Ba dạng bài từ vựng tiếng Anh trong đề thi tốt nghiệp THPT
Cô Trần Hồng Hạnh, giáo viên trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, hướng dẫn cách làm dạng bài chọn từ thích hợp, chọn từ đồng nghĩa/trái nghĩa.
1. Chọn từ thích hợp để hoàn thiện câu
a. 4 phương án A, B, C và D là các loại từ khác nhau của cùng một gốc từ.
Ví dụ : Their children are a constant source of their________.
A. happy B. happiness C. happily D. unhappy
Đáp án là B.
Cách làm:
Xét vai trò của từ trong câu, xác định được chỗ trống cần loại từ gì.
Vai trò của danh từ (n): Danh từ có thể là chủ ngữ của câu nên vị trí đứng đầu câu, danh từ đứng sau động từ làm tân ngữ, danh từ sau giới từ.
Vai trò của tính từ (adj): Tính từ bổ nghĩa cho danh từ và đi với một số động từ đặc biệt như:
Nhóm động từ 1: become, turn, grow, get…… adj (với nghĩa trở thành/trở nên).
Nhóm động từ 2: seem adj (có vẻ như…), stay/remain adj (duy trì ở trạng thái…), make sb/st adj (khiến ai/cái gì cảm thấy…), find sb/st adj (nhận thấy ai/cái gì có đặc điểm…).
Vai trò của trạng từ: Trạng từ đi đầu câu bổ nghĩa cho cả câu.
Ví dụ : Luckily, it doesn’t rain.
Trạng từ bổ nghĩa cho động từ (chỉ cách thức của hành động).
Ví dụ : Write carefully.
Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ hoặc trạng từ (chỉ mức độ).
Ví dụ : Very good, extremely cold, …..
b. 4 phương án là 4 dạng động từ khác nhau.
Ví dụ : We are going to have them _______our car.
A. service B. serviced C. to service D. servicing
Đáp án là A.
Trường hợp này, các em cần dựa vào vai trò của động từ (không liên quan đến thời của động từ trong câu).
Động từ nguyên thể không “to”: Khi trong câu có động từ chính là các từ: have/help/let/make/suggest/recommend sb V.
Video đang HOT
Ví dụ : They let us go without any punishment.
Động từ nguyên thể có “to”- To V: Chỉ mục đích của động từ chính.
Ví dụ : I went to the bookstore to buy some notebooks .
Động từ nguyên thể có “to”- To V đi sau một số động từ như:
Promise/hope… to V.
Ví dụ : I hope to gain a place in National Economics University.
Remind/ask/tell/advise… sb to V.
Ví dụ : She reminded me to close the windows.
Động từ ở dạng V-ing khi đi sau giới từ (on/in/ from/ about/…..) hoặc đi sau một số động từ (mind/deny/admit/…).
Cô Hạnh dạy môn tiếng Anh tại trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, từ năm 2004. Ảnh: NVCC.
2. Chọn từ đồng nghĩa với từ/cụm từ gạch chân
- Bước 1: Xác định loại từ của từ/cụm từ được gạch chân. Dựa theo loại từ của các phương án, chúng ta loại trừ đáp án không thích hợp.
- Bước 2: Trong số đáp án còn lại, học sinh xác định đáp án đúng theo nghĩa ngữ cảnh. Không nhất thiết phải dịch chính xác từng từ trong câu, thay vào đó cố gắng hiểu đại ý của câu.
Ví dụ : Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word(s) CLOSEST in meaning.
The crew divided the life preservers among the twenty terrified passengers as the ship began to sink.
A. exhaustion B. surprising C. frightened D. excited
Đáp án là C.
Cách làm:
- Bước 1: Từ được gạch chân là tính từ (đi trước bổ nghĩa cho danh từ “passengers”) và tính từ đuôi “ed” chỉ cảm xúc/tính từ có nghĩa bị động. Vì thế, các em loại đáp án A (danh từ) và đáp án B (tính từ đuôi “ing” chỉ tính chất/đặc điểm).
- Bước 2: Dựa vào mệnh đề “…as the ship began to sink” – khi con tàu bắt đầu chìm – chúng ta đoán được “terrified” đồng nghĩa với “frightened” – sợ hãi.
3. Chọn từ trái nghĩa với từ/cụm từ gạch chân
Học sinh không nhất thiết phải dịch chính xác từng từ mà cố gắng hiểu đại ý của câu đang theo chiều hướng nghĩa tốt hay nghĩa xấu, từ đó chọn từ ngược lại.
Ví dụ : Mark the letter A, B, C, or D to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning.
Fruit and vegetables grew in abundance on the island. The islanders even exported the surplus.
A. excessB. sufficiencyC. small quantityD. large quantity
Đáp án là C.
Cách làm:
Dựa vào nghĩa của câu “The islanders even exported the surplus” – người dân đảo thậm chí còn xuất khẩu, nghĩa tốt là hoa oa quả và trái cây trên đảo phải nhiều mới xuất khẩu được. Vậy từ ngược nghĩa sẽ là C: small quantity (số lượng ít).
Quy tắc trọng âm tiếng Anh trong bài thi tốt nghiệp THPT
Cô Trần Hồng Hạnh, giáo viên tiếng Anh trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, hướng dẫn học ngữ âm và quy tắc đánh trọng âm, giúp làm tốt bài thi tốt nghiệp.
Bài thi tốt nghiệp THPT tiếng Anh gồm 50 câu và kiểm tra kiến thức dưới các dạng bài về ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, kỹ năng đọc và kỹ năng viết. Trong bài này, cô Hạnh sẽ hướng dẫn làm bài ngữ âm, với hai dạng: Chọn từ có cách đọc khác và chọn từ có trọng âm ở vị trí khác so với từ còn lại.
1. Chọn từ có cách đọc khác
Ở phần này, một số học sinh thường chọn theo cảm tính, đọc các từ và chọn đáp án theo cách đọc mình thấy "hợp lý", "nghe quen". Tuy nhiên, cách làm đó chỉ phù hợp với những bạn có vốn từ phong phú, cách phát âm chuẩn.
Để làm tốt phần này, ngoài việc học cách phát âm ngay khi học từ mới, các em có thể dựa vào cách đánh trọng âm của từ. Trọng âm của từ là các âm được đọc rõ, thường rơi vào các nguyên âm chính. Những âm không phải trọng âm sẽ là âm yếu hay âm lướt.
Ví dụ : Các cách phát âm của chữ cái "e".
- Từ "domestic" được phát âm là /dmestk/ vì trọng âm rơi vào âm tiết 2 nên chữ cái "e" được đọc âm mạnh là /e/.
- Từ "decorate" được phát âm là /dekreit/ vì trọng âm rơi vào âm tiết 1 nên chữ cái "e" được đọc âm mạnh là /e/ (thay vì /dikDreit/ như một số học sinh thường đọc).
Cô Trần Hồng Hạnh (áo hồng) dạy tiếng Anh tại trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội, 17 năm qua. Ảnh: NVCC.
2. Chọn từ có trọng âm ở vị trí khác so với từ còn lại
Dạng bài này có một số quy tắc đánh trọng âm cho từ như sau:
A. Với từ có hai âm tiết, các em áp dụng quy tắc theo loại từ :
- Danh từ và tính từ: Trọng âm rơi vào âm tiết 1.
Ví dụ: "danger" /dend(r)/ (n), "stable" /stebl/ (adj).
- Động từ: Trọng âm rơi vào âm tiết 2.
Ví dụ: "apply" /pla/ (v)
Tuy nhiên, một số từ không theo quy tắc trên.
Ví dụ: "result" /rzlt/ (n), "happen" /hpn/ (v), "govern" /vn/ (v).
B. Với từ có 3 âm tiết trở lên, các em xét theo gốc từ và phụ tố . Phụ tố gồm tiền tố (thành phần phụ được thêm vào trước một từ) và phụ tố (thành phần phụ được thêm vào sau một từ).
Ví dụ : "unhappiness" (n) gồm gốc từ "happy", tiền tố "un" và hậu tố "ness".
Cách đánh trọng âm như sau:
- Tiền tố: Không bao giờ đánh trọng âm.
Ví dụ : "understand" /ndstnd/(v), "unequal" /nikwl/ (adj).
- Hậu tố: Vì là thành phần thêm vào cuối của từ nên các quy tắc trọng âm đều đếm từ cuối đếm lên. Có ba quy tắc xuất hiện nhiều trong các phương án của bài tập dạng này:
Quy tắc 1: Quy tắc trọng âm rơi vào âm tiết 1 đếm ngược (rơi vào hậu tố).
"-ain": entertain /entten/ (v)
"-ee": refugee /refjudi/ (n)
Tuy nhiên, hai trường hợp bất quy tắc phổ biến của hậu tố "-ee" là: employee /mpli/ (n) và committee /kmti/ (n).
"-ese": Vietnamese /vietnmiz/ (n/adj)
Quy tắc 2: Quy tắc trọng âm rơi vào âm tiết 2 đếm ngược (trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước các hậu tố) khi từ có hậu tố là:
"-ic": characteristic /krktrstk/ (adj)
"-ion": tradition /trdn/ (n)
"-ity": equality /ikwlti/ (n)
"-logy": biology /baldi/ (n)
Quy tắc 3: Quy tắc trọng âm rơi vào âm tiết 3 đếm ngược.
"-ate": decorate /dekreit/ (v)
"-ize", "-ise": recognize /reknaz/ (v)
"-y": currency /krnsi/ (n)
Ngoài ra, học sinh cũng có thể ghi nhớ mẹo sau: Vì đáp án có 4 lựa chọn A, B, C, D nên các em có thể bỏ qua không đọc một đáp án mà mình không chắc chắn nhất, sau đó xét ba đáp án còn lại. Lúc này, hai trường hợp sẽ xảy ra:
- Trường hợp 1: Cả ba đáp án đó có cách đọc giống nhau, các em sẽ chọn đáp án vừa bỏ qua.
- Trường hơp 2: Trong ba đáp án, có hai từ có cách đọc giống nhau và một từ đọc khác, các em sẽ chọn đáp án là từ đọc khác đó.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao môn tiếng Anh: Đọc hiểu Vào lúc 18 giờ 30 hôm nay 4.5, Báo Thanh Niên phát sóng chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao năm 2021 môn tiếng Anh tại địa chỉ thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien và YouTube Thanh Niên. Thầy Phạm Hùng hướng dẫn học sinh ôn thi - B.THANH Trong chương trình Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm...