tạo). Riêng cuốn Thể dục và Mĩ thuật, nhà trường không thực hiện do đặc thù của học sinh.
Cũng theo cô Vân, ngoài tập huấn theo khung của Bộ GD&ĐT về Chương trình mới, SGK lớp 1, trường chủ động mời tác giả viết sách để có hướng dẫn, trao đổi với các giáo viên. "SGK bản in là thế, nhưng khi chuyển tải thành chữ nổi, hình ảnh không hề dễ dàng, nên cần phải trao đổi kỹ cũng như có giải đáp từ phía tác giả viết sách", cô Vân nói.
Được tập huấn, trao đổi trực tiếp với tác giả viết sách, nên khi có bộ sách nổi lớp 1, công việc giảng dạy của thầy cô Trường Nguyễn Đình Chiểu thuận lợi, dễ dàng hơn. "Tuy nhiên, vừa dạy các thầy cô vừa điều chỉnh để phù hợp hơn với học sinh. Nếu học sinh tiểu học bình thường, giáo viên sẽ dạy đồng loạt, một bài học cả lớp cùng học, hoàn thành, với học sinh khiếm thị, mỗi em một khả năng tiếp thu khác nhau, nên dạy học theo hướng cá thể. Cùng một lớp, nhưng có em viết được chữ "bà, ba, cá, cỏ", em vẫn loay hoay làm quen chữ nổi (6 chấm) và đang tập viết", cô Nguyễn Thị Đỏ giáo viên lớp 1 của trường chia sẻ.
Dù năng lực tiếp thu khác nhau nhưng các em học sinh khiếm thị lớp 1 ở Trường Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu đều hào hứng trong việc làm quen và học tập với SGK mới. Cô Đỏ phụ trách lớp có 9 học sinh khiếm thị cho biết: Sau 2 tuần làm quen với chữ nổi, cô, trò bắt đầu dạy học theo chương trình mới.
Hiện học sinh học bài học gồm các âm a, b, c, o và dấu hỏi (?). Các em sẽ có hoạt động nghe - nói. Với sách giáo khoa bản in, học sinh bình thường nhìn vào sách nói được ngay, biết tranh vẽ gì. Tuy nhiên, với học sinh khiếm thị, các thầy cô làm sách nổi có hình gia đình để các em sờ vào và trả lời. Cũng là hoạt động nghe - nói, các bé sờ vào hình phân biệt ba, bà, bé trai, bé gái, mẹ.
Nhưng do khả năng tiếp nhận mỗi em khác nhau, nên lớp có khoảng 3 bạn cần GV hướng dẫn kỹ càng (mẹ tóc ngắn, bà có búi tóc cao...) để khi sờ từng bức hình sẽ phân biệt được và trả lời cho cô và các bạn cùng biết.
Với môn Toán, theo cô Đỏ bài đầu về vị trí khá đơn giản, nhưng khi nghe đến khái niệm tách, gộp các con sẽ khó hơn một chút. Các con tách số 2 ra cho cô nào, có bạn biết gồm 1 gộp với 1, nhưng có bạn vẫn loay hoay. Khi đó giáo viên phải giảng dạy lại và hướng dẫn các em thực hành.
Cô Hà Thanh Vân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Nguyễn Đình Chiểu, TPHCM giới thiệu về bản chữ nổi cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 đã được tập thể giáo viên của trường hoàn thành. Ảnh: P.Nga
Trân trọng tiến bộ của trò
Cô Phạm Ngọc Minh, giáo viên Trường Tiểu học Hồng Hà (quận Bình Thạnh, TPHCM) tâm sự: Với học sinh học hòa nhập, những ngày đầu, giáo viên tập trung rèn nền nếp. Các em vẫn tham gia học tập theo Chương trình SGK lớp 1 nhưng tùy vào trường hợp cụ thể để có kế hoạch giáo dục cá nhân phù hợp. Giáo viên sẽ không đặt ra yêu cầu cao như học sinh khác về rèn chữ, làm toán, thể dục, hát...
Đơn cử như học âm "a", âm "o", các em vẫn rèn viết, đọc nhưng không thể viết đúng, đẹp như các bạn trong lớp. Phát âm cũng khó khăn hơn, nhưng giáo viên sẽ đánh giá qua sự tiến bộ của học sinh.
Thầy Trần Trọng Khiêm, Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Tân Phú (TPHCM) chia sẻ: Học sinh học hòa nhập ở lớp 1 có hai cách triển khai. Trong thời gian đầu giảng dạy, giáo viên theo dõi, phát hiện và can thiệp sớm với những học sinh gặp khó khăn trong học tập. Khi đó, giáo viên trao đổi với phụ huynh học sinh, chuyên gia tâm lý, bác sĩ... để có những bài test và đưa ra cơ quan chuyên môn đánh giá có phải là học sinh gặp khiếm khuyết về vấn đề nào đó không.
Khi có giấy chứng nhận, các em sẽ tham gia học hòa nhập với các bạn và được giáo viên lập kế hoạch dạy học cá nhân. Kế hoạch này căn cứ vào khả năng tiếp thu của học sinh... từ đó giáo viên tiếp tục giáo dục thiên về mặt kỹ năng hay kiến thức.
Ở trường hợp khác, các em vào học lớp 1 đã có giấy chứng nhận và theo học hòa nhập, giáo viên sẽ nghiên cứu kỹ hồ sơ sức khoẻ, khả năng tiếp thu để đưa ra kế hoạch cá nhân phù hợp dựa trên chương trình. Tuy nhiên, không đặt nặng về mặt thời gian phải hoàn thành chương trình hay kiến thức mà dạy học theo kế hoạch cá nhân, linh hoạt thực hiện.
Ví dụ, với học sinh gặp khó khăn về vận động vẫn học kiến thức theo đúng tiến độ của các bạn cùng lớp, tham gia các bài kiểm tra theo quy định nhưng với môn GD Thể chất sẽ được giảm bớt. Các hoạt động tập thể, nhóm... sẽ tùy vào khả năng mỗi em để giáo viên đưa ra quyết định tham gia ở mức độ nào. "Bài kiểm tra đánh giá của học sinh học hoà nhập sẽ dựa trên căn cứ kế hoạch dạy học cá nhân, năng lực của học sinh được giáo viên chủ nhiệm xây dựng từ đầu năm", ông Khiêm cho hay.
Dù cùng bị khiếm thị, nhưng khả năng tiếp thu mỗi học sinh khác nhau. Mỗi em là một giáo án riêng để giáo viên điều chỉnh phù hợp. Các em có thể học tốt, hoàn thành chương trình lớp 1 sau 1 năm, nhưng cũng có em học lớp 1 mất 2 - 3 năm là chuyện bình thường. - Cô Nguyễn Thị Đỏ
Lớp học miễn phí của bà lão bán vé số Chiều đến, sau khi bán hết xấp vé số, bà Nguyễn Thị Ba, 72 tuổi, ở TP Thủ Dầu Một, đi bộ đến lớp tình thương để dạy kèm học trò nghèo. Bà Nguyễn Thị Ba, ở phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương là giáo viên tiểu học đã về hưu được 7 năm nay. Chỉ vào tấm ảnh cũ...