“Ba chung” đáng lý phải cáo chung từ lâu
Đo la khăng đinh cua PGS Văn Như Cương, hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh – Ha Nôi, tai buôi giao lưu trưc tuyên do Cổng thông tin điện tử Chính phủ tô chưc sáng 4 – 12.
PGS Đinh Xuân Khoa, PGS Văn Như Cương và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển (từ trái qua) trong buổi đối thoại – Anh: Việt Dũng
Cung vơi PGS Cương, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển va PGS Đinh Xuân Khoa, hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, đa tâp trung ban luân vê hai vấn đề nóng cua giao duc nươc ta hiên nay là “đột phá trong thi cử” và tình trạng dạy thêm, học thêm.
Nút bấm “thi cử”
Giải thích về việc coi đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá học sinh là khâu đột phá trong đề án đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho răng “với mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện, cần phải lựa chọn một nút bấm để khi ấn nút, nó làm rúng động toàn hệ thống GD-ĐT”.
Theo ông Hiển, đổi mới nội dung, cách thức thi cử, kiểm tra đánh giá sẽ có tác động ngược trở lại chất lượng dạy học, cách tổ chức dạy học, tác động tới các chính sách GD-ĐT, tác động tới quan niệm nhận thức của xã hội, của phụ huynh, tác động tới động cơ học tập của học sinh.
Đôi mơi công tac kiêm tra, đanh gia Các trường sư phạm hiện nay đã có chương trình đào tạo giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh nhưng nhìn chung nội dung, phương pháp và thời gian dành cho việc này vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu mới đặt ra. Vì thế Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường sư phạm đi trước một bước trong việc khắc phục bất cập này để giáo viên tốt nghiệp sư phạm có kỹ năng cần thiết trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh theo quan điểm chỉ đạo mới hiện nay. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT
Nguyễn Vinh Hiển
Phản biện lại quan điểm của lãnh đạo Bộ GD-ĐT, PGS Văn Như Cương cho rằng ngành GD-ĐT đặt ra nhiều “đột phá” quá, ví như đột phá trong đổi mới quản lý giáo dục, đột phá trong đổi mới đào tạo giáo viên, rồi giờ lại tới đột phá thi cử… Điều này khiến nhiều người băn khoăn.
“Nếu coi vấn đề đột phá là nút bấm có thể làm rúng động cả hệ thống GD-ĐT thì tôi không cho rằng nút bấm đó là “thi cử”, là “kiểm tra, đánh giá”, dù đổi mới thi cử, kiểm tra, đánh giá là việc quan trọng. Bởi với một kỳ thi, một kết quả đánh giá, cứ cho học sinh của ta có 70% thỏa mãn yêu cầu nhưng nội dung thi cử, chương trình học toàn thứ vô bổ, cái ta được vẫn không là gì, thì vẫn là thất bại. Bởi thế, với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng khâu đột phá ở đây phải là việc dạy cho học sinh cái gì, học như thế nào, áp dụng cái đó ra sao?” – PGS Cương nói.
Video đang HOT
Thứ trưởng Hiển lý giải thêm sau ý kiến của PGS Cương: “Quan điểm về “đột phá” của mỗi người mỗi khác. Theo tôi, khâu được chọn đột phá là khâu có thể làm trước, song song với việc thực hiện những giải pháp lâu dài, bền vững. Cụ thể là bên cạnh đổi mới thi cử, kiểm tra, đánh giá phải làm trước, có những giải pháp căn cơ khác như đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, đổi mới đào tạo, sử dụng giáo viên…”.
Về việc này, PGS Đinh Xuân Khoa cũng có quan điểm chung với lãnh đạo Bộ GD-ĐT. Ông cho rằng việc thi cử, kiểm tra đánh giá hiện nay đang có những bất cập mà việc đổi mới, điều chỉnh nó có thể giúp tác động ngay trở lại chất lượng giáo dục. Hơn nữa đây là việc có thể triển khai ngay lập tức và việc đổi mới thi cử, đánh giá thật sự có những tác động trực tiếp tới nhiều khâu của nền GD-ĐT. Còn việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa là công việc thận trọng, lâu dài. Nếu cần một nút bấm, ông Khoa cũng cho rằng nên nhằm vào thi cử.
Khuyên khich tuyên sinh riêng
Trao đổi sâu hơn về định hướng đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, ông Hiển cho biết: “Ở bậc phổ thông không dồn vào một kỳ thi cuối cấp như hiện nay mà kiểm tra, đánh giá ngay trong quá trình dạy học, sau khi kết thúc các môn học. Việc này giảm áp lực cho học sinh, tránh những tiêu cực như đã xảy ra”.
Với góc nhìn của lãnh đạo Bộ GD-ĐT theo sát giáo dục phổ thông và việc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, ông Hiển cho biết “không chỉ đổi mới hình thức thi cử, đánh giá với những kênh khác nhau, nội dung thi, kiểm tra cũng sẽ thay đổi dần để phù hợp với việc chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực”.
Vê ky thi tuyên sinh đai hoc, Thứ trưởng Hiển cho hay trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT khuyến khích những cơ sở giáo dục đủ điều kiện chủ động phương án tuyển sinh theo cách thức phù hợp với mục tiêu, đặc thù của mỗi trường. Trả lời câu hỏi về việc liệu có xảy ra tiêu cực không khi giao kỳ thi tuyển sinh cho các trường trong bối cảnh hiện nay vẫn còn nhiều trường ĐH mới và ĐH ngoài công lập bất chấp chất lượng để thu hút người học, Thứ trưởng Hiển khẳng định: “Việc giao chủ động không làm giảm mà tăng trách nhiệm của các trường về chất lượng tuyển sinh, chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, các trường vẫn phải chịu sự giám sát của nhiều kênh, trong đó có giám sát của xã hội, của người học”.
Giảm tải, giảm tiêu cực
Nhận định tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng ông Nguyễn Vinh Hiển cũng cho rằng “giảm tải nội dung, chương trình sẽ có tác động tích cực tới việc giảm dạy thêm, học thêm”. Theo ông Hiển, với sự thiết kế lại chương trình giáo dục phổ thông và đổi mới thi cử, việc dạy thêm, học thêm sẽ chỉ còn tồn tại khi có nhu cầu thật sự và chính đáng của người học.
PGS Đinh Xuân Khoa và PGS Văn Như Cương đều cho rằng tăng giờ học chính khóa trong nhà trường, trong đó có việc tăng số trường, học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày tại trường, kiểm soát tốt hoạt động chuyên môn của thầy cô giáo, tăng lương cho giáo viên… là những việc cần thiết góp phần thiết thực giảm dạy thêm, học thêm tiêu cực.
Các vị khách mời của cuộc tọa đàm cũng nhấn mạnh rằng không phải cứ dạy thêm, học thêm đều là tiêu cực. Cái tiêu cực cần phải khắc phục, xóa bỏ, nhưng cái không phải tiêu cực thì phải nhìn nhận khác. “Có những kiểu dạy thêm, học thêm trong sáng, như việc bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo thêm cho học sinh kém. Chúng ta không nên vì những tiêu cực mà phủ nhận thành quả của “dạy thêm trong sáng” này” – PGS Cương bày tỏ.
Chia sẻ về vấn nạn “dạy thêm, học thêm” mang màu sắc tiêu cực, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển thừa nhận đây là một “gánh nặng” của ngành GD-ĐT mà xã hôi đòi hỏi phải giải quyết dứt điểm. Nhưng ngoài trách nhiệm của ngành GD-ĐT còn là trách nhiệm của từng nhà trường, thầy cô giáo và của phụ huynh.
PGS Văn Như Cương – Ảnh: N.Khánh
Bât hơp ly “ba chung”
Khác với quan điểm của PGS Đinh Xuân Khoa cho rằng “nên duy trì kỳ thi “ba chung” trong việc tuyển sinh đầu vào cho các trường ĐH – CĐ”, PGS Văn Như Cương phân tích: “Thi sinh thi khối A, môn toán, vào trương đai hoc sư phạm để hoc toan làm thầy dạy toán; thi vào đai hoc bach khoa đê hoc toan ra va lam công tac kỹ sư cua minh, đo la toan phuc vu; thi vao kinh tế để ưng dụng kiến thức toán vào lĩnh vực kinh tế…
Vậy thì xét ở khía cạnh khoa học, sẽ rất bất hợp lý khi tất cả thí sinh đều thi chung một đề giống nhau. Cách tổ chức thi bất hợp lý dẫn tới việc học sinh phải cố học những thứ không cần cho nghề nghiệp trong tương lai của mình. Cac trường ĐH – CĐ nên tự chủ phương án tuyển sinh để phù hợp với mục tiêu đào tạo, yêu cầu về chuẩn đầu ra của mình”.
Theo Tuoitre
Ước vọng của cô học sinh nghèo
Cha bị câm điếc, anh trai bị bại liệt, mẹ bỏ nhà đi khi vừa tròn 10 tuổi, em Phan Kim Tươi (lớp 12A3 Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã dành thời gian nghỉ tết để làm thêm, kiếm tiền vì ước mơ trở thành cô giáo.
Không như chúng bạn cùng trang lứa vô tư vui tết cùng gia đình, khoảng hai tuần nghỉ tết vừa qua Kim Tươi đã tranh thủ đi làm viêc. Mỗi ngày em thức từ 2 giờ sáng đi giúp viêc ở tiệm cơm chay. Mãi đên sáng 18/2, trước buôi học đầu tiên trong năm mới em vân làm viêc từ 2 giờ đên 6 giờ sáng với ước mơ "sẽ làm cô giáo, có tiền để nuôi cha và người anh bênh tật".
Chín cái têt không có mẹ
Gần 10 năm qua căn nhà tình thương nhỏ nằm sát ven sông (sô 60, ấp Tân Long, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) là nơi nương náu của gia đình em Phan Kim Tươi - học sinh lớp 12A3 Trường THPT Lương Thế Vinh. Kim Tươi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và nghị lực đáng khen. Cha em bị câm điếc, anh thứ hai bị bại liệt bẩm sinh, mẹ bỏ đi khi em vừa tròn 10 tuổi nhưng em vẫn nỗ lực, quyết tâm vượt khó để đến trường.
Em bùi ngùi chia sẻ chuyên buôn riêng: "Hơn chín năm rồi đêm nào em cũng nhớ về cái ngày mẹ bỏ nhà, bỏ cha con em mà đi. Em biết vì gia đình quá nghèo, mẹ không chịu nổi sự thiếu thốn nên mới làm vậy. Em không trách mẹ, chỉ mong một ngày nào đó gia đình em khá hơn, mẹ sẽ quay về cùng cha con em. Bấy nhiêu năm nay, em luôn quyết tâm dù khổ đến đâu cũng phải học. Chỉ có học mới làm cho cuộc sống của em và gia đình em thay đổi, mới hy vọng có một ngày mẹ sẽ trở lại".
Khẽ lau nước mắt, Tươi hồi tưởng: "Lúc đó em 10 tuổi. Hồi đó ngày nào cha em cũng đi vác lúa, vác đồ thuê cho mấy cái ghe gần nhà. Còn mẹ thì đi lượm phế liệu và bán mớ rau, mớ cá kiếm thêm tiền. Em còn nhớ như in buổi chiều mẹ bỏ đi. Chiều hôm đó cha em đi vác lúa về, ba anh em của em cũng tan học về nhà nấu cơm ngồi chờ mẹ. Nhưng chờ hoài không thấy. Tới 9 giờ tối vẫn không có. Sợ mẹ có chuyện gì xảy ra tụi em chạy khắp xóm nhờ các cô chú trong xóm đi kiếm.
Dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng Phan Kim Tươi luôn nỗ lực vươn lên, nuôi giấc mơ trở thành một cô giáo.
Đến mấy ngày sau thì có mấy bác xóm trên nói mới thấy mẹ đi theo hướng miệt trên rồi. Lúc đó cha con em mới hiểu mẹ đã quyết định đi rồi. Từ bữa đó cha em buồn rầu ngồi một chỗ, không chịu ăn uống gì, em ép mãi ông chỉ húp vài muỗng cháo. Hơn bốn tháng ròng ông ngồi trước cửa chờ mẹ em về. Râu tóc ông dài thòn. Thương cha, anh hai của em (anh Phan Việt Dũng, sinh năm 1986 - PV) bỏ học lên Sài Gòn đi làm hồ kiếm tiền gửi về nuôi gia đình. Hơn một năm sau (năm 2007), nội em lại đổ bệnh, cũng may mât mát này làm cha em bình tĩnh lại, xin đi chặt mía, vác mía thuê... Hồi đầu năm 2008, cũng một buổi chiều, vừa tan học em chạy về thì thấy đầu nhà có một phụ nữ đội nón lá ngồi trên ghe cứ nhìn vào nhà hoài. Nhìn dáng người giống mẹ, em chạy ra giữ nhưng bà bỏ đi. Em khóc kêu hoài mẹ mới chịu trở lại. Cả nhà em năn nỉ mãi nhưng mẹ chỉ ngồi nói chuyện đến nửa đêm thì lại bỏ đi. Cha em bị câm không nói được gì chỉ ú ớ, rớt nước mắt thôi... Đã chín cái tết rồi em không được sống bên cạnh mẹ".
Làm đậu hũ nuôi giấc mơ ĐH
Trong cảnh khó khăn ây, Phan Kim Tươi không lùi bước, không có tiên mua sách em đi mượn, xin sách của thầy cô, bạn bè. Thời gian không lên lớp em làm việc nhà, đi phụ viêc làm đậu hũ, làm thuê cho tiệm cơm chay đầu chợ để kiếm tiền phụ gia đình. Làm đậu hũ, tay ngâm nước lâu làm nứt nẻ, chảy máu nhưng em vẫn không bỏ cuôc. Công viêc lao đông chân tay, thu nhâp thâp, thù lao chỉ mang tính tượng trưng môi buôi vài chục ngàn đông nhưng em châp nhân như niêm khích lê.
Ngày tôi xuống thăm gia đình em, trong bộ đồ học thể dục đẫm mồ hôi em đang phăng phăng chẻ củi nấu nồi cơm chiều với rau đồng luôc và mây con cá khô cho ba cha con. Em cho biết những ngày tết em làm được 180.000 đồng. Em đã trích một phần mua đôi dép mới để đi học trong năm mới. Em kê vê ước mơ tương lai. "Em sẽ cố gắng hết sức. Mong ước một ngày nào đó em sẽ được làm cô giáo dạy văn hoặc dạy sử. Hy vọng kinh tế gia đình em cũng bớt khó khăn, để em có thể nuôi cha và anh ba" - Tươi tâm sự.
Chặng đường đến với bục giảng của Phan Kim Tươi còn đầy gian nan nhưng nhìn vào sâu thẳm đôi mắt đầy nghị lực của em hẳn không ít người cũng muốn cùng chắp cánh cho những ước mơ của em.
Theo Anh Phú
Pháp luật TPHCM
Facebook và học sinh Việc một học sinh lớp 8 ở Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) bị đình chỉ học 1 năm vì xúc phạm thầy cô giáo trên Facebook đã dấy lên những tranh luận về mức kỷ luật nặng hay nhẹ... Việc kỷ luật vì hành vi tương tự cũng đã từng xảy ra đối với 2 học sinh ở...