Ba ĐH lớn thí điểm đổi mới tuyển sinh
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ sơ tuyển trước khi cho nộp hồ sơ. ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển sinh theo phương thức đánh giá năng lực. ĐH Quốc gia TP.HCM tuyển sinh riêng một số ngành vào năm 2015.
Ngày 16/1, PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết: “Kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2014 trường sẽ tổ chức sơ tuyển thông qua kết quả học tập bậc phổ thông của thí sinh. Những thí sinh đạt vòng sơ tuyển mới được nộp hồ sơ đăng ký dự thi”. Trường sẽ sơ tuyển trước thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi nên những thí sinh không đạt vòng sơ tuyển vẫn được nộp hồ sơ vào các trường khác.
Chỉ tiêu sơ tuyển dự kiến là 12.000 chung cho hai khối A, A1 và 1.000 cho khối D1. Phương thức xét dựa trên tổng điểm trung bình của ba môn thuộc khối thi ở năm học kỳ THPT (sáu học kỳ đối với thí sinh tốt nghiệp các năm trước), lấy từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu. Kết quả sơ tuyển sẽ được công bố trong ngày 17/3, những thí sinh đạt vòng sơ tuyển sẽ làm các thủ tục nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo quy định của Bộ GD&ĐT. Theo ông Sơn, từ ngày 24/2 đến 15/3, thí sinh đăng ký sơ tuyển trên trang web tuyển sinh của trường tại địa chỉ:ts.hust.edu.vn. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện truy cập mạng, trường sẽ có hướng dẫn để thí sinh gửi đăng ký sơ tuyển qua đường bưu điện.
Tuyển sinh 2014 sẽ có nhiều thay đổi (ảnh minh họa)
Năm 2014, ĐH Quốc gia Hà Nội vẫn tổ chức thi ba chung theo quy định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, thí sinh trúng tuyển sau khi đã nhập học vào các ngành đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tham dự kỳ thi đánh giá năng lực chung để chọn vào học các chương trình đào tạo chất lượng cao, tài năng, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế.
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho biết năm 2014 cơ bản phương thức tuyển sinh của các trường thành viên không đổi so với năm 2013. Cũng trong năm nay, ĐH Quốc gia TP.HCM tiếp tục áp dụng việc xét tuyển nguyện vọng phân ngành trong nội bộ từng trường cũng như trong toàn hệ thống, đồng thời hạn chế xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đến năm 2015 bên cạnh việc tham gia kỳ thi ba chung do Bộ GD&ĐT tổ chức, ĐH này sẽ tổ chức thêm kỳ thi riêng theo hình thức hai chung (chung đề, chung đợt thi) ở phạm vi một số ngành và chương trình. Trong đó, thí sinh sẽ tham gia bài thi chủ yếu ở dạng trắc nghiệm khách quan kết hợp thi tự luận khi cần thiết. Các trường thành viên sẽ xét tuyển thí sinh vào trường mình dựa trên kết quả này kèm theo các tiêu chí bổ sung. Đến năm 2016, phương thức này sẽ được áp dụng toàn hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM cùng với một số trường ĐH đối tác.
Theo TNO
ĐHQG TP.HCM sẽ thí điểm đổi mới giáo dục
Ngày 1/1/2014, Nghị định về ĐHQG sẽ có hiệu lực. PGS-TS Phan Thanh Bình, Giám đốc ĐHQG TP.HCM, cho biết thêm về những đổi mới của trường.
- Thưa PGS-TS Phan Thanh Bình, với các quyền tự chủ cao, ĐHQG TP.HCM sẽ triển khai nghị định như thế nào để giải quyết các vấn đề của giáo dục hiện nay, trước hết là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Quy trình thí điểm mở ngành có giải quyết được xung đột lợi ích giữa các trường khi cùng muốn mở một ngành học?
- Thưa PGS-TS, với các quyền tự chủ cao, ĐHQG TP HCM sẽ triển khai nghị định như thế nào để giải quyết các vấn đề của giáo dục hiện nay, trước hết là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội. Quy trình thí điểm mở ngành có giải quyết được xung đột lợi ích giữa các trường khi cùng muốn mở một ngành học?
- Từ khi thành lập năm 1995 đến nay, ĐHQG TP.HCM phát triển theo hướng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đáp ứng nguồn nhân lực trong giai đoạn đất nước phát triển nhanh và ĐHQG TP.HCM đã có độ lớn nhất định, tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ĐHQG TP.HCM có việc làm sau 3 tháng đạt 60%-70%, sau 1 năm đạt trên 90%.
Tại ĐHQG TP.HCM, các đơn vị mở ngành phải giải trình và trả lời phản biện trước hội đồng. Việc mở ngành theo mã số của ĐHQG. Tuy nhiên, để mở một ngành học mới, các trường phải chứng minh được trường phái đào tạo riêng dựa trên thế mạnh và truyền thống của trường đó. Ví dụ: Ngành công nghệ môi trường tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên đào tạo theo hướng nghiên cứu cơ bản về khoa học môi trường thì tại trường ĐH Bách khoa đào tạo theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ để xử lý các vấn đề về môi trường, tại Viện Môi trường và Tài nguyên đào tạo theo hướng xử lý công nghệ môi trường trong thực tế... Chúng tôi có một quy trình mở ngành khá chặt chẽ và các đơn vị thành viên đều hiểu điều này.
- ĐHQG TP.HCM là ĐH đa ngành với định hướng nghiên cứu khoa học (NCKH), vậy nghị định này có vai trò pháp lý như thế nào để giải quyết các vấn đề về NCKH?
Đại diện Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) hướng nghiệp cho học sinh.
- ĐHQG TP.HCM là một trong những đơn vị có số lượng bài báo NCKH quốc tế được công bố cao nhất nước (tổng số công bố khoa học giai đoạn 1996-2010 là 5.696 bài, trong đó 787 bài đăng trên tạp chí quốc tế).
Chúng tôi cũng đã "kéo" được một số nhà NCKH nước ngoài trở về giảng dạy và tham gia xây dựng các trung tâm nghiên cứu. Nghị định sẽ tạo nền để ĐHQG TP.HCM xây dựng các mô hình, cơ chế, chính sách phù hợp cho sự phát triển khoa học công nghệ tại ĐHQG TP.HCM. Tuy nhiên, đây là vấn đề không dễ trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay. ĐHQG TP.HCM sẽ cố gắng xây dựng các điều kiện nghiên cứu tốt gắn liền với văn hóa nghiên cứu để các nhà khoa học, đặc biệt là những nhà nghiên cứu trẻ, có thể "quên bớt" khó khăn mà tiếp tục gắn bó và đẩy mạnh NCKH.
- Mức lương của một giảng viên học vị tiến sĩ từ nước ngoài về tại trường ĐH Bách khoa hiện chỉ 3 triệu đồng/tháng, nếu tính cả phụ cấp và giờ dạy thì thu nhập ở mức 5-7 triệu đồng/tháng. Theo PGS, tự chủ tài chính sẽ giải quyết vấn đề tiền lương cho giảng viên như thế nào để họ đủ sống?
- Đây là câu hỏi khó và khiến tôi lúng túng. Nghị định cho phép ĐHQG được quyền tự chủ cao nhưng "tự chủ cao" ra sao, cao thế nào thì chưa được làm rõ. Do đó, tôi đang chờ những thông tư hướng dẫn cụ thể hơn. Hiện ĐHQG TP.HCM có 4 nguồn thu gồm nguồn đầu tư nhà nước, nguồn học phí, nguồn tự làm ra, nguồn tài trợ và vận động. Nguồn đầu tư nhà nước ổn định với mức đầu tư khoảng 500 tỷ đồng/năm để xây dựng cơ bản cho toàn bộ ĐHQG TP.HCM.
Nguồn thu học phí theo khung nhà nước ở mức thu 4-4,5 triệu đồng/sinh viên/năm. Nguồn chúng tôi tự làm ra từ việc chuyển giao NCKH khoảng 150 tỷ đồng/năm, nguồn thu này rõ ràng không cao vì việc đưa sản phẩm từ phòng thí nghiệm ra doanh nghiệp là một quá trình khó. Các nguồn còn lại, chúng tôi vận động để xây dựng quỹ phát triển.
Hiện trường ĐH Quốc tế đã có cơ chế tài chính đặc thù với mức học phí khoảng 1.500 USD/năm nhưng vẫn thu hút được học sinh giỏi khi điểm chuẩn các ngành từ 18 điểm trở lên. Thu nhập của giảng viên ở trường này tương đối tốt. Do đó, chúng tôi sẽ xem xét mở rộng mô hình này. Tự chủ tài chính hiện vẫn chưa rõ sẽ theo quy định nào. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ phải xem xét tăng thu nhập cho các giảng viên với nguyên tắc đồng lương phải đi kèm với trách nhiệm và hiệu quả công việc.
- Với nghị định này, ĐHQG TP.HCM trong vai trò tiên phong sẽ làm gì để góp phần thay đổi căn bản và toàn diện giáo dục ĐH? PGS có nghĩ giáo dục ĐH Việt Nam sẽ khởi sắc sau nghị định này?
- Chúng tôi đã xây dựng "Đề án thí điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ĐH tại ĐHQG TP.HCM" để xin Chính phủ, các bộ, ngành trung ương cho phép ĐHQG TP.HCM thí điểm đổi mới giáo dục ở 5 nội dung lớn: Thứ nhất, đổi mới phương thức quản trị ĐH. Thứ hai, đổi mới đào tạo theo những chuẩn mực tiên tiến sát hợp với điều kiện Việt Nam.
Thứ ba, thực hiện các NCKH phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng trọng điểm, thông qua đó xây dựng và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh, các trung tâm xuất sắc cho các lĩnh vực đào tạo nghiên cứu. Thứ tư, phát huy mạnh mẽ cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mô hình ĐHQG. Thứ năm, hình thành các nhóm tư vấn chính sách với nhiệm vụ trọng tâm là đi tiên phong trong lĩnh vực kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo...
Nghị định về ĐHQG sẽ tạo điều kiện cho ĐHQG TP.HCM phát triển hơn và tôi hy vọng sẽ có kết quả tốt.
Theo NLD
ĐHQG Hà Nội thí điểm tuyển sinh trong 4-5 giờ Năm 2014, ĐHQG Hà Nội dự kiến tổ chức thí điểm tuyển sinh theo phương thức đánh giá năng lực với bài thi kéo dài 4-5 giờ. Theo PGS.TS Nguyễn Kim Sơn - phó Giám đốc ĐHQG Hà Nội, xác định sứ mệnh tiên phong, đầu tầu trong việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục ĐH nước nhà, ĐHQG Hà...