Ba điểm mới trong tuyển sinh ĐH Đà Nẵng năm 2020
Tại chương trình tư vấn tuyển sinh tổ chức ngày 17/5, ĐH Đà Nẵng thông tin các điểm mới về phương thức tuyển sinh, ngành đào tạo… của các trường thành viên năm 2020.
PGS.TS Giang Thị Kim Liên – Phó Trường Ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng thông tin 3 điểm mới trong tuyển sinh 2020
Cụ thể, PGS.TS Giang Thị Kim Liên – Phó Trưởng Ban Đào tạo – ĐH Đà Nẵng cho biết, thông tin tuyển sinh ĐH Đà Nẵng năm nay có ba điểm mới.
Đại học Đà Nẵng tổ chức tư vấn tuyển sinh đại học năm 2020 trong ngày 17/5
Một là lần đầu tiên ĐH Đà Nẵng phối hợp ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực thí sinh để lấy kết quả xét tuyển. Bài thi được xây dựng theo cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực trên thế giới như SAT của Mỹ hoặt TSA của Anh.
Xét về cấu trúc, bài thi tích hợp đánh giá kỹ năng đọc hiểu, phân tích thường nhấn mạnh trong các bài thi SAT và kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề ở bài thi TSA.
Vì vậy, bài thi sẽ gồm 3 phần: phần 1 sử dụng ngôn ngữ; phần 2 là toán tư duy logic, xử lý số liệu; phần 3 là giải quyết các vấn đề liên quan lĩnh vực tự nhiên và xã hội.
Năm 2020, lần đầu tiên ĐH Đà Nẵng phối hợp ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực thí sinh để lấy kết quả xét tuyển đại học chính quy
Điểm mới thứ hai trong tuyển sinh đại học Đà Nẵng năm nay là có mở mới 4 ngành, chuyên ngành ở các trường trực thuộc. Trong đó, Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng có 3 chuyên ngành mới gồm các chuyên ngành Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo thuộc ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành Cơ khí hàng không thuộc ngành Kỹ thuật Cơ khí. Trường ĐH Kinh tế – ĐH Đà Nẵng có một ngành mới là Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh.
Điểm mới thứ ba là Trường ĐH Sư phạm – ĐH Đà Nẵng sẽ tổ chức tuyển sinh, đào tạo đặt lớp tại Phân hiệu của ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum. Trong các danh mục ngành và mã tuyển sinh sẽ bổ sung mã tuyển sinh cho các ngành này và được nhận diện bằng mã có đuôi là KT.
Đưa trường học đến thí sinh 2020: Quy chế mới ảnh hưởng gì đến xét tuyển ĐH?
Quy chế tuyển sinh ĐH chính quy 2020 thay đổi tác động đến việc tuyển sinh của các trường ĐH và việc đăng ký nguyện vọng và thủ tục xét tuyển vào ĐH của các thí sinh
Sáng 14-5, chương trình tư vấn trực tuyến - truyền hình "Đưa trường học đến thí sinh" lần thứ 19-2020, do Báo Người Lao Động tổ chức, Đài Truyền hình TP HCM (HTV) phối hợp thực hiện với chủ đề "Quy chế mới và đăng ký xét tuyển ĐH" diễn ra với sự tham dự của các chuyên gia hướng nghiệp nhiều kinh nghiệm. Chương trình được phát sóng trên kênh HTV Key từ 11-12 giờ thứ bảy (16-5), phát lại từ 9-10 giờ chủ nhật (17-5).
Thay đổi số lượng chỉ tiêu
Quy chế tuyển sinh ĐH chính quy vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) chính thức ban hành, sau khi công bố kỳ thi THPT 2020 chỉ còn mục tiêu chính là để xét tốt nghiệp THPT.
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, về cơ bản quy chế năm nay không có thay đổi nhiều so với các năm trước ở một số điểm như sau: quyền tự chủ tuyển sinh của các trường ĐH được tôn trọng, là kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh Luật Giáo dục có hiệu lực, Bộ GD-ĐT vẫn hỗ trợ các trường trong xét tuyển ĐH, quy định ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe vẫn được giữ.
Các chuyên gia tư vấn dự chương trình sáng 14-5 Ảnh: HOÀNG TRIỀU
Song song đó, có điều chỉnh thời gian tổ chức kỳ thi và các trường chỉ được gọi thí sinh trúng tuyển khi có xác nhận kết quả tốt nghiệp THPT. Như vậy, năm nay sẽ có 4 nhóm thí sinh: thí sinh không dự thi tốt nghiệp THPT, nhóm này sẽ được hiệu trưởng trường THPT cấp giấy chứng nhận. Nhóm những thí sinh có đăng ký dự thi tốt nghiệp và xét tuyển ĐH. Nhóm 3 là những thí sinh có dự thi tốt nghiệp nhưng không dùng để đăng ký xét tuyển. Nhóm 4 là những thí sinh tự do, nhóm này sẽ tham gia nhiều phương thức xét tuyển của các trường.
"Đối với phương thức dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, phải cuối tháng 8 đầu tháng 9, các trường mới có kết quả xét tuyển, đây là phương thức bị tác động nhiều nhất. Hiện tại, kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM đã có hơn 60.000 thí sinh đăng ký dự thi nhưng kết quả này vẫn phải chờ kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp để công bố" - TS Nguyễn Đức Nghĩa thông tin thêm.
Tại Trường ĐH Mở TP HCM năm nay vẫn sử dụng phương thức xét tuyển bằng học bạ nhưng chỉ 5 học kỳ. PGS-TS Nguyễn Minh Hà, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trường không xét học kỳ II năm học lớp 12 của học sinh năm nay vì ảnh hưởng dịch bệnh dẫn tới việc học tập không được thuận lợi. Năm nay trường có xét tuyển thẳng cho học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi 5 học kỳ. Một số ngành xét tuyển ngoài đủ điều kiện xét học bạ, còn kèm thêm chứng chỉ ngoại ngữ IELTS từ 5.0 trở lên, ngành ngôn ngữ Anh thì IELTS từ 6.0 trở lên. Đồng thời, trường sẽ điều chỉnh tỉ lệ xét học bạ và kết quả xét tốt nghiệp THPT. Cụ thể, 70% chỉ tiêu cho học bạ và 30% chỉ tiêu cho tốt nghiệp THPT.
Điều chỉnh phương thức xét tuyển
PGS-TS Nguyễn Minh Hà cũng cho biết thêm trường sẽ không thay đổi tổ hợp môn so với năm 2019 để tránh sự xáo trộn, thí sinh đăng ký vào trường thì vẫn yên tâm với những tổ hợp xét tuyển cũ. Thời gian đăng ký trực tuyến từ ngày 11-5 đến 30-6.
Tương tự, Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP HCM năm nay có 4 phương thức xét tuyển: xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, thời gian xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển học bạ; xét tuyển theo kỳ thi năng lực ĐHQG TP HCM; xét tuyển thẳng. ThS Trần Ký - Phó trưởng Phòng Đào tạo, Phó Trưởng Ban tuyển sinh Trường ĐH Tài nguyên Môi trường TP HCM - cho rằng do dịch bệnh nên năm nay trường sẽ hiệu chỉnh phương thức xét tuyển bằng học bạ chỉ lấy 5 kỳ của 3 năm học và hạnh kiểm khá trở lên mới đủ điều kiện xét tuyển bằng phương thức này.
Đối với Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ThS Trần Hồng Quỳnh, phó trưởng phòng quản lý đào tạo, cho biết phương án tuyển sinh của trường sẽ xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét kết quả thi đánh giá năng lực, xét học bạ trường cũng sẽ xét 3 học kỳ có kết quả cao nhất của 6 học kỳ THPT. Trong tuần sau, trường sẽ công bố đề án tuyển sinh chính thức.
Lưu ý khi đăng ký xét tuyển
Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa, kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn là cơ sở để các trường tuyển sinh nhưng chỉ thực hiện được khi Bộ GD-ĐT đưa ra cam kết hỗ trợ đăng ký xét tuyển cho thí sinh, hỗ trợ các trường ĐH cùng lọc ảo, nếu không có 2 yếu tố này các trường rất khó xét tuyển bằng điểm tốt nghiệp THPT. Xét tuyển bằng điểm kỳ thi này, các em có thể làm thủ tục vào cuối tháng 6 đầu tháng 7, đồng thời làm phiếu đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH mong muốn, không giới hạn nguyện vọng.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM hủy thi riêng, mở 8 đợt xét học bạ Trường ĐH Công nghệ TP.HCM chính thức quyết định dành đến 65% chỉ tiêu cho xét tuyển kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 và sẽ không tổ chức thi riêng như kế hoạch trước đó. Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển học bạ tại trường ĐH Công nghệ TP.HCM (ảnh: NTCC) Trưa 14-5, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã chính...