Ba điều ở nhà trường mà nhiều thầy cô đang trông mong được thay đổi
Theo tôi, đã lúc các địa phương, nhà trường phải “giải phóng” chức năng “chủ nợ” bất đắt dĩ cho tất cả giáo viên chủ nhiệm để họ đỡ khổ, đỡ áp lực…
LTS: Trước thềm năm học mới, thẳng thắn đưa ra ba điều các thầy cô mong mỏi được thay đổi ở nhà trường, tác giả Sông Trà đã có bài viết chia sẻ.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.
Trước thềm năm học mới, nhiều thầy cô giáo dấy lên nỗi bức xúc về tình cảnh giáo viên chủ nhiệm tiếp tục sẽ là “chủ nợ” của học sinh, việc trực tiếp thu tiền ít nhiều làm mất đi hình ảnh đẹp trong con mắt của các em học trò.
Thậm chí có nhà trường, hiệu trưởng còn đưa nội dung thu tiền học sinh trở thành một tiêu chí thi đua bắt buộc để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các giáo viên chủ nhiệm.
Vào đầu năm học mới, một số giáo viên chủ nhiệm tiếp tục rơi vào tình cảnh là “chủ nợ” của học sinh (Ảnh minh họa: vov.vn).
Theo tôi, đã lúc các địa phương, nhà trường phải “giải phóng” chức năng “chủ nợ” bất đắc dĩ cho tất cả giáo viên chủ nhiệm để họ đỡ khổ, đỡ áp lực, có thêm thời gian để toàn tâm, toàn ý cho việc giáo dục học sinh, tập thể lớp chủ nhiệm.
Video đang HOT
Giao hẳn việc thu học phí và các khoản thu nếu có cho nhân viên thủ quỹ và kế toán.
Ở những nơi điều kiện kinh tế phát triển, có thể yêu cầu, đề nghị phụ huynh và học sinh nộp học phí và các khoản khác nếu có vào tài khoản của nhà trường, đến ngày chốt, thông báo cho phụ huynh biết, nhắc nhở một số phụ huynh còn chậm trễ.
Áp đặt chỉ tiêu về văn hóa và hạnh kiểm lên giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy và tập thể lớp ở đầu năm học cũng là câu chuyện buồn đang tồn tại ở nhiều trường học phổ thông lâu nay.
Nhiều nhà trường, ban giám hiệu vẫn chạy theo bệnh thành tích, thành tích các mặt năm sau phải cao hơn năm trước bằng cách áp đặt, ấn định chỉ tiêu các mặt lên giáo viên giảng dạy và giáo viên chủ nhiệm. Mọi ý kiến phản biện của giáo viên đều trở nên vô nghĩa.
Cả hội đồng sư phạm, tất cả giáo viên phải nhất nhất thực hiện theo con số, chỉ tiêu “trên trời” của ban giám hiệu ấn xuống.
Theo tôi, các giáo viên cần đấu tranh đến cùng để nhà trường, ban giám hiệu phải thay đổi, điều chỉnh về chỉ tiêu phù hợp với chất lượng thực tế của học sinh.
Không áp đặt chỉ tiêu, chủ yếu biết cách động viên, khích lệ thầy cô giáo làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ, đó mới là “sứ mệnh” cao cả, đúng nghĩa của các ban giám hiệu – cán bộ giáo dục ở cơ sở. Đưa ra con số, chỉ tiêu để nhà trường, thầy cô giáo cùng phấn đấu, nỗ lực là điều cần thiết, nên có, song phải bám sát thực tế, không đưa việc đăng ký chỉ tiêu vào đánh giá, xếp loại giáo viên ở học kỳ và cuối năm.
Mấy năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các Sở Giáo dục và Đào tạo có các văn bản hướng dẫn cụ thể cho tuần tựu trường và tổ chức lễ khai giảng năm học mới.
Tuần tựu trường, các trường cần triển khai tốt các hoạt động như dọn dẹp, vệ sinh phòng học, sân trường; học nội quy, tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, văn hóa an toàn giao thông…
Đồng loạt hướng ứng nói không với thả bong bóng bay trong lễ khai giảng năm học mới từ ý tưởng tốt đẹp của một học sinh ở Hà Nội để góp phần, chung ta bảo vệ môi trường.
Không đọc báo cáo, thành tích trong lễ khai, phần lễ diễn ra gọn gàng khoảng vài chục phút, phần hội tươi vui, lành mạnh và ý nghĩa…cũng là những điều mà dư luận xã hội, các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh cả nước đang mong chờ ở việc làm cụ thể, thiết thực của các nhà trường.
SÔNG TRÀ
Theo giaoduc.net
Phụ huynh có tâm lý "khoán trắng" con em mình cho nhà trường
Công tác phối hợp trong giáo dục học sinh chưa chặt chẽ, một bộ phận phụ huynh vẫn có tâm lý "khoán trắng" cho thầy cô và nhà trường.
Chiều 26/7 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp Ủy ban Quốc gia Đổi mới Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2016-2021 và Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2016-2021 về Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phổ thông.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Chinhphu.vn
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng vẫn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, như: nội dung giáo dục đạo đức chưa thiết thực; mục tiêu dạy chữ được chú trọng nhiều, trong khi mục tiêu dạy người vẫn còn bị xem nhẹ. Một bộ phận học sinh có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống. Tình trạng bạo lực học đường vẫn còn diễn ra ở một số địa phương gây bức xúc, lo lắng cho xã hội...
Nguyên nhân là do tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, còn ngành Giáo dục và Đào tạo chưa có các giải pháp căn cơ, hiệu quả đối với công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
Thảo luận tại cuộc họp các thành viên của Ủy ban chỉ ra rằng, công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục học sinh chưa chặt chẽ. Một bộ phận cha mẹ học sinh chưa tôn trọng các biện pháp giáo dục của trường học, vẫn còn tâm lý "khoán trắng" cho thầy cô và nhà trường.
Giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội nêu ý kiến: "Vai trò của gia đình phải rõ hơn và trách nhiệm gắn chặt hơn và vai trò của các bên thứ 3 khác liên quan đến lực lượng xã hội khác tham gia vào giáo dục đấy. Nếu chúng ta vẫn nhìn vấn đề giáo dục là vấn đề của nhà trường thì cho dù nhà trường có cố gắng đến mấy thì không thể giải quyết được triệt để vấn đề giáo dục đạo đức, vì nó liên quan đến nền tảng đạo đức của xã hội nói dung, nếu mình giao đứt một chỗ thì không thể giải quyết được".
Các thành viên hội đồng đề xuất một số phẩm chất đạo đức cần có để đưa vào trong chương trình giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông và chỉ ra một số nội dung trọng tâm có thể tập trung giải quyết trong thời gian trước mắt để việc giáo dục đạo đức cho học sinh đạt hiệu quả như mong muốn.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng: "Phải xử lý nghiêm các trường hợp vô kỷ luật, không chỉ giáo viên mà cả học sinh. Những trường hợp xé quần, xé áo nhau xong quay video rồi đưa lên mạng mà chúng ta vẫn chỉ tạm đình chỉ 5 ngày thì không giải quyết vấn đề gì. Chúng tôi nghĩ, những đối tượng ấy phải đưa vào môi trường giáo dục riêng, ví dụ trường giáo dưỡng. Còn sau này, nếu em khắc phục được thì chúng ta lại đưa về môi trường bình thường. Nếu chúng ta không xử lý nghiêm thì tôi nghĩ câu chuyện này rất khó chấm dứt".
Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ, vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông là vấn đề lâu dài, trong đó có những vấn đề mang tính dân tộc và thời đại. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu mới, việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần có sự đổi mới từ các cấp, các ngành, nhà trường, gia đình và từ chính phụ huynh./.
Minh Hường
Theo VOV1
Nhói lòng chuyện thưởng Tết của giáo viên vùng cao 'Thưởng Tết là cái không bao giờ có, nhà trường thương giáo viên nghèo nên cũng cố gắng động viên các thầy cô bằng hộp bánh mứt, chai nước mắm, mì chính, dầu ăn, nửa kí cá khô... vài ba nhu yếu phẩm vậy đã thấy ấm lòng giáo viên lắm rồi'. Đó là chia sẻ của cô giáo có kinh nghiệm hơn...