Ba đứa trẻ cùng mẹ sống ở bãi rác Sài Gòn, lợp lán tạm làm nhà, lấy phế liệu làm đồ chơi
Miếng tôn, bãi rác ngổn ngang phế liệu bỗng hoá thành sân chơi của 3 đứa trẻ thơ vô tư vui đùa.
Viết tiếp hành trình rong ruổi khắp Sài Gòn giúp những mảnh đời khó khăn của cô gái Huỳnh Thị Trúc Ly (31 tuổi) là câu chuyện về 3 đứa trẻ sống ở bãi rác, phế liệu ngổn ngang.
Nơi sinh sống của 3 đứa trẻ ngổn ngang toàn rác là rác
Ba đứa trẻ tầm 2 – 4 tuổi dùng miếng tôn làm cầu trượt, bập bênh để nhún nhảy vui đùa.
Khi được mạnh thường quân ghé thăm tặng sữa, cho ăn gà rán, cả 3 xếp hàng háo hức chờ nhận, ngoan ngoãn cảm ơn. Hoàn cảnh sống thiếu thốn của các bé khiến người xem thắt lòng.
Quặn lòng hình ảnh 3 đứa trẻ sống ở bãi rác, MTQ ghé tặng rặng và 1 bữa ngon
Nhà của chúng là túp lều lụp xụp nằm ngay trên bãi rác được dựng bằng những thanh gỗ tạm, xung quanh chất đống phế liệu, rác thải. Không ai tin nổi đó là nơi sinh sống của người mẹ trẻ và 3 đứa con thơ.
Các bé vui mừng khi được mạnh thường quân mời gà rán, pizza
Chị Trúc Ly chia sẻ, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên bãi rác không có một tờ giấy xác thực, đứa lớn nhất đã 4 tuổi. Mong mỏi của người mẹ trẻ là các bé được khai sinh.
Lời tâm sự của cô gái 9X làm từ thiện ở Sài Gòn mùa dịch: Mọi người hãy mạnh mẽ lên!
Trúc Phương mong tất cả người dân Sài Gòn hãy luôn mạnh mẽ, cố gắng giữ gìn sức khỏe để vượt qua quãng thời gian khó khăn này.
Nguyễn Đỗ Trúc Phương (26 tuổi) là cô gái thiện nguyện được nhiều người nhắc đến trong thời gian qua khi kêu gọi giúp đỡ cho nhiều mảnh đời khó khăn ở Sài Gòn, đặc biệt là người già và trẻ em.
'Không hẳn là thay đổi hoàn toàn cuộc sống của họ nhưng mình nghĩ với tấm lòng thơm thảo của các Mạnh Thường Quân, cuộc sống của các hoàn cảnh khó khăn ít nhiều được cải thiện hơn so với trước. Nhiều người cũng có niềm tin hơn vào những điều tốt đẹp luôn hiện hữu' - Trúc Phương chia sẻ.
Nguyễn Đỗ Trúc Phương đến tặng quà và trò chuyện với cụ ông khó khăn ở Sài Gòn
Team 'mình ta'
Du học nước ngoài nhưng Trúc Phương lựa chọn về Việt Nam để gần bố mẹ và thực hiện ước mơ tự tay giúp đỡ những người nghèo khổ trong xã hội mà không phải thông qua bất kỳ ai.
Chú Hải xe ôm, người đàn ông Tây Ninh bị rắn cắn, cụ bà bị bỏng nằm điều trị ở bệnh viện Chợ Rẫy,... là những trường hợp khó khăn mà Trúc Phương từng giúp đỡ và nhận về nhiều sự quan tâm của dư luận.
'Khoảng tháng 8/2020, mình biết được hoàn cảnh của chú Hải xe ôm nên đã đứng ra kêu gọi. Chỉ trong một đêm, số tiền ủng hộ chú là 40 triệu đồng. Mình đã trích một ít đưa chú đi siêu thị thì mua sắm quần áo và vật dụng sinh hoạt cần thiết. Sau đó là một chiếc xe máy mới để chú có cần câu cơm, còn lại để trả tiền phòng trọ.
Nhìn người đàn ông tần tảo mừng rỡ đón lấy những món quà từ tấm lòng của nhà hảo tâm mà mình xúc động lắm. Những hình ảnh và câu chuyện về chú Hải xe ôm cũng khiến con đường thiện nguyện của mình được mở rộng hơn, được nhiều người biết đến hơn' - Trúc Phương nhớ lại.
Chú Hải xe ôm - một trong những hoàn cảnh khó khăn mà Trúc Phương có duyên gặp gỡ
Ngay từ những ngày đầu thiện nguyện, Trúc Phương cho biết cô quyết định hoạt động riêng lẻ, tự tay làm hết các công đoạn từ xác minh hoàn cảnh, kêu gọi và giải ngân số tiền kêu gọi được cho các hoàn cảnh khó khăn. Mọi thu chi đều được công khai minh bạch trên trang cá nhân.
Vì chỉ có một mình nên Trúc Phương cũng chủ trương nhận số tiền quyên góp ở mức vừa phải cho mỗi hoàn cảnh mà cô nhận giúp đỡ. 'Ban đầu mình sẽ xem với trường hợp này thì cần khoảng bao nhiêu tiền, khi tài khoản đã nhận đủ số tiền đưa ra ban đầu, mình sẽ thông báo ngưng, số dư ra sẽ để dành cho các trường hợp sau' - Trúc Phương chia sẻ.
Khi đến với mỗi hoàn cảnh, Trúc Phương thường hỏi về ước mong của họ, trong giới hạn và số tiền quyên góp cho phép, cô gái trẻ sẽ giúp người nghèo thực hiện nó. 'Có những mong ước khá giản dị như đóng tiền trọ 1 năm hay đi siêu thị, sửa sang lại phòng trọ,... thì mình sẽ thu xếp thực hiện luôn. Nhưng cũng có những ước mong lớn lao quá, như mua đất, cất nhà,... Với những trường hợp như thế, mình sẽ nhẹ nhàng từ chối và giải thích rằng chuyện đó nằm ngoài khả năng của mình và các Mạnh Thường Quân'.
Sự gần gũi, chân thành của Trúc Phương khi tiếp xúc, trò chuyện với các hoàn cảnh khó khăn
Làm từ thiện bằng cả trái tim
Trúc Phương cho biết cô chỉ sử dụng duy nhất một tài khoản để kêu gọi và nhận tiền quyên góp từ nhà hảo tâm. Mọi khoản thu chi đều được công khai chia sẻ trên trang cá nhân và Trúc Phương sẵn sàng sao kê đối chất với những tin đồn thất thiệt liên quan đến chuyện tiền từ thiện.
Trong mọi hoàn cảnh, Trúc Phương luôn đặt mình vào vị trí của những người khó khăn để lắng nghe họ cần gì và muốn được đối xử ra sao. 'Người nghèo là người có lòng tự trọng cao nhất và dễ bị tổn thương nhất. Do vậy, khi tiếp xúc, mình phải thật gần gũi và chân thành, chắc chắn lúc đó họ sẽ mở lòng khi chia sẻ và coi mình như con cháu trong nhà'.
Hai tháng vừa qua, khi Sài Gòn 'đổ bệnh', việc thiện nguyện của Trúc Phương cũng có nhiều thay đổi. 'Nếu như trước đây, mỗi lần chỉ giúp được một hoàn cảnh, rút tiền một lần thì giờ phải rút tiền nhiều lần hơn, đặt mua nhiều thứ, dành thời gian gói gém từng phần quà thật chu đáo, sau đó lên đường đi qua các quận huyện để trao tận tay từng hộ dân gặp khó khăn trong mùa dịch' - Trúc Phương kể.
Trúc Phương trao hàng ngàn phần quà cho bà con Sài Gòn chịu ảnh hưởng của dịch bệnh
Cô gái trẻ cho biết thời gian qua đã 5 lần triển khai tặng quà, mỗi lần từ 1.000 đến 2.000 suất tặng bà con ở khắp nơi. 'Nhiều người bật khóc khi nhận được quà, những em bé hồ hởi reo hò hôm nay có sữa uống rồi, nghe xong mình vừa vui vừa chạnh lòng.
Mình biết những phần quà không quá giá trị nhưng thêm chút lương thực để duy trì sự sống trong thời gian dịch bệnh. Mình mong mọi người mạnh mẽ, cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Sài Gòn chắc chắn sẽ bình yên trở lại'.
Có những hôm đi phát quà, xe hỏng lốp giữa đường, về đến nhà đã 9-10h tối, Trúc Phương mệt rã rời. Nhưng khi nghĩ đến những hoàn cảnh khó khăn đang chật vật ngoài kia, cô gái trẻ lại được tiếp thêm sức mạnh và quyết tâm giúp đỡ đồng bào ở thời điểm khó khăn nhất.
Gia đình của Trúc Phương, đặc biệt là mẹ đã không ít lần bật khóc vì lo cho con gái khi 5 lần 7 lượt hứa hẹn 'thêm chuyến này nữa thôi'.
Để bố mẹ yên tâm, Trúc Phương thường xuyên giữ liên lạc với gia đình. Sau những chuyến đi thiện nguyện, cô gái trẻ tự cách ly với gia đình và thực hiện xét nghiệm Covid-19 thường xuyên.
'Nói không sợ trở thành F0 là nói dối, nhưng vượt lên nỗi sợ hãi đó là sự san sẻ với cộng đồng. Khi đọc được những tin nhắn, những cuộc gọi cầu cứu, mình nghĩ: Sức mình vẫn còn, mình nằm ở đây làm gì? Sao không đứng ra giúp đỡ đồng bào khi còn có thể?' - Trúc Phương chia sẻ.
Mong ước lớn nhất của Trúc Phương là người nghèo trong xã hội được đối xử bình đẳng, được trân trọng. Thời gian tới, Trúc Phương vẫn tiếp tục hành trình thiện nguyện theo cách riêng vốn có trước đây - thật ấm áp và gần gũi như cái tên mà nhiều người đặt cho cô - Cô Tiên Sài Gòn.
Cô chủ tiệm tóc xinh đẹp và phía sau câu chuyện cắt tóc miễn phí cho người già, nghèo khó "Mình luôn suy nghĩ mỗi người khách tìm đến mình giống như người thân trong gia đình. Mình sẽ tạo cảm giác thoải mái, thư giãn, chia sẻ tâm tư khiến họ trút bỏ hết gánh nặng trong cuộc sống. Bởi vậy mình không phân biệt khách có tiền và khách cắt miễn phí", chị Ngọc Giàu giãi bày. Cách đây nửa tháng,...