Bà bầu uống mật ong có tốt không, uống bao nhiêu là đủ khi mang thai?
Bà bầu uống mật ong có tốt không, có tác dụng gì là thắc mắc của nhiều chị em. Mật ong có nhiều tác dụng trong hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng, ngăn ngừa chứng huyết áp cao khi mang thai… nhưng liều lượng uống thì cần chú ý.
Theo Parenting.firstcry là một thay thế tuyệt vời cho đường tinh chế, là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, axit amin và một số vi sinh có lợi cho sức khỏe. Vậy bà bầu uống mật ong có tốt không, uống bao nhiêu là tốt nhất khi mang thai?
Bà bầu uống mật ong có tốt không?
Theo Parenting.firstcry, bà bầu có thể uống mật ong trong thai kỳ và mật ong tốt cho sức khỏe của bà bầu. Các nghiên cứu cho thấy rằng mật ong giúp điều trị các bệnh như hen suyễn, làm nhanh lành vết thương, giảm ho và làm dịu các cơn đau họng. Ngoài ra, mật ong cũng giúp làm đẹp da, có nhiều vitamin và dưỡng chất thúc đẩy phát triển tế bào mới. Mật ong cũng giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn.
Bà bầu uống mật ong còn có thể giúp giảm thiểu táo bón khi mang thai, ngăn ngừa các chứng cao huyết áp, thiếu máu. Uống mật ong khi mang thai còn giúp mẹ tăng cường hệ miễn dịch, mẹ phòng tránh được các chứng cảm rất hay gặp khi mang thai.
Bà bầu uống mật ong có tốt không? Mật ong rất tốt cho giấc ngủ của mẹ. Uống mật ong với nước ấm trước khi ngủ sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn. Mật ong cho bà bầu cũng giúp bổ sung năng lượng, tránh kiệt sức.
Bà bầu nên uống mật ong khi mang thai (Ảnh minh họa)
Những lợi ích uống mật ong khi mang thai
Có bầu uống mật ong được không? Câu trả lời là có và mật ong có những lợi ích tuyệt vời đó là:
Video đang HOT
- Tăng cường hệ thống miễn dịch bởi chất chống oxy hóa và đặc tính kháng khuẩn của mật ong giúp mẹ có hệ thống miễn dịch tốt hơn.
- giảm đau họng và ho. Nếu dùng mật ong với trà gừng hoặc chanh có tác dụng giảm đau họng tự nhiên, giảm ho hiệu quả cho mẹ khi mang thai.
- giúp chống nhiễm lạnh bởi trong mật ong có đặc tính kháng khuẩn giúp mẹ tránh và giảm thiểu nhanh các tình trạng cảm cúm, cảm lạnh khi mang thai.
- giảm chứng mất ngủ khi mang thai với 1 cốc nước ấm pha với 1 thìa nhỏ mật ong trước khi ngủ mẹ bầu sẽ có được giấc ngủ tuyệt vời.
- Ngăn ngừa dị ứng khi mang thai.
Mật ong có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ (Ảnh minh họa)
Bà bầu nên uống mật ong bao nhiêu là đủ?
Bà bầu có nên uống mật ong mỗi sáng hay nên uống bao nhiêu thì tốt là thắc mắc của rất nhiều chị em. Bà bầu có thể uống mật ong mỗi ngày và không uống quá 5 thìa nhỏ mật ong/ ngày. Nên uống với nước nóng khoảng 35 độ.
Mật ong có nhiều đường như fructose, glucose và maltose, chỉ cần một muỗng canh sẽ chứa khoảng 60 calo. Và lượng calo từ đường đơn giản trong khi mang thai không nên vượt quá 10% tổng lượng calo cần thiết mỗi ngày, sẽ là khoảng 1800 đến 2400 calo. Vì vậy, bà bầu nên uống từ 3 – 5 muỗng là đủ.
3 – 5 thìa mật ong 1 ngày là đủ cho bà bầu (Ảnh minh họa)
Lưu ý cho bà bầu uống mật ong
- Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay có nguy cơ tiểu đường thai kỳ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng mật ong.
- Mẹ không nên uống mật ong cùng với các thực phẩm, thức uống bổ sung vitamin C và D, dinh dưỡng trong mật ong có thể gây cản trở hấp thụ 2 dưỡng chất này.
- Mẹ bầu uống mật ong cũng nên tránh thời điểm sử dụng những thực phẩm từ đậu nành, đậu hũ vì sử dụng cùng 2 chất này dễ gây kết tủa, khó tiêu.
- Những mẹ bầu có vấn đề về đường ruột trước đó thì hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Đó là câu trả lời cho câu hỏi bà bầu uống mật ong có tốt không. Việc sử dụng mật ong không gây hại cho sức khỏe của mẹ nhưng việc sử dụng quá nhiều thì lại khác. Vì vậy, mẹ bầu nên sử dụng một lượng vừa phải và tốt nhất hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng đối với thể trạng sức khỏe của mình.
10 cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn
Bệnh nhiệt miệng khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu trong sinh hoạt. Hãy cùng mình tìm hiểu một vài công thức chữa nhiệt miệng từ các bài thuốc dân gian nhanh mà hiệu quả nhé.
10 cách chữa nhiệt miệng tại nhà an toàn. Ảnh Thế Giới Điện Giải
Nước muối: Bạn hãy súc miệng bằng nước muối để khắc phục nhiệt miệng tại nhà. Tuy nước muối sẽ khiến bạn hơi rát nhưng sẽ giúp làm khô vết loét nhanh hơn.
Bột sắn dây: sắn dây còn có tên gọi là cát căn có tác dụng nhiệt, giải độc mát cơ thể ngăn chặn các tổn thương do nóng gan gây ra như: mụn nhọt, lở miệng nhiệt miệng ... Đối với những người bị nhiệt miệng thì việc bổ sung bột sắn dây là một trong những cách giúp trị bệnh rất nhanh mà bạn không nên bỏ qua. Mỗi ngày bạn bổ sung 1 ly nước bột sắn dây pha với nước sôi để nguội.
Sữa chua: Các nghiên cứu từ năm 2007 đã chỉ ra rằng các men vi sinh sống như lactobacillus sẽ giúp diệt trừ H. pylori và điều trị một số loại bệnh viêm ruột. Vậy nên, nếu bạn bị nhiệt miệng do vi khuẩn H. pylori thì men vi sinh sống trong sữa chua có thể giúp vết thương nhanh lành.
Mật ong: Mật ong có khả năng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt. Theo một nghiên cứu năm 2014, mật ong có hiệu quả trong việc làm vết nhiệt miệng bớt đau và sưng đỏ. Loại nguyên liệu tự nhiên này cũng có công dụng ngăn ngừa những nhiễm trùng thứ cấp.
Dầu dừa :Một nghiên cứu đã chỉ ra dầu dừa có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Loại dầu này có thể chữa vết nhiệt miệng do vi khuẩn gây ra và ngăn ngừa nhiệt miệng lây lan. Ngoài ra, dầu dừa cũng là một chất chống viêm tự nhiên và làm vết thương bớt đỏ hay đau.
Hạt rau mùi: Hạt rau mùi bạn có thể mua tại các cửa hàng cây trồng hoặc cửa hàng hạt giống. Theo kinh nghiệm dân gian trị nhiệt miệng, hạt rau mùi om vừa có tác dụng sát khuẩn, vừa giúp loại bỏ chứng hôi miệng nên rất thích hợp để điều trị các bệnh liên quan tới răng miệng.
Rau ngót: Đây cũng là một trong những bài thuốc dân gian được rất nhiều người áp dụng khi gặp phải tình trạng nhiệt miệng. Theo kinh nghiệm dân gian, lá rau ngót có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và rất mát khi sử dụng.
Trà cúc La Mã: là một phương thuốc tự nhiên giúp chữa lành vết thương và giảm đau. Loại hoa này chứa hai hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng là azulene và levomenol. Bạn có thể đắp một túi trà hoa cúc lên vết nhiệt miệng trong vài phút để giúp làm dịu vết thương. Nếu thích, bạn cũng có thể súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha 3 - 4 lần mỗi ngày.
Cây cỏ mực: Cỏ mực là một trong những loại thảo dược cầm máu, giảm nhiễm trùng rất tốt. Nhờ tính chất này mà cây cỏ mực ngoài việc dùng để cầm máu ra thì chúng còn được trị chứng lở miệng khá hiệu quả. Cách dùng đơn giản: bạn lấy lá cỏ mực đem rửa sạch rồi vắt lấy nước cốt rồi hòa với một ít mật ong rồi dùng bông thấm bôi vào chỗ sưng đau, lở loét bạn nên bôi khoảng 2-3 lần/ ngày.
Củ cải đường: Tính chất mát, không độc của nước ép củ cải đường sẽ giúp làm giảm cảm giác đau, nóng cũng như loại bỏ dần hiện tượng nhiệt miệng. Để thực hiện, bạn gọt sạch vỏ khoảng 100 gram củ cải sau đó ép lấy nước.
Dùng phần nước cốt này pha với 1 chén con nước ấm sau đó ngậm rồi súc miệng trong khoảng 5 phút. Làm từ 2 - 3 lần 1 ngày để có được hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là một vài mẹo nhỏ với nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, dễ kiếm. Hy vọng sẽ là cẩm nang bỏ túi giúp các bạn đánh bay những vết lở, loét trên miệng của mình.
Uống mật ong đúng giờ bạn sẽ thấy cơ thể có sự thay đổi kì diệu nhanh chóng Không chỉ giúp đẹp da, thon dáng mà mật ong còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh hiệu quả khi uống đúng cách dưới đây: 1. Những lợi ích quý giá nhất của mật ong Giúp giảm cân thon dáng Đường có trong mật ong hoàn toàn khác với chất đường trong các thực phẩm khác nên không gây tăng cân. Ngược lại, tác...