Bà bầu cẩn thận mùa mưa
Mùa mưa thời tiết hay thay đổi, những người có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt là phụ nữ mang thai, rất dễ bị vi khuẩn, virút… tấn công.
TS.BS Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) cho biết khi mang thai, sức đề kháng người phụ nữ giảm do thay đổi nội tiết, vì vậy dễ mắc các bệnh như cúm, rubella, sốt xuất huyết… Những bệnh này đều gây ảnh hưởng xấu lên thai nhi, thậm chí gây sẩy thai.
Những kẻ tấn công thầm lặng
Một trong các bệnh bà bầu dễ mắc nhất trong mùa mưa là cúm với triệu chứng thông thường: sốt, ho, đau họng, đau đầu, mệt mỏi… Bệnh lây qua đường hô hấp, thai phụ mắc bệnh dễ bị biến chứng như viêm phổi, nếu nặng có thể gây sẩy thai hoặc thai lưu. Kế đó là rubella. Bệnh cũng lây qua đường hô hấp, diễn tiến trong thời gian ngắn, phát ban ba ngày thì lặn.
Đối với người mẹ, bệnh thường không gây biến chứng nặng nề, tuy nhiên rất nguy hiểm đối với thai nhi còn nhỏ tuổi. Điều đáng lo là triệu chứng bệnh dễ nhầm với cúm thông thường và hay bị bỏ qua.
Một bệnh khác bà bầu dễ mắc trong mùa mưa là sốt xuất huyết. Nếu mắc bệnh, người mẹ có nguy cơ bị xuất huyết các cơ quan bên trong, nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non, đồng thời dễ bị băng huyết sau sinh do tiểu cầu giảm. Nguy hiểm không kém là bệnh viêm âm đạo do nấm.
Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, tỉ lệ nhiễm bệnh ở phụ nữ bình thường là 6%, nhưng ở phụ nữ mang thai con số này tăng lên đến 30%. Triệu chứng thường gặp: huyết trắng nhiều, ngứa gây khó chịu. Bệnh có thể gây sẩy thai, bé sơ sinh nhiễm nấm khi qua âm đạo mẹ sẽ bị viêm niêm mạc miệng, viêm da do nấm và viêm phổi.
Một “kẻ tấn công” khác mà thai phụ cần chú ý là tiêu chảy. Nếu bị tiêu chảy nhiều, thai phụ bị mất nước, nặng hơn có thể bị trụy tim mạch, gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Video đang HOT
Phòng bệnh trong ngày “chợt nắng chợt mưa”
Công thức chung để phòng bệnh cho các bà bầu là đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chú ý tăng cường trái cây, rau xanh (cam, bưởi, chanh…), uống nhiều nước, có thể dùng thêm các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, đồng thời giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan… Khi ra đường nên mang áo mưa để tránh mắc mưa nhiễm lạnh, nếu mắc mưa thì khi về nhà phải lau khô người và thay đồ ngay.
Đối với bệnh cúm, BS Trần Thị Thu Lan (khoa phụ sản, BV ĐH Y dược TP.HCM) cho biết để phòng bệnh, thai phụ nên hạn chế dùng quạt máy và máy lạnh khi ngủ; tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi, khói, đặc biệt khói thuốc lá; nên mang khẩu trang khi ra đường. Không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm cao như bệnh viện, nơi đông người, bệnh nhân cúm… Cần vệ sinh mũi họng thường xuyên vài lần trong ngày bằng nước muối sinh lý.
Còn bệnh sốt xuất huyết, để đề phòng thai phụ nên ngủ mùng, mặc quần áo dài tay, tránh chứa nước tù đọng trong nhà, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Với bệnh tiêu chảy cần giữ vệ sinh, ăn chín uống sôi, rửa tay sạch trước khi chế biến và chuẩn bị thức ăn, sau khi đi vệ sinh. Không ăn thức ăn đường phố, không ăn quá nhiều loại thức ăn cùng lúc sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngay cả trái cây cũng cần chọn lựa kỹ, rửa sạch và gọt vỏ trước khi dùng.
Riêng bệnh rubella, cách phòng ngừa duy nhất là tiêm ngừa trước khi mang thai. “Với những thai phụ chưa tiêm ngừa, trong ba tháng đầu thai kỳ nếu bị sổ mũi, khó chịu trong người, sốt (hoặc không sốt) nên lập tức đến bác sĩ kiểm tra xem có bị rubella không để được tư vấn và điều trị kịp thời, bởi có nhiều chị em chủ quan bỏ qua các dấu hiệu này, dẫn đến bệnh diễn biến xấu” – BS Bùi Thị Thúy Phi (khoa sản BV Nhân Dân Gia Định) lưu ý.
Bác sĩ Phi cũng khuyên thai phụ nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh vùng sinh dục trước và sau khi giao hợp… để đề phòng bị viêm âm đạo do nấm.
Không nên Iàm việc liên tục thời gian dàiĐối với thai phụ làm việc thường xuyên tiếp xúc với máy vi tính, các bác sĩ lưu ý đánh máy trong thời gian dài dễ gây đau vai, đau ngón tay, đau vùng cổ tay (còn gọi là hội chứng ống cổ tay), do đó chị em cần nghỉ ngơi hoặc tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng trong 10-15 phút sau 45-60 phút đánh máy.Không nên tập trung nhìn màn hình liên tục trong thời gian dài dễ gây mỏi mắt; thỉnh thoảng đưa tầm mắt vào khoảng không gian rộng và xa để mắt bớt điều tiết, đỡ mỏi mắt.Thai phụ không nên tập trung quá mức vào công việc một thời gian dài vì sẽ căng thẳng, mệt mỏi. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy người mẹ quá căng thẳng có thể bị sẩy thai, sinh non, thai chậm tăng trưởng.Sau một ngày làm việc, thai phụ cần ngủ đủ tám giờ và kê hai chân cao để giảm phù chân.
Theo TƯỜNG VY
Tuổi trẻ
Sinh mổ và những điều cần lưu ý
Ngày càng có nhiều bà mẹ và em bé được cứu sống nhờ phương pháp sinh mổ, tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận xu hướng lạm dụng kỹ thuật này.
Vậy sinh mổ có những biến chứng gì, có ảnh hưởng đến sữa cho em bé bú hay không và cách chăm sóc vết mổ như thế nào? Và sinh mổ em bé lần đầu thì nên sau bao lâu có thai sẽ an toàn và liệu sinh mổ có làm giảm nguy cơ viêm nhiễm phần phụ ở phụ nữ hay không?
Nhiều sản phụ cho rằng, mổ đẻ sẽ giúp đứa con ra đời một cách nhẹ nhàng, sẽ làm trẻ thông minh và khoẻ mạnh hơn. Bên cạnh đó, người mẹ cũng tránh được nhiều nguy cơ có thể xảy ra khi đẻ thường. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, đứa trẻ ra đời bằng phương pháp đẻ thường sẽ có sức đề kháng và đường hô hấp tốt hơn những đứa trẻ được mổ lấy ra.
Đó là do trong quá trình được sinh ra, trẻ chịu sức ép của sự co bóp trong tử cung người mẹ nên phổi đã một quá trình thích ứng tốt. Các bé sinh mổ cần được theo dõi kỹ hơn vì có thể vẫn còn dịch chưa được lấy hết. Lúc đó, bé có thể bị suy hô hấp tức thời, nghẹt thở... nếu không được phát hiện có thể gây tử vong.
Lưu ý đối với sản phụ sinh mổ khi về nhà:
Dây chằng và cơ bị dão dưới tác dụng của các hormone trong thời gian mang thai. Các bộ phận ở bụng dưới hồi phục kém, các khớp không vững, cơ mất khả năng trương lực. Nếu đẻ mổ thì các cơ vùng bụng dưới bị giãn ra mạnh, Da bị tổn thương do vết rạch nên cơ thể sản phụ rất yếu. Vì vậy, sản phụ cần:
- Không mang vác các vật nặng hơn trọng lượng của bé.
- Nằm duỗi thẳng thường xuyên.
- Chú ý đến tư thế cơ thể.
- Cố gắng ngủ trưa hàng ngày.
Chính vì thế, gia đình cần thu xếp việc nhà trước khi sản phụ và bé trở về, để các công việc hàng ngày chỉ tập trung vào việc chăm sóc trẻ.
Chế độ dinh dưỡng và các vitamin
Cơ thể cần phải bình phục sau 9 tháng có bầu và một ca phẫu thuật. Vì vậy, sau khi sinh cần áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng, giàu protein, nhiều quả và rau tươi, glucid chuyển hóa chậm (bánh mì, cơm nếp), uống nhiều nước (8 ly/ngày) để loại các chất độc ra khỏi cơ thể.
Khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, cần bổ sung đường (bánh quy, bánh ngọt, kẹo hay các loại mứt). Các nghiên cứu y học cho thấy các bà mẹ trẻ khi đẻ mổ thường bị thiếu máu (tỷ lệ hồng tố cầu thường xuống dưới 10g/100ml máu) nên cần chú ý bổ sung thêm sắt, các vitamin tổng hợp trong ít nhất 3 tháng đầu sau khi sinh. Ngoài ra cần bổ sung thêm magie và canxi (các chế phẩm từ Sữa hay nước uống giàu canxi).
Theo VTV
Mùa mưa cần đề phòng bệnh nấm Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau, thường gặp nhất là hắc lào, lang ben, và nấm kẽ chân. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng, năng nóng mưa nhiều. Mùa mưa phải tiếp xúc...