Ba công ty smartphone bị nhái nhiều nhất tại Trung Quốc
Ứng dụng điểm chuẩn của Trung Quốc Master Lu vừa công bố bảng xếp hạng những chiếc smartphone bị làm giả nhiều nhất trong quý 1/2020 tại nước này.
Vì dữ liệu dựa trên sự xuất hiện của ứng dụng điểm chuẩn nên các dữ liệu được đưa ra dưới dạng tham khảo. Theo danh sách, hầu hết các mẫu smartphone giả mạo trong Top 9 được liệt kê là các sản phẩm đến từ Samsung, Apple và Xiaomi.
Master Lu phát hiện các chi tiết cơ bản mà người dùng không thể đọc từ menu About về điện thoại. Như đã thấy trên biểu đồ, tổng cộng có 1.295.457 cuộc kiểm tra đã được thực hiện trong quý 1/2020, trong đó tổng số điện thoại giả đạt 7.931 chiếc.
Năm mô hình hàng đầu trong danh sách là Samsung W2019, iPhone X, iPhone 8, iPhone XS Max và Xiaomi Mi Max 3. Samsung W2019 là mẫu bị làm giả nhiều nhất với 498 chiếc được phát hiện, mặc dù không rõ liệu ứng dụng có phát hiện ra nếu một thiết bị chạy với nó nhiều lần hay không. Các mẫu iPhone X giả được phát hiện là 246 lần, iPhone 8 là 213 lần, iPhone XS Max là 172 lần và Xiaomi Mi Max 3 là 127 lần. Một điều đáng chú ý là Mi Max 3 trở thành mẫu tầm trung duy nhất trong top 5.
Video đang HOT
Xét về mức độ phổ biến trong khu vực, các tỉnh của Trung Quốc có số lượng mẫu smartphone nhái nhiều nhất theo thứ tự giảm dần gồm Quảng Đông, Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, Tứ Xuyên, Giang Tô, Hồ Nam, Chiết Giang, Giang Tây và Quảng Tây.
Kiến Tường
Công ty giám sát smartphone muốn thành cứu tinh thế giới
NSO Group cho rằng phần mềm theo dõi smartphone của họ có thể là công cụ đắc lực giúp kiểm soát Covid-19, dù gây lo ngại về quyền riêng tư.
NSO Group, công ty Israel từng bị nghi đánh cắp dữ liệu trên nhiều dịch vụ của Apple, Google, Amazon, Facebook và Microsoft, cho biết họ đang đàm phán với chính phủ khắp thế giới và một số quốc gia đã quyết định sử dụng phần mềm giám sát của họ.
"Phần mềm được phát triển để ngăn chặn đại dịch toàn cầu", phát ngôn viên của NSO nói. "Nó giúp chính phủ hiểu rõ hơn về tình huống phải đối mặt và đưa ra quyết định sáng suốt nhất. Phần mềm là công cụ hỗ trợ mạnh mẽ".
Theo NSO, phần mềm có thể hoạt động độc lập, không cần sự can thiệp của bất kỳ nhân viên nào để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, nó sẽ hoạt động tốt hơn nếu chính phủ yêu cầu các nhà mạng cung cấp hồ sơ thuê bao trong nước. Từ đó, chính phủ có thể theo dõi các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 thông qua những người mà họ tiếp xúc hay địa điểm đi qua, thậm chí trước khi triệu chứng xuất hiện. Công ty cam kết chỉ cấp phép sử dụng cho các cơ quan thực thi pháp luật và không vi phạm quy định chung về Bảo vệ dữ liệu (GDPR) của châu Âu.
Phần mềm hiển thị bản đồ chi tiết theo dõi smartphone để xác định trường hợp nghi nhiễm Covid-19.
Theo BBC, phần mềm của NSO cho phép phóng to và hiển thị mã ẩn danh của từng người ứng với vị trí smartphone trên bản đồ. Hệ thống lưu lại thông tin chi tiết như thời gian và địa điểm họ gặp nhau.
Ngoài phát hiện sớm ca nhiễm mới, các nhà chức trách dựa trên phân tích có thể xác định khi nào cần chuyển máy thở đến bệnh viện gần nhất, điều chỉnh thời gian phong tỏa khu vực cụ thể.
Tuy nhiên, John Scott Railton, chuyên gia của Citizen Lab, đánh giá việc lựa chọn giải pháp chống dịch của NSO không phải là quyết định khôn ngoan. "Phần mềm sẽ làm tổn hại niềm tin của người dân", ông nói. "Tôi không thể nghĩ ra cái tên nào khiến người dân lo ngại về hoạt động giám sát hơn NSO".
Hoạt động tai tiếng của NSO Group
Ra đời năm 2010, NSO có trụ sở ở Herzliya (Israel) và bí mật hoạt động trong "vùng xám" công nghệ. Một email rò rỉ cho thấy, NSO cung cấp dịch vụ giám sát cho nhiều nước châu Âu và có hợp đồng hàng triệu USD với Mexico năm 2013.
Công ty tuyên bố mục tiêu của họ là "biến thế giới thành nơi an toàn hơn". Tuy nhiên, năm 2016, các chuyên gia bảo mật của Citizen Lab phát hiện phần mềm gián điệp của công ty trên smartphone của một nhà hoạt động nhân quyền bị ám sát tại Saudi Arabia.
Theo New York Times, NSO tăng trưởng rất tốt. Năm 2014, Francisco Partners bỏ ra 120 triệu USD để thâu tóm cổ phần kiểm soát NSO và gần một năm sau, công ty được rao bán với giá gấp 10 lần.
Phần mềm gián điệp nổi tiếng nhất của NSO là Pegasus, được nhiều chính phủ và cơ quan an ninh ở nhiều nước châu Âu sử dụng để theo dõi người dùng Android, iPhone, BlackBerry và Symbian. Pegasus có khả năng bóc tách tin nhắn, danh bạ, lịch, email và GPS. Bên cạnh đó là tính năng "room tap" bí mật ghi âm qua micro của điện thoại.
Ngoài chi phí cài đặt Pegasus ban đầu là 500.000 USD, đối tác phải trả thêm 650.000 USD để theo dõi 10 smartphone khác, 800.000 USD cho 100 người tiếp theo.
NSO khẳng định rằng Pegasus cho phép "truy cập không giới hạn" tới tất cả thiết bị di động. "Bạn có thể điều khiển từ xa và bí mật thu thập thông tin của bất cứ ai, vào bất cứ khi nào, tại bất cứ đâu và quan trọng hơn, nó không để lại dấu vết", NSO viết trong một tài liệu nội bộ.
Việt Anh
Mỹ kiểm soát cách biệt cộng đồng qua smartphone Các công ty quảng cáo di động cung cấp dữ liệu cho chính phủ Mỹ để theo dõi mức độ tuân thủ lệnh phong tỏa của người dân. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cùng chính quyền bang và địa phương đang kiểm soát Covid-19 thông qua kho dữ liệu ẩn danh của hàng triệu người dùng điện...