Bà bầu bị ung thư dễ lây truyền sang con
Những phụ nữ mắc bệnh ung thư mang thai, thai nhi trong bụng có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh ung thư từ mẹ thông qua nhau thai.
Mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu ung thư – Trường đại học London – Anh và nhóm các đồng nghiệp Nhật Bản vừa chứng minh rằng ở những phụ nữ mắc bệnh ung thư mang thai, thai nhi trong bụng có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh ung thư từ mẹ thông qua nhau thai.
Bằng cách phân tích DNA của một phụ nữ bị chết vì bệnh máu trắng và con gái mới sinh của bệnh nhân, các nhà khoa học nhận thấy rằng tế bào ung thư ở cả hai mẹ con đều chia sẻ chung một loại gen đột biến là BCR – ABL1.
Tuy nhiên, đứa bé có tế bào ung thư này không phải là do di truyền gen từ mẹ. Phân tích mẫu máu sau đó đã chỉ ra rằng: ung thư đã lan truyền từ người mẹ sang bé gái ngay từ khi cô bé còn ở trong bụng mẹ.
Các nhà khoa học cũng cho biết: thông thường, khi các tế bào lạ được truyền qua nhau thai vào thai nhi thì hệ miễn dịch sẽ phát hiện và tiêu diệt, điều này lý giải cho việc hiếm xảy ra hiện tượng truyền bệnh ung thư từ mẹ sang con. Tuy nhiên, trong trường hợp của một số bệnh nhân, một số tế bào bị lỗi gen, chẳng hạn như lỗi gen kiểm soát chức năng miễn dịch, thì tế bào ung thư vẫn có thể truyền qua và dẫn tới hiện tượng truyền bệnh ung thư từ mẹ sang con nêu trên.
Theo VNE
Ai dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục?
Bên cạnh những người có quan hệ tịnh dục bừa bãi, mại dâm, nghiện hút... thì phụ nữ, trẻ vị thành niên và thanh nhiên cũng dễ mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) là bệnh lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác do quan hệ tình dục không an toàn với người có bệnh.
Hiện có khoảng 20 bệnh LTQĐTD. Các bệnh thường gặp là: lậu, giang mai, chlamydia, sùi mào gà, hạ cam mềm, viêm âm đạo, mụn rộp sinh dục, viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS. Một số bệnh LTQĐTD có thể điều trị được như: lậu, giang mai, chlamydia, sùi mào gà, hạ cam mềm, viêm âm đạo. Có bệnh không điều trị được hoặc trị không khỏi hẳn như: HIV/AIDS, viêm gan siêu vi B, mụn rộp sinh dục.
Đa số bệnh LTQĐTD là tiềm ẩn, phụ nữ thường mắc nhiều hơn nam giới nhưng khó phát hiện hơn, do đó rất nguy hiểm vì: không biết mắc bệnh khi nào nên không đi khám bệnh; không biết để phòng ngừa cho người khác nên dễ lây lan ra cộng đồng. Người bệnh thường có tâm lý e ngại, tự ti mặc cảm, muốn che giấu, khi có dấu hiệu bệnh không muốn đi khám mà tự đi mua thuốc uống nên bệnh không hết hẳn. Các bệnh chữa trị được ngày càng ít đi trong khi các bệnh khó trị hoặc không trị khỏi ngày càng nhiều hơn.
Ai dễ mắc bệnh nhất?
Video đang HOT
- Bất cứ ai có QHTD bừa bãi, không an toàn.
- Người có nhiều bạn tình, khách làng chơi.
- Người hành nghề mại dâm.
- Người sử dụng ma túy, đặc biệt là thuốc lắc (Ectasy).
- Vị thành niên và thanh niên trẻ từ 15 đến 25 tuổi.
- Phụ nữ dễ mắc bệnh LTQĐTD hơn nam giới.
Mầm bệnh ở đâu và lây truyền bằng cách nào?
Mầm bệnh cư trú ở: chất nhờn tình dục; các vết sưng, vết loét; trong máu. Sau đó lây truyền qua: các vết trầy xước trong khi quan hệ tình dục (giang mai, hạ cam mềm), vi trùng bám dính vào niêm mạc sinh dục (lậu, sùi mào gà, trùng roi, nấm).
Một số bệnh LTQĐTD thường gặp
1. Lậu: do vi khuẩn lậu cầu gây ra, 70% tiềm ẩn ở phụ nữ. Ở bộ phận sinh dục có dấu hiệu: tiểu mù ở nam, nóng rát, ngứa đầu dương vật; huyết trắng ở nữ, đau chảy máu khi giao hợp.
Nếu QHTD bằng đường miệng có thể gây viêm họng do lậu cầu. Nếu QHTD qua đường hậu môn sẽ gây đau, tiết dịch ở hậu môn.
Bệnh lậu ở nam có thể đưa đến viêm mào tinh hoàn gây vô sinh. Bệnh lậu cấp tính ở nữ có thể tổn thương mắt, da, khớp, viêm quanh gan. Về lâu dài, ở nữ có thể gây vô sinh, thai ngoài tử cung, đau bụng dưới mãn tính. Trẻ sinh ra mù lòa nếu mẹ mang thai bị lậu không điều trị.
2. Chlamydia: do vi khuẩn Chlamydia gây ra, biểu hiện giống như lậu. Trong rất nhiều trường hợp, không có biểu hiện gì ở cả nam lẫn nữ, chỉ có xét nghiệm mới tìm ra bệnh.
3. Giang mai: do vi khuẩn hình xoắn (xoắn khuẩn) gây ra.
Bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ:
Thời kỳ 1: bắt đầu từ 10 đến 100 ngày sau khi nhiễm bệnh, với các tổn thương. Vết loét xuất hiện ở bộ phận sinh dục, không đau, không cần điều trị cũng biến mất tổn thương này, nhưng không hết hẳn, bệnh vẫn âm thầm tiến triển trong máu, vì vậy nên rất dễ bỏ qua. 30% có hai vết loét trở lên, nổi hạch bẹn không đau.
Thời kỳ 2: bắt đầu 2-4 tháng sau khi nhiễm bệnh. Hồng ban ở thân mình, lòng bàn tay, lòng bàn chân; hạch nổi toàn thân, không đau; u sùi (sần ướt) ở hậu môn, sinh dục.
Thời kỳ 3: tổn thương nội tạng như: thần kinh, xương, da, tim (bắt đầu 5-20 năm sau khi nhiễm bệnh).
Giang mai có thể tiềm ẩn (không có thể hiện triệu chứng). Trường hợp mẹ mắc bệnh trong lúc mang thai truyền sang con do không điều trị hoặc điều trị không đúng (50% trường hợp), hậu quả có thể gây thai chết lưu. Nếu sống, trẻ bị giang mai bẩm sinh với các triệu chứng: viêm mũi, gan lách to, thiếu máu, trọng lượng thai thấp, bất thường về xương.
4. Hạ cam mềm: do vi khuẩn hình que gây ra với các triệu chứng: vết loét ở bộ phận sinh dục, rất đau, 50% có trên vết loét; hạch bẹn sưng to, mưng mủ, rất đau; 10% bệnh nhân bị nhiễm cùng lúc với giang mai hoặc mụn rộp sinh dục.
5. Sùi mào gà: có thể đưa đến ung thư (âm đạo, cổ tử cung, dương vật, hậu môn). Mẹ có thể lây cho con trong lúc sinh.
6. Mụn rộp sinh dục: biểu hiện là mụn nước có thể tiến triển thành vết loét ở bộ phận sinh dục; hạch bẹn sưng to, đau. Nhiễm bệnh suốt đời, mẹ có thể lây cho con trong lúc sinh.
7. Viêm âm đạo do trùng roi: huyết trắng nhiều, có bọt, trắng đục hoặc vàng, âm đạo và cổ tử cung đỏ, ngứa, đau khi giao hợp.
8. Viêm gan siêu vi B: bắt đầu có triệu chứng từ 1,5 tháng - 6 tháng sau khi nhiễm bệnh. Biểu hiện mệt, chán ăn, buồn nôn, vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng sậm. Đa số sẽ khỏi bệnh hoàn toàn (có khoảng 7% người lớn mang vi-rút suốt đời, 10% chuyển sang mãn tính và gây xơ gan, ung thư gan). Nếu trẻ bị mẹ lây hoặc bị bệnh khi con nhỏ thì trên 90% mang vi-rút suốt đời.
Phòng ngừa và điều trị
Cần đi khám nếu thấy một trong những dấu hiệu dưới đây:
- Tiết dịch bất thường ở bộ phận sinh dục. Ở nữ: có nhiều huyết trắng hay khí hư. Ở nam: tiểu mù hoặc tiểu ra chất dịch dục.
- Tiểu đau, rất buốt, tiểu lắt nhắt, tiểu nhiều lần.
- Có các vết loét, mụn nước nổi lên bộ phận sinh dục.
- Nổi u, cục sần sùi bộ phận sinh dục.
- Đau vùng bụng dưới.
- Nổi hạch bẹn.
Để phòng bệnh, cần chú ý vệ sinh kinh nguyệt đúng cách; vệ sinh bộ phận sinh dục: hàng ngày, sau khi đi tiểu và đi cầu, trước và sau khi quan hệ tình dục; không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành; sống chung thủy với một vợ/một chồng hoặc một bạn tình; sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục; khám chuyên khoa da liễu định kỳ 6 tháng đối với người có nguy cơ cao: gái mại dâm, khách làng chơi, người có nhiều bạn tình...
Khi có triệu chứng xuất hiện thì phải ngưng quan hệ tình dục, khám và điều trị ở bác sĩ chuyên khoa (kể cả khám cho bạn tình) để tránh lây lan cho người khác.
Có thể điều trị bệnh LTQĐTD tại BV Da Liễu TP.HCM; khoa Da liễu của 24 bệnh viện quận/huyện; các bệnh viện tư nhân có khoa Da liễu.
Theo VNE
5 hành vi tình dục nguy hiểm Cẩn thận - hoặc tốt hơn là tránh thực hành các kiểu tình dục này bạn sẽ cảm thấy an toàn hơn rất nhiều. Sex với nhiều đối tác Những rủi ro của hành vi có nhiều bạn tình là điều rất rõ ràng. Có nhiều bạn tình có thể dẫn đến các bệnh lây truyền qua đường tình dục, ngay cả khi...