Ba chú gấu trúc khổng lồ sinh ra ở Bỉ trở về Trung Quốc
Ba chú gấu trúc khổng lồ được sinh ra tại vườn thú Pairi Daiza ở Brugelette, Bỉ có tên là Tian Bao, Bao Di và Bao Mei, hôm qua bắt đầu hành trình trở về Trung Quốc, đán.h dấu cột mốc quan trọng trong chương trình bảo tồn gấu trúc giữa hai nước.
Người dân tạm biệt gấu trúc tại vườn thú Pairi Daiza ở Brugelette, Bỉ.
Tian Bao, sinh năm 2016, cùng với các em của mình, cặp song sinh Bao Di và Bao Mei, sinh năm 2019, sẽ được đưa về Trung tâm bảo tồn và Ngiên cứu gấu trúc lớn tại Bifengxia, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tại đó, những chú gấu trúc sẽ tham gia vào các dự án bảo tồn và nhân giống.
Mặc dù thời tiết lạnh giá của tháng 12, gần 1.000 du khách đã tụ tập tại sở thú để tạm biệt những chú gấu trúc đáng yêu. Bình tĩnh nhưng tò mò, 3 chú gấu trúc khổng lồ ngồi trong những khu vực được thiết kế đặc biệt chuẩn bị cho chuyến hồi hương.
Tại buổi lễ chia tay, Đại sứ Trung Quốc tại Bỉ Fei Shengchao phát biểu: “Gấu trúc khổng lồ không chỉ là loài động vật đáng yêu và quý hiếm mang lại niềm vui mà còn đóng vai trò là cầu nối kết nối cảm xúc của con người và thúc đẩy giao lưu văn hóa. Chúng tượng trưng cho cam kết chung của Trung Quốc và Bỉ trong việc bảo vệ thiên nhiên và chung sống hòa hợp với thiên nhiên”.
Video đang HOT
Kể từ khi đến Bỉ vào năm 2014, bố mẹ của ba chú gấu trúc, Hao Hao và Xing Hui, đã thu hút hàng triệu du khách đồng thời nâng cao nhận thức về việc bảo vệ gấu trúc khổng lồ.
Người sáng lập vườn thú Pairi Daiza Eric Domb bày tỏ niềm tự hào và nỗi buồn trước sự trở về quê hương của những chú gấu trúc khổng lồ. “Chúng tôi sẽ tiếp tục chăm sóc những chú gấu trúc khổng lồ bằng tất cả tình yêu thương của mình như chúng tôi vẫn luôn làm. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực để giúp chúng sinh thêm nhiều chú gấu con trong tương lai gần”, ông Eric Domb nói.
Gấu trúc khổng lồ Bao Di (phải) và Bao Mei ngồi trong chuồng được thiết kế đặc biệt tại vườn thú Pairi Daiza ở Brugelette.
Những chú gấu trúc khổng lồ bắt đầu thời gian cách ly vào ngày 11/11 để đảm bảo chúng đã sẵn sàng cho chuyến đi này dù trước đó kế hoạch hồi hương bị trì hoãn do đại dịch Covid-19.
Bố mẹ của 3 gấu trúc khổng lồ là Xing Hui và Hao Hao sẽ ở lại Pairi Daiza cho đến năm 2029, tiếp tục vai trò là đại sứ cho quan hệ Trung Quốc-Bỉ và thúc đẩy trao đổi văn hóa và nhận thức về môi trường .
Các nhà khoa học Trung Quốc khám phá bí mật di truyền của gấu trúc nâu
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đã phát hiện ra đột biến gien đằng sau loài gấu trúc màu nâu - trắng, một biến thể quý hiếm của loài động vật được coi là bảo vật quốc gia của nước này.
Qizai (Thất Tử) được tìm thấy trong tự nhiên khi còn nhỏ, là chú gấu trúc nâu duy nhất trên thế giới sống trong điều kiện nuôi nhốt. Ảnh: Weibo/CCTV
Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có bảy con gấu trúc nâu từng được xác định ở Trung Quốc. Con gấu trúc đầu tiên là gấu trúc cái được đặt tên là Dandan, được tìm thấy ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc vào năm 1985.
Kể từ đó, các nhà khoa học đã luôn suy đoán tại sao lại có sự biến đổi màu sắc như vậy, vì thông thường gấu trúc đều chỉ có hai màu trắng và đen. Một số người tin rằng đột biến di truyền có thể làm giảm sắc tố lông, nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng nào chứng minh lý thuyết này.
Ngày 4/3 vừa qua, một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm động vật học của Viện khoa học Trung Quốc (CAS) chia sẻ đã xác định được một đột biến gien lặn di truyền và đó có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng giảm sắc tố.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích lông, kiểu di truyền của gia đình Dandan và một con gấu trúc đực 14 tuổ.i được tìm thấy trong tự nhiên khi còn nhỏ tên là Qizai và hiện là gấu trúc nâu duy nhất sống trong điều kiện nuôi nhốt.
Họ đã so sánh bộ gien của chúng với bộ gien của khoảng 200 con gấu trúc đen trắng và phát hiện ra rằng cả Qizai và Dandan đều có hai bản sao đột biến gien Bace2, được di truyền từ bố và mẹ, và đây rất có thể là cơ sở di truyền cho ra biến thể màu nâu và trắng ở gấu trúc.
Các tác giả của nghiên cứu viết rằng công trình này không chỉ cung cấp cái nhìn sâu sắc về lý do tại sao những con gấu trúc này tồn tại, mà còn là tiề.n đề để hướng dẫn nhân giống khoa học những con gấu trúc nâu quý hiếm.
Hầu hết gấu trúc ở Trung Quốc đều đến từ tỉnh Tứ Xuyên. Và trong một thời gian dài, người ta tin rằng chúng chỉ có bộ lông với hai màu đen trắng tách biệt. Tuy nhiên, cho đến nay, tất cả gấu trúc nâu được tìm thấy lại đều ở dãy núi Tần Lĩnh, tỉnh Thiểm Tây.
Theo các nhà khoa học, những con gấu trúc màu nâu như Qizai có hộp sọ nhỏ hơn so với những con gấu trúc đen trắng. Ảnh: Trung tâm động vật học của Viện khoa học Trung Quốc
Hu Yibo, đồng tác giả của nghiên cứu và là nhà di truyền học tại Viện Động vật học, nói rằng gấu trúc Tần Lĩnh có thể đã bị tách ra khỏi gấu trúc Tứ Xuyên khoảng 300.000 năm trước. Ngoài ra, những con gấu trúc cực kỳ hiếm này cũng có hộp sọ nhỏ hơn so với những con gấu trúc đen trắng.
Cha mẹ và đàn con của Qizai đều có màu đen trắng, sở hữu một bản sao của gien đột biến và một bản sao của gien không bị đột biến. Dựa trên kiểu di truyền này, các nhà khoa học kết luận rằng gấu trúc sẽ thừa hưởng bộ lông màu nâu - trắng nếu chúng nhận được bản sao gien đột biến từ cả bố và mẹ.
Sau khi thử nghiệm gấu trúc từ cả Tứ Xuyên và Thiểm Tây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra tất cả gấu trúc đen trắng có một bản sao gien đột biến đều được tìm thấy ở khu vực núi Tần Lĩnh, Thiểm Tây, củng cố thêm nhận định rằng gấu trúc nâu chỉ xuất hiện ở khu vực này.
Cả Qizai và Dandan (đã qua đời năm 2000) đều có biểu hiện sinh trưởng và sinh sản bình thường. Tuy nhiên, đột biến Bace2 có liên quan đến bệnh Alzheimer ở người, vì vậy có khả năng đột biến này còn có những tác động khác chưa được biết đến.
Kỳ lạ, gọi là gấu trúc nhưng di truyền không liên quan đến loài gấu trúc lớn Gấu trúc đỏ là một loài động vật có vú có nguồn gốc từ đông Himalaya và Tây Nam Trung Quốc. Đáng chú ý, loài vật này về mặt di truyền lại không liên quan đến gấu trúc. Gấu trúc đỏ, hay còn được gọi là cáo lửa (Firefox) hay Tiểu gấu trúc (Lesser Panda), có danh pháp khoa học là Ailurus fulgens,...